Biến Đổi Quan Hệ Dòng Họ Trong Đời Sống Xã Hội

đồng chỉ có một vài hộ buôn bán nhỏ lẻ một số mặt hàng thiết yếu tại các phiên chợ. Công việc buôn bán lúc đầu gặp nhiều khó khăn về vốn, phương tiện đi lại và chưa có kinh nghiệm... Để vượt qua trở ngại ban đầu, họ phải tìm đến anh em họ hàng nhờ sự giúp đỡ không chỉ về vốn, mà còn cả những lời động viên. Đồng thời, nhiều người khi có kinh nghiệm buôn bán đã quay trở lại “kéo” anh em trong dòng họ cùng tham gia. “Ban đầu sau khi cải cách, mở cửa trong làng chỉ có vài hộ buôn bán nhỏ tại các phiên chợ, về sau chị em họ hàng họ rủ nhau cùng đi” (bà Vi Thị H, 79 tuổi).

Kể từ khi tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua địa phận xã Quang Lang năm 2000, đời sống người Tày nơi đây có bước chuyển biến rõ rệt. Họ bước nhanh vào quá trình đa dạng hóa kinh tế. Nhiều hộ gia đình đã bắt đầu đua nhau xây dựng nhà ra mặt đường, mở dịch vụ và buôn bán. Những hộ xây dựng nhà mặt đường chủ yếu là những người có đất được đền bù sau khi đường quốc lộ chạy qua. Nhưng số tiền đền bù đó thì chỉ đủ để xây dựng nhà cửa, còn lại để có thể sinh sống được họ phải mở thêm dịch vụ, buôn bán. Nguồn vốn ban đầu họ dựa cả vào các gia đình trong dòng họ. Ở người Tày, vay mượn không cần trả lãi và người vay khi nào có thì trả lại hay gia đình cho vay cần thì người vay sẽ tự thu xếp trả, nên giữa họ ít xảy ra xích mích về vay mượn.

Đến nay, nhiều hộ gia đình không có đất mặt đường thì tham gia chạy chợ, làm các nghề phụ như chạy xe ôm, làm cửu vạn, đi thợ xây, công nhân... Họ thường có từng đoàn tham gia, nhưng chủ yếu là anh em trong dòng họ. Điển hình, hiện nay thôn Khun Phang có 5 người đi làm nghề xe ôm, trong đó có 4 người là anh em dòng họ Lô, còn lại 1 người là người Kinh. Hay thôn Làng Đăng có một nhánh anh em họ Vi chuyên làm nghề chạy chợ bán men lá nấu rượu. Người Tày chia sẻ, cứ có người trong dòng họ ra ngoài làm thuê, nếu công việc tốt, thuận lợi họ sẽ quay về rủ thêm những người khác đi cùng. Do vậy, trong cộng đồng có rất nhiều nhóm người cùng anh em ruột thịt đi thợ xây, nhiều gia đình cùng đi chạy chợ. “Khi đi ra ngoài làm thuê hay nhận được

công việc gì tốt, chúng tôi thường rủ thêm anh em họ hàng cùng đi, vừa tạo công ăn việc làm cho nhau, vừa bảo vệ lẫn nhau” (ông Vi Văn D, 34 tuổi).

Đặc biệt, lớp thanh niên lớn lên tham gia đi làm công nhân ở miền Nam, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên,... thường về “đưa” thêm anh chị em trong dòng họ mình cùng đi. Đến nay trong làng có khá nhiều thanh niên làm công nhân ở cùng một khu công nghiệp và sinh sống cùng nhau. Nhiều trường hợp anh chị em trong dòng họ cùng tham gia làm công nhân ở khu công nghiệp của Bắc Ninh. Sau khi một số bộ phận nhà máy chuyển về Thái Nguyên hoạt động, nhiều trường hợp phải chuyển địa điểm làm việc từ Bắc Ninh lên Thái Nguyên, nhưng họ vẫn chọn ở cùng chị em ở nơi trọ cũ, hàng ngày theo xe công ty đi làm từ Bắc Ninh lên Thái Nguyên. Họ chia sẻ rằng ở cùng “người nhà” mình thoải mái hơn, không phải làm quen với cách sống của những người mới hay khi gặp khó khăn, ốm đau bệnh tật có chị em chăm sóc lẫn nhau. Cũng như đối với nhiều người di cư ở nơi khác, quan hệ dòng họ đóng vai trò là nguồn vốn, mạng lưới xã hội đối với người Tày ở Quang Lang khi đi làm ăn xa.

