Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Biện Pháp Bảo Đảm Thi Hành Án Dân Sự

chính là tiền đề, là cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án nếu người đó không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình.

Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự được Chấp hành viên áp dụng trong việc thi hành nghĩa vụ trả vật và cũng có thể được áp dụng nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Việc áp dụng biện pháp này nhằm tạm giữ các tài sản, giấy tờ của đương sự để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại đối với các tài sản, giấy tờ này. Đây là biện pháp mang tính cấp bách và linh hoạt, nhằm tạo điều kiện và cơ sở pháp lý cho tác nghiệp nghiệp vụ khi phát hiện đương sự có tài sản, giấy tờ để thi hành án và áp dụng trong bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tổ chức thi hành án. Việc áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự là tiền đề, là cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trả giấy tờ, kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo việc thi hành án.

Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản được Chấp hành viên áp dụng đối với các động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản của người phải thi hành án nhằm ngăn chặn đương sự có hành vi hoặc có thể thực hiện hành vi đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng về tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp này, mọi việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng đối với tài sản không được công nhận và không có giá trị pháp lý. Việc áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản là tiền đề, là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự tương ứng như kê biên, xử lý tài sản; cưỡng chế trả vật, chuyển quyền sử dụng đất…

Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chính là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải

thi hành án không tự nguyện thi hành. Vì vậy, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự phải được quyết định áp dụng nhanh chóng để kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án. Trong trường hợp, khi đã có đủ thông tin về điều kiện thi hành án của đương sự thì Chấp hành viên không bắt buộc phải thực hiện việc xác minh hay thông báo trước về việc sẽ áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mà có thể ra ngay quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm. Chấp hành viên có thể quyết định theo yêu cầu của đương sự hoặc tự mình quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Xuất phát từ việc nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án mà thời gian áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cũng được quy định rất ngắn, trong một thời hạn nhất định, Chấp hành viên phải quyết định áp dụng tiếp biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đối với đương sự hoặc chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã thực hiện.


1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Với vai trò đảm bảo điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có ý nghĩa hết sức to lớn, đóng vai trò quan trọng đối với kết quả tổ chức thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, cụ thể như sau:

Thứ nhất, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã giúp cho Chấp hành viên kịp thời thực hiện việc ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện hành vi tẩu tán, hủy hoại hoặc thay đổi hiện trạng tài sản trốn tránh việc thi hành án để từ đó có thể bảo toàn được điều kiện thi hành án, đảm bảo được

quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, bảo đảm các bản án, quyết định đã có hiệu lực được thi hành trên thực tế.

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - 3

Việc ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chính là thực hiện bước đệm, tạo tiền đề hiệu quả cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với tài sản của người phải thi hành án trong trường hợp họ không tự nguyện thi hành án. Luật Thi hành án dân sự quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã tạo điều kiện cho Chấp hành viên thực hiện hạn chế quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản của người phải thi hành án ngay khi có thông tin về điều kiện thi hành án của họ đã khắc phục được hạn chế trước đây của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 là muốn hạn chế quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người phải thi hành án phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục về cưỡng chế thi hành án dân sự thì mới tác động được đến tài sản của họ. Vì vậy, trong nhiều trường hợp việc áp dụng đã chậm trễ, thiếu hiệu quả.

Mặt khác, việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cũng góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực trong quá trình tổ chức thi hành án, giảm thiểu sự xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Vì việc áp dụng biện pháp bảo đảm trên thực tế chưa làm mất đi quyền sở hữu, sử dụng của chủ sở hữu, chủ sử dụng đối với tài sản mà chỉ làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng tài sản. Do đó, trong trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản để đảm bảo việc thi hành án không đúng thì vẫn có thể sửa chữa, khắc phục để bảo đảm quyền lợi của đương sự và người liên quan. Chẳng hạn, khi có căn cứ xác định tài sản bị áp dụng biện pháp bảo đảm không phải của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự để trả lại tài sản cho chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp.

Thứ hai, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã góp phần đẩy nhanh quá trình thi hành án, làm giảm thiểu các chi phí không đáng có.

Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì chỉ trong một thời hạn rất ngắn, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự để xử lý tài sản đó để thi hành án. Vì vậy, sau khi bị Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự thì người phải thi hành án sẽ phải cân nhắc, lường trước về các hậu quả pháp lý sẽ xảy ra đối với họ nếu không tự nguyện thi hành án. Đó là việc Chấp hành viên sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự tài sản sẽ bị xử lý để thi hành án, và khi đó người phải thi hành án còn phải chịu thiệt hại về kinh tế do phải chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án và các chi phí khác có liên quan; đồng thời, người phải thi hành án còn mất uy tín, danh dự đối với cộng đồng dân cư nơi người đó sinh sống. Với những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra, người phải thi hành án có thể sẽ lựa chọn phương án tự nguyện thi hành án để có thể bảo toàn tài sản đã bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế phát sinh và bảo toàn được uy tín, danh dự đối với cộng đồng. Chính sự lựa chọn này của người phải thi hành án sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tổ chức thi hành án dân sự, giảm thiểu chi phí xã hội phát sinh.

Trong trường hợp mặc dù đã bị Chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nhưng người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành án hoặc không có phương án, thỏa thuận khác thì đây cũng chính là cơ sở, tiền đề để Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự để bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án; các tài sản của người phải thi hành án đã bị đặt trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt hoặc tạm thời bị cấm định đoạt theo biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trước đây sẽ được xử lý để thi hành án.

Thứ ba, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự góp phần nâng cao ý thức của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án.

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tuy chưa làm chấm dứt quyền định đoạt tài sản của người phải thi hành án nhưng việc áp dụng biện pháp này cũng đã làm cho người phải thi hành án phải gánh chịu những thiệt hại đáng kể về kinh tế do bị khi hạn chế quyền sử dụng, định đoạt tài sản thì họ không thể đem tài sản đó tham gia một cách trọn vẹn vào các giao dịch của mình. Sau một thời hạn nhất định, nếu đương sự không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên sẽ đưa tài sản đó ra cưỡng chế để thi hành án.

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì uy tín là một tài sản rất có giá trị, thậm chí quyết định đến sự thành bại của thương nhân, doanh nghiệp. Việc bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động thanh toán, chi trả, giao dịch với đối tác theo hợp đồng đã ký kết bị chậm trễ, thậm chí bị ngưng trệ, dẫn đến việc phát sinh chi phí, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm thời hạn hợp đồng, thời hạn thanh toán…Bên cạnh đó, việc người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hay bị áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản cũng dẫn đến hậu quả là dư luận của xã hội cho rằng người phải thi hành án đang lâm vào tình trạng vỡ nợ, kinh tế suy yếu, thậm chí là mất khả năng thanh toán, đến mức phải bị áp dụng biện pháp bảo đảm. Từ đó, uy tín của người phải thi hành án trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các đối tác của họ sẽ không tin tưởng để giao kết hợp đồng khiến cho tình trạng càng thêm khó khăn và khi tiến hành đàm phán để ký kết được hợp đồng thì họ cũng sẽ phải chịu nhiều ràng buộc, thiệt thòi do phía đối tác không tín nhiệm. Do đó, để thoát ra khỏi tình trạng không mong muốn đó, người phải thi hành án sẽ nhanh chóng lựa chọn phương án tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình, hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra.

Như vậy, mặc dù biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự không mạnh mẽ như biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nhưng với tính chất cảnh báo rằng Chấp hành viên sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự gây hậu quả tiêu cực và những ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh, thiệt hại về tài sản, quyền tài sản của người phải thi hành án và các chi phí phát sinh đã gây nên áp lực lên tâm lý của người phải thi hành án, hướng họ lựa chọn phương án tự nguyện thi hành án. Điều này cho thấy, việc thực hiện quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã góp phần nâng cao ý thức pháp luật của đương sự trong hoạt động thi hành án dân sự.


1.3. CƠ SỞ CỦA VIỆC QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ‌

1.3.1. Cơ sở lý luận

Việc pháp Luật Thi hành án dân sự quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự xuất phát từ những cơ sở lý luận sau đây:

Thứ nhất, từ yêu cầu của việc áp dụng kết hợp giữa biện pháp tự nguyện thi hành án dân sự và cưỡng chế thi hành án dân sự.

