Điều Kiện Để Qshtt Trở Thành Tài Sản Bảo Đảm

Quyền định đoạt TSTT là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu TSTT cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu TSTT của mình. Việc từ bỏ quyền sở hữu đối với TSTT của mình được thực hiện bằng việc tuyên bố từ bỏ QSHTT được bảo hộ trong thời gian bảo hộ.Việc chuyển giao quyền sở hữu TSTT cho người khác diễn ra phổ biến dưới các hình thức như chuyển nhượng, góp vốn bằng QSHTT, sử dụng TSTT để bảo đảm tiền vay,…

Như vậy, các chủ sở hữu có đầy đủ các quyền của chủ sở hữu đối với TSTT, bao gồm quyền dùng QSHTT của mình để bảo đảm cho các khoản vay với các ngân hàng thương mại.

1.2.1.4. Điều kiện để QSHTT trở thành tài sản bảo đảm

- QSHTT thuộc sở hữu của bên bảo đảm.


Việc chứng minh QSHTT của một chủ thể được thể hiện qua một số giấy tờ pháp lý liên quan đến QSHTT. Tùy thuộc vào đối tượng QSHTT và việc chủ thể có QSHTT thông qua cách thức nào mà sẽ có những giấy tờ pháp lý thể hiện tương ứng.

- QSHTT phải còn trong thời hạn bảo hộ.


Điều kiện này của QSHTT là nhằm bảo đảm điều kiện đầu tiên của QSHTT. Bởi QSHTT là một quyền sở hữu có thời hạn, thời hạn bảo hộ do pháp luật quy định. Hết thời hạn bảo hộ, các đối tượng QSHTT sẽ không còn là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm, mà thuộc quyền sở hữu của công chúng, mọi người đều có quyền sử dụng, khai thác đối với TSTT đó mà không cần phải xin phép hoặc bị người khác cản trở, thậm chí cả người đã sáng tạo ra TSTT. Do đó, một QSHTT chỉ được sử dụng làm tài sản bảo đảm khi thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, tức là còn thời hạn bảo hộ. Việc còn thời hạn bảo hộ cũng nhằm bảo đảm giá trị của QSHTT.

- QSHTT không phải là đối tượng của một tranh chấp bất kỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.


Khi một QSHTT là đối tượng của một tranh chấp, tranh chấp có thể là tranh chấp quyền sở hữu, tranh chấp liên quan đến hành vi xâm phạm quyền và bồi thường thiệt

Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của Ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam - 3

hại, thì một phán quyết được đưa ra có thể bất lợi cho bên bảo đảm, đồng thời đẩy tỷ lệ rủi ro của NHTM lên cao. Do đó, để giảm thiểu rủi ro cho NHTM, yêu cầu này đối với QSHTT là phù hợp.

1.2.2. Khái quát về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

1.2.2.1. Khái niệm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại mang bản chất là hợp đồng vay tài sản. Nên biện pháp bảo đảm tiền vay cũng mang bản chất là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Biện pháp bảo đảm là công cụ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ, vừa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền. Trong giao lưu dân sự, đặc biệt là trong quan hệ kinh doanh - thương mại, biện pháp bảo đảm có vai trò rất quan trọng.


Hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới (Civil Law và Common Law) có những cách tiếp cận khác nhau về giao dịch bảo đảm, dựa trên truyền thống lịch sử pháp luật, đó là tiếp cận theo hình thức hoặc chức năng.


Các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law như Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan,… tiếp cận theo hướng hình thức, tức là quan tâm đến việc phân biệt các biện pháp đảm bảo và đưa ra từng khái niệm riêng cho từng loại biện pháp bảo đảm mà không có một khái niệm chung. Do đó, giao dịch bảo đảm trong pháp luật của các nước theo hệ thống pháp luật này, được định nghĩa theo hướng liệt kê, bao gồm các biện pháp bảo đảm như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,…


Trong khi đó, các nước trong hệ thống pháp luật Common Law, tiêu biểu là Anh, Hoa Kỳ, Canada,.. tiếp cận giao dịch bảo đảm theo hướng chức năng – hướng đến một lợi ích bảo đảm. Theo đó, giao dịch bảo đảm là một hợp đồng xác lập lợi ích bảo đảm. Một lợi ích bảo đảm cung cấp cho bên nhận bảo đảm với sự đảm bảo rằng nếu bên bảo đảm không trả được nợ, người đó có thể được hoàn lại giá trị của khoản vay

bằng cách sở hữu tài sản bảo đảm cụ thể (với tư cách là chủ nợ có bảo đảm), thay vì chỉ nhận một phần tài sản của người vay sau khi tài sản đó được chia trong số tất cả các chủ nợ. Các biện pháp bảo đảm cụ thể bao gồm: Bảo lãnh, cầm cố, thế chấp. Ngoài ra một biện pháp bảo đảm khác phổ biến trong hệ thống pháp luật Common Law, trong đó bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận với nhau về việc bên bảo đảm trao cho bên nhận bảo đảm một quyền hoặc lợi ích trên tài sản của mình, lợi ích hoặc quyền đó được gọi là “đặc quyền”.


Như vậy hiện nay không có một khái niệm chung dùng cho biện pháp bảo đảm, pháp luật mỗi quốc gia đều có một khái niệm riêng về biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, qua phân tích trên thì có thể hiểu, biện pháp bảo đảm là một giao dịch hoặc biện pháp thiết lập một lợi ích bảo đảm hoặc một đặc quyền cho bên có quyền, nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Vậy biện pháp bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng là sự thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng về việc thiết lập một lợi ích bảo đảm hoặc một đặc quyền cho ngân hàng, nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.

1.2.2.2. Đặc điểm

Biện pháp bảo đảm tiền vay mang mang bản chất là một giao dịch, do vậy, bao gồm các đặc điểm cơ bản của một giao dịch nói chung. Đồng thời, biện pháp bảo đảm tiền vay vẫn mang những đặc điểm riêng, giúp phân biệt giao dịch bảo đảm với các loại giao dịch khác, cụ thể:

- Biện pháp bảo đảm là sự thỏa thuận xác lập đặc quyền hoặc lợi ích đối với tài sản thuộc sở hữu của người vay (hoặc bên thứ ba) hoặc một cam kết thực hiện nghĩa vụ thay thế của người thứ ba cho ngân hàng.

Xuất phát từ mục đích của biện pháp bảo đảm tiền vay là nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay, một lợi ích hoặc đặc quyền sẽ được thiết lập trên tài sản thuộc sở hữu của người vay cho ngân hàng. Theo đó, ngân hàng có quyền truy đòi tài sản hoặc kiểm soát lưu thông và quyền ưu tiên thanh toán so với các chủ nợ không có tài sản bảo đảm khác khi xử lý tài sản bảo đảm.

- Biện pháp bảo đảm tiền vay là giao dịch phụ bên cạnh giao dịch chính là giao dịch cho vay giữa ngân hàng và người vay

Biện pháp bảo đảm tiền vay là nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay khi đến hạn thực hiện, do đó, một trong các căn cứ phát sinh biện pháp bảo đảm là giao dịch cho vay, nội dung của biện pháp bảo đảm (thời hạn bảo đảm, nội dung, hiệu lực của giao dịch bảo đảm) phải phù hợp với giao dịch cho vay, nghĩa vụ trả nợ chấm dứt cũng làm chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.

Khi nghĩa vụ được bảo đảm (giao dịch được bảo đảm) vô hiệu, hủy bỏ, đơn phương chấm dứt thì nghĩa vụ bảo đảm (biện pháp bảo đảm) cũng không phát sinh hiệu lực. Trong trường hợp giao dịch được bảo đảm vô hiệu, bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt và các bên chưa thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của mình thì biện pháp bảo đảm đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, nếu các bên đã thực hiện một phần giao dịch được bảo đảm thì biện pháp bảo không bị chấm dứt mà tồn tại cho đến khi các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

- Biện pháp bảo đảm tiền vay được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của hai bên và trên cơ sở pháp luật.

Biện pháp bảo đảm tiền vay là một dạng của giao dịch dân sự, do đó, nó tuân theo các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự là tự do, tự nguyện thỏa thuận. Theo đó các bên trong giao dịch bảo đảm được tự do thỏa thuận để xác lập quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu có sự đe dọa, cưỡng ép, lừa dối của một hoặc hai bên thì giao dịch bảo đảm có thể bị tuyên bố vô hiệu.

- Mục đích của việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay là nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho ngân hàng .

Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động mang nhiều rủi ro, rủi ro thường xuất hiện từ phía người vay và gây thiệt hại cho phía ngân hàng khi người vay không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Do đó, để nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng theo thỏa thuận, hạn chế sự tùy tiện, không tự

giác thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay, biện pháp bảo đảm tiền vay đã được ra đời để phòng ngừa rủi ro.

Đồng thời, với một đặc quyền hoặc lợi ích trên tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể thu hồi được khoản tiền cho vay từ chính giá trị của tài sản bảo đảm. Hay nói cách khác, biện pháp bảo đảm tiền vay tạo cơ sở kinh tế, pháp lý để ngân hàng thu hồi số tiền vay, hạn chế rủi ro khi người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

1.2.3. Biện pháp bảo đảm QSHTT trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

1.2.3.1. Các biện pháp bảo đảm cụ thể:

- Bảo lãnh:

Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm có sự tham gia của bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng (bên nhận bảo lãnh) thay cho người vay (bên được bảo lãnh) trong trường hợp người vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ (không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận).

Đối tượng của biện pháp bảo lãnh là cam kết trả nợ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Cam kết này có thể đơn thuần dựa trên uy tín của bên bảo lãnh hoặc một sự cam kết được bảo đảm bằng tài sản của bên bảo lãnh. Trong bảo lãnh đơn thuần, bên nhận bảo lãnh tin tưởng vào uy tín, khả năng thực hiện cam kết của bên bảo lãnh. Nên tài sản của bên bảo lãnh nói chung, QSHTT của bên bảo lãnh nói riêng không có ý nghĩa trong biện pháp bảo lãnh. Đối với bảo lãnh bằng tài sản, ngân hàng chưa thực sự tin tưởng vào uy tín và một cam kết đơn thuần của bên bảo lãnh mà cần một sự chắc chắn hơn nữa bằng tài sản của bên bảo lãnh. Bên cho vay yêu cầu bên bảo lãnh sử dụng tài sản của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Biện pháp bảo lãnh bằng tài sản của bên bảo lãnh thực chất là biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ của người khác hay nói cách khác là biện pháp cầm cố, thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba.

- Cầm cố tài sản:

Cầm cố là biện pháp bảo đảm bằng việc người vay giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên ngân hàng nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Phương thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong biện pháp cầm cố là hạn chế quyền định đoạt tài sản của người vay, đồng thời xác lập một đặc quyền lên tài sản cầm cố cho phía ngân hàng, bằng việc giao tài sản cầm cố cho phía ngân hàng chiếm giữ, quản lý.

Tuy nhiên, tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản có những đặc trưng riêng và có khả năng áp dụng đối với tài sản bảo đảm là QSHTT.

Điều 2071 BLDS Pháp quy định: “Cầm cố là một hợp đồng theo đó người có nghĩa vụ trao cho người có quyền một vật nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ”. Với quy định này nước Pháp đã cho phép mọi loại tài sản là tài sản cầm cố, không kể là tài sản hữu hình hay vô hình, động sản hay bất động sản. Ngoài ra, đối với quyền tài sản, nước Pháp coi việc “trao” loại tài sản này của bên có nghĩa vụ cho bên có quyền là việc trao các giấy tờ sở hữu của tài sản. Do đó, pháp luật Pháp cho phép cầm cố QSHTT. Một số quốc gia khác cũng có quy định tương tự Pháp như: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đức, Italy, Hà Lan, Ba Lan,…

Trong khi đó, pháp luật của một số quốc gia như Mỹ, Anh và xứ Wales, Ireland, Slovakia, Tây Ban Nha,… yêu cầu đối với biện pháp cầm cố tài sản là chuyển giao tài sản về mặt vật lý cho bên có quyền. Do đó, tài sản cầm cố phải là tài sản hữu hình, một tài sản vô hình như QSHTT, không thể cầm nắm, chuyển giao trực tiếp được thì không thể là đối tượng của biện pháp cầm cố tài sản.

- Thế chấp tài sản:


Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo đó bên thế chấp dùng tài sản (là bất động sản hoặc động sản tùy pháp luật từng quốc gia ghi nhận) thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tài sản thế chấp không có sự chuyển giao tài sản mà do bên thế chấp tiếp tục sở nắm giữ, sử dụng và định đoạt trong một số trường hợp. Khi bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình đi thế chấp, bên nhận

thế chấp đã xác lập một vật quyền lên tài sản, do đó bên nhận thế chấp có quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản và quyền theo đuổi bất kể tài sản do ai nắm giữ.

Các hệ thống pháp luật khác nhau (Common Law và Civil Law) và các quốc gia khác nhau trong cùng một hệ thống pháp luật cũng có những cách tiếp cận khác nhau đối với biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản, đó là yêu cầu đối với tài sản thế chấp...

Theo pháp luật của một số nước theo hệ thống pháp luật Civil Law như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, bang Louisiana (Hoa Kỳ) – có truyền thống pháp luật đặc biệt nghiêng về Civil Law,... thế chấp là một quyền tài sản đối với bất động sản được sử dụng đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, do đó, biện pháp thế chấp không áp dụng đối với loại tài sản là QSHTT.

Điều 2118 BLDS Pháp quy định:


“Chỉ có thể đem thế chấp:


- Những bất động sản trong thương mại và những vật phụ của bất động sản được coi là bất động sản;

- Quyền hưởng hoa lợi trên một tài sản và những vật phụ trong thời gian có quyền hưởng hoa lợi.”

Trong khi một số quốc gia khác đi theo hệ thống pháp luật Civil Law như Thái Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc và trong đó có Việt Nam không hạn chế phạm vi tài sản áp dụng đối với biện pháp thế chấp, theo đó QSHTT là một động sản vô hình, không thể chuyển giao về mặt vật chất là phù hợp để làm tài sản thế chấp.

Điều 702 BLDS và Thương mại Thái Lan quy định :

“Hợp đồng thế chấp là hợp đồng qua đó, một người gọi là người thế chấp nhượng một tài sản cho một người khác, gọi là người nhận thế chấp như một bảo đảm, để thi hành một nghĩa vụ, nhưng không giao tài sản đó cho người nhận thế chấp.

Người nhận thế chấp có quyền được trả tiền đối với tài sản thế chấp ưu tiên trước những chủ nợ thường, bất luận là quyền sở hữu đối với tài sản đó đã được chuyển nhượng cho một người thứ ba hay chưa”.

Các quốc gia theo hệ thống pháp luật Common Law như: Mỹ, Anh và xứ Wales, Ireland, Hungary, Slovakia,… và một số nước theo hệ thống Civil Law như Tây Ban Nha không quy định bắt buộc tài sản thế chấp là bất động sản, nên quy định cho phép sử dụng QSHTT là tài sản thế chấp.

- “Đặc quyền”:


Trong pháp luật Anh-Mỹ tồn tại khái niệm đặc quyền “charge” (luật của Anh) hoặc “lien” (luật của Mỹ). “Đặc quyền là một quyền hoặc lợi ích pháp lý mà chủ nợ có được trên một tài sản của một người khác tồn tại cho đến khi nghĩa vụ được bảo đảm bởi đặc quyền này được hoàn thành”. Đặc quyền bao gồm đặc quyền chấp hữu, hay đặc quyền đặc định (quyền cầm giữ tài sản) “artisan’s lien” và đặc quyền không chấp hữu, hay đặc quyền thả nổi (đặc quyền không cầm giữ tài sản) “mechanic’s liens”.

Đặc quyền đặc định là đặc quyền được thiết lập trên một tài sản được đặc định hóa như đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông,… Do đó chủ sở hữu tài sản bị hạn chế quyền tự do định đoạt tài sản trong kinh doanh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Đặc quyền thả nổi là đặc quyền được thiết lập trên một hoặc một tập hợp tài sản không được đặc định hóa, có thể thay đổi theo thời gian như: hàng hóa lưu chuyển trong kinh doanh, hàng tồn kho,.... Bên có nghĩa vụ không bị hạn chế quyền định đoạt đối với tài sản mà có thể tự do giao dịch đối với tài sản, tuy nhiên phải bảo đảm luôn có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm phải có giá trị.

Đặc quyền có thể phát sinh theo thỏa thuận của các bên hoặc được quy định bởi pháp luật. Đặc quyền được thiết lập trên một tài sản hoặc một tập hợp tài sản, đặc định hoặc không đặc định, không phân biệt là động sản hay bất động sản. Như vậy, khi xác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023