4.2 Biến đổi quan hệ dòng họ trong đời sống xã hội

4.2.1 Biến đổi quan hệ dòng họ và hoạt động khuyến học

Sau Đổi mới (1986), cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, vấn đề giáo dục cũng đã bắt đầu được người Tày quan tâm, chú trọng.Thoát ly nông nghiệp, có được việc làm ổn định trong lĩnh vực nhà nước là mong muốn của rất nhiều người Tày ở Quang Lang hiện nay. Trong những năm gần đây, người dân đã đầu tư rất nhiều cho giáo dục. Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy có 31% thành viên của các gia đình có trình độ trung học cơ sở, 30% có trình độ trung học phổ thông và 12% có trình độ cao đẳng và đại học.

“Hiện nay học hành của con cháu luôn được bố mẹ cũng như dòng họ chú trọng, tạo điều kiện hết mức có thể. Con cái thành đạt không chỉ bố mẹ mà cả dòng họ mở mày mở mặt. Nên bất kỳ ai cũng mong muốn con cái học hành thành đạt. (ông Lô Văn Th, 35 tuổi). Đặc biệt, các gia đình khá giả,

những dòng họ có thành viên làm công nhân viên chức Nhà nước họ luôn đầu tư cho con cái học hành, với mong muốn thế hệ trẻ kế thừa truyền thống hiếu học của dòng họ, lấy học tập làm nền tảng cho sự phát triển của bản thân, gia đình và làm rạng danh dòng họ. Tuy nhiên, nguồn quỹ khuyến học mới chỉ dừng lại với sự đóng góp cũng như động viên, khen thưởng trong họ nội, chưa có sự tham gia của họ ngoại và họ thông gia.

Trong hai điểm nghiên cứu, đã có dòng họ Vi thôn Khun Phang, lập được quỹ khuyến học đến nay đã được hơn 4 năm, với số tiền trên 10 triệu đồng. Để duy trì nguồn quỹ, hàng năm mỗi hộ đóng góp 200 nghìn đồng, gia đình nào có điều kiện có thể đóng nhiều hơn. Quỹ được xây dựng nhằm mục đích khơi dậy truyền thống hiếu học của dòng họ; động viên, khuyến khích con cháu phấn đấu, nỗ lực trong học tập. Ngoài ra, một phần quỹ được trích ra để mua sách vở và ủng hộ học phí cho con cháu họ Vi có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Quỹ khuyến học dòng họ Vi được xây dựng với các quy định và tiêu chuẩn cụ thể. Ngày họp họ được lấy là ngày tuyên dương thành tích của các cháu sau một năm phấn đấu. Với tiêu chí khen thưởng là các học sinh đạt loại giỏi trở lên, đạt các giải thi các cấp, đỗ đạt đại học…Hình thức là tuyên dương trước toàn thể dòng họ, trao tặng sách vở, cùng với một khoản tiền nhỏ để động viên tinh thần các cháu.

Mới đây, một chi nhỏ của dòng họ Vi thôn Làng Đăng cũng đã lập được quỹ khuyến học riêng với số tiền hơn 5 triệu đồng. Quỹ cũng nhằm khuyến khích tinh thần học tập cho con cháu. Quỹ lập ra xuất phát từ một thành viên ra ngoài làm ăn quay trở lại quê hương vận động, quyên góp khoản tiền nhỏ mong muốn con cháu dòng họ mình học hành thành đạt, đưa dòng họ ngày càng phát triển hơn.

Tuy việc đóng góp tài chính của dòng họ người Tày giúp con em học hành không nhiều, nhưng nó đã khích lệ được tinh thần cho con cháu. Kết quả là từ khi xây dựng được quỹ khuyến học, con cháu đã biết ganh đua nhau học

tập, nhiều cháu đạt được thành tích cao. Điều này càng tiếp thêm tinh thần cho dòng họ để xây dựng quỹ ngày càng phát triển hơn.

4.2.2 Biến đổi quan hệ dòng họ và chăm sóc trẻ em.

Trong những năm qua, nhờ công cuộc đổi mới của đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của người Tày Quang Lang ngày càng cải thiện và có nhiều thay đổi tích cực như: tỉ lệ đói nghèo giảm, đời sống nâng cao nên trẻ em được hưởng nhiều quyền lợi và có cuộc sống đầy đủ hơn. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế, quá trình mở rộng của thị trường lao động kéo theo nhiều mặt trái của nó. Đó là một loạt những thay đổi trong hệ tư tưởng với lối sống thực dụng, mải mê làm ăn, chạy theo đồng tiền, haytệ nạn cờ bạc, rượu chè. Tất cả những điều đó đã và đang dần len lỏi vào cuộc sống nhiều gia đình. Một số gia đình không giành thời gian quan tâm chăm sóc cho con cái. Tuy hiện tượng này chưa diễn ra phổ biến trên địa bàn nhưng cũng phần nào làm ảnh hưởng tới sự phát triển và quyền được yêu thương, chăm sóc của trẻ em. Để giúp trẻ nhỏ có được mái ấm tình thương, anh em trong dòng họ luôn là những người đầu tiên đứng ra nuôi nấng, đùm bọc và chở che cho các em.

Bảng 4.1: Danh sách thống kê số gia đình có trẻ em được anh em họ hàng nuôi nấng, chăm sóc con cái giúp


Thôn Khun

Phang

Thôn Làng

Ðăng

Trường hợp ly hôn, con cái được

anh em họ hàng nuôi nấng.

1

0

Trường hợp đi làm ăn xa con cái nhờ

ông bà, anh em họ hàng chăm sóc.

2

1

Trường hợp đi làm ăn theo ngày,

nhờ dòng họ chăm sóc con cái.

8

12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay - 14

(Nguồn: Tài liệu thực địa của học viên tháng 9/ 2016)

Qua bảng trên ta thấy thực tế trong hai điểm nghiên cứu đã có trường hợp vợ chồng ly hôn, người bố đam mê rượu chè, cờ bạc, người mẹ không có

khả năng nuôi con, nên những đứa trẻ đã trở về sống với người bác ruột bên nội của mình. “Sau khi bố mẹ chúng ly hôn, không có khả năng nuôi con, tôi là anh nên đã đứng ra nuôi nấng cả ba đứa cho đến nay đều trưởng thành có gia đình và công việc đầy đủ” (ông Lô Quốc Kh 57 tuổi). Nhận được sự yêu thương, chăm sóc như con đẻ, những đứa trẻ đó đều đã lớn khôn, trưởng thành và có công việc riêng cho mình. Đồng thời, họ cũng coi đó như là gia đình mình, người bác như một người cha thứ hai nên dù đi đâu họ vẫn luôn nhớ và quay về nơi mình đã được nuôi nấng thành người.

Hiện nay, thị trường lao động được mở rộng, để kiếm được nhiều tiền hơn, lớp trẻ người Tày Quang Lang đều lựa chọn đi ra ngoài làm việc. Vì gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền” họ có thể để lại con cái cho ông bà, họ hàng nội ngoại. Đây là hiện tượng ngày càng phổ biến. Những đứa trẻ mới chỉ vài ba tuổi đã phải sống xa bố mẹ, ở với họ hàng khi bố mẹ đi làm ăn xa. Những gia đình làm công ty gần nhà, sáng đi sớm, tối về muộn nên cũng không có thời gian chăm sóc con cái. Vì vậy, việc cho con ăn uống đến học hành đều nhờ anh em trong dòng họ quan tâm và lo liệu giúp. “Ngày nay lớp trẻ trong làng thường đi ra ngoài làm ăn, con cái gửi lại cho ông bà, anh em chăm sóc giúp. Như chúng tôi, những người lớn tuổi chỉ ở nhà làm nông, chăm nom con cháu. Ngày nào nhà tôi chẳng có mấy đứa trẻ đi học về đây ăn cơm, rồi ở đây tối bố mẹ nó về thì đón” (ông Vi Văn Th, 54 tuổi). Vấn đề đặt ra là nếu như anh em họ hàng không dang rộng vòng tay yêu thương, thì nhiều những đứa trẻ đã thiếu vắng sự quan tâm đi vào con đường chơi bời, bỏ học. Nhưng tình cảm máu mủ ruột thịt đã kết nối họ lại với nhau, yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ cho nhau khi cần. Vì thế mà nhiều đứa trẻ người Tày luôn có được những tình yêu thương từ phía họ hàng. Nhiều gia đình thuộc thế hệ trẻ có thể yên tâm gửi con cho anh em để ra ngoài làm ăn. Tình máu mủ ruột thịt luôn là điểm tựa và luôn được người Tày Quang Lang đề cao và coi trọng.

Tiểu kết chương 4

Quan hệ dòng họ luôn chiếm vị trí quan trọng trong hỗ trợ đời sống kinh tế ở người Tày ở Quang Lang. Truyền thống hỗ trợ đầu tiên được thể hiện trong sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng, quý giá đối với người Tày và cũng là tài sản cha ông để lại cho con cháu. Vì vậy, khi muốn sang nhượng, người Tày luôn ưu tiên sang nhượng lại cho anh em họ hàng. Tuy nhiên, do lợi ích kinh tế,mâu thuẫn đất đai trong dòng họ người Tày vẫn còn xảy ra, đặc biệt từ sau khi tan rã hợp tác xã nông nghiệp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ anh em họ hàng ở một số trường hợp.

Với điều kiện vùng thung lũng, kết hợp với đồi núi đã tạo nên sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp của người Tày. Đồng thời với họ “phân, cần, giống” luôn là yếu tố quan trọng của sản xuất nông nghiệp. Từ xưa người Tày đã biết đến “đổi công, làm giúp” và hỗ trợ về phân bón, giống cây con cho nhau trong sản xuất. Sự hỗ trợ này vừa giúp sản xuất thuận lợi, kịp thời vụ, vừa liên kết tình cảm các gia đình trong dòng họ lại với nhau. So với trước Đổi mới, hình thức trợ giúp trong sản xuất nông nghiệp ở người Tày đã thay đổi nhưng quan hệ anh em dòng họ vẫn đóng vai trò nhất định trong tương trợ sản xuất những lúc cần thiết.

Sau Đổi mới (1986) người Tày đã nhanh chóng đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, buôn bán và các công việc phi nông nghiệp. Lúc này, dòng họ đóng vai trò trong hỗ trợ và dẫn dắt nhau tham gia vào ngành nghề, lĩnh vực mới. Nhằm mục đích tạo công ăn việc làm cho nhau, cải thiện đời sống.

Hiện nay, cùng với sự phát triển đời sống kinh tế, quan hệ dòng họ trong đời sống xã hội ngày càng được tăng cường. Với mong muốn con cháu học hành thành đạt, làm rạng danh dòng họ, trong cộng đồng đã có trào lưu dòng họ lập quỹ khuyến học để động viên tinh thần, khuyến khích thi đua trong học tập cho con cháu. Đây cũng là một nguồn động lực để các dòng họ

người Tày phát triển và đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động xã hội, nhằm củng cố, đoàn kết tình cảm anh em họ hàng.

Sự quan tâm chăm sóc con cháu giữa các gia đình trong dòng họ khi bố mẹ ly hôn, đi làm ăn ở người Tày hiện nay đã góp phần tạo dựng tình cảm yêu thương, sự đùm bọc, chở che cho các cháu nhỏ khi thiếu vắng đi tình thương yêu của bố mẹ. Sự giúp đỡ, hỗ trợ đó một mặt vừa tạo nên sự ấm áp cho con trẻ, tránh những tệ nạn xã hội, nhưng đồng thời cũng là điều kiện để cho thế hệ trẻ yên tâm ra ngoài làm ăn, công tác.Quan hệ dòng họ trong hoạt động đời sống kinh tế và đời sống xã hội đã giúp ta thấy rõ phần nào tình cảm gắn bó, đùm bọc, hỗ trợ lẫn nhau trong anh em họ hàng. Khi đời sống kinh tế ngày càng phát triển, mối quan hệ này không hề bị lu mờ đi, mà nó còn tăng cường và củng cố hơn nữa với nhiều hoạt động mang ý nghĩa tinh thần to lớn.

KẾT LUẬN

1. Người Tày có vị trí quan trọng trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam nói chung và trong khu vực Đông Nam Á nói riêng, từ lâu dân tộc Tày đã được nhiều giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Trong đó, vấn đề quan hệ dòng họ là một trong những khía cạnh của văn hóa người Tày và đóng một vai trò quan trọng trong xã hội truyền thống cũng như đương đại.

2. Người Tày