Một nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong hoạt động thi hành án dân sự là khuyến khích các đương sự tự nguyện thực hiện việc thi hành án. Vì vậy, sau khi ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên sẽ ấn định thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thực hiện. Tuy nhiên, nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo thi hành bản án, quyết định. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự không chỉ ngăn chặn được hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án mà còn giúp người phải thi hành án nhận thức được hậu quả của việc không tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình. Bởi vì, khi đã bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự thì tài sản của người phải thi hành án sẽ được bảo toàn để thi hành án và nếu họ không tự nguyện thi hành thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí có

liên quan. Do đó, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chính là bước chuyển tiếp, là cầu nối giữa việc tự nguyện tự nguyện và bị cưỡng chế thi hành án, là cơ hội cuối cùng của người phải thi hành án trước khi bị bắt buộc thực hiện bởi sức mạnh của quyền lực nhà nước.

Vì vậy, việc quy định biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trong quy trình, thủ tục thi hành án dân sự là rất cần thiết, tạo sự kết hợp hài hòa trong việc áp dụng các biện pháp thi hành án dân sự trong quy trình, thủ tục thi hành án dân sự. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là tiền đề, là cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, đồng thời tạo ra sự chuyển tiếp giữa tự nguyện thi hành án dân sự và áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.

Thứ hai, từ yêu cầu của việc đa dạng hóa các biện pháp tổ chức thi hành án dân sự và sự khác nhau giữa biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.

Trong hầu hết các vụ việc, người phải thi hành án không tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình. Do đó, để việc thi hành án dân sự có hiệu quả thì phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Mặt khác, về bản chất thì biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khác với biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Trong khi biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự khi được áp dụng sẽ tác động một cách mạnh mẽ, trực tiếp và dẫn đến hậu quả pháp lý là buộc người phải thi hành án phải thực hiện một cách thực tế, đầy đủ nghĩa vụ dân sự của họ và phải chịu mọi chi phí cưỡng chế cũng như hậu quả pháp lý tiêu cực khác thì biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mới bị đặt vào tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản mà chưa làm thay đổi về quyền sở hữu, sử dụng tài sản, chưa nảy sinh các hậu quả pháp lý tiêu cực cũng như các chi phí cho việc áp dụng. Do đó, nó chỉ là bước đệm, mang tính chất hỗ trợ cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Chính

vì vậy, về mặt lý luận, không thể quy định chung về trình tự, thủ tục và cơ chế áp dụng đối với hai chế định này mà giữa chúng cần có sự tách bạch, phân định một cách cụ thể.

1.3.2. Cơ sở thực tiễn

Nghiên cứu, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự trước đây như Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự của Luật Thi hành án dân sự là một nội dung hoàn toàn mới, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn thi hành án dân sự.

Trong thực tiễn thi hành án dân sự, khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì sẽ bị Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Tuy nhiên, để áp dụng được biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thì Chấp hành viên phải tuân thủ theo một quy trình, thủ tục rất chặt chẽ với sự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan; sự phối hợp này đòi hỏi phải giải quyết nhiều về vấn đề và tốn thời gian. Theo đó, Chấp hành viên phải thực hiện việc thông báo trước cho đương sự; xây dựng kế hoạch tổ chức cưỡng chế; tổ chức họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, kinh phí và lực lượng cần thiết để phục vụ cho việc cưỡng chế. Thực tế cho thấy, từ khi hết thời hạn tự nguyện cho đến khi áp dụng được biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là một khoảng thời gian tương đối dài. Chính đây là thời gian mà đương sự có thể lợi dụng để thực hiện việc tẩu tán, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Mặt khác, theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, nếu trong quá trình tác nghiệp, Chấp hành viên phát hiện đương sự có tài sản để thi hành án thì không thể xử lý ngay mà vẫn phải thực hiện trình tự, thủ tục áp biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như đã nêu trên, dẫn đến tình trạng khi Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thì tài sản đã bị tẩu tán, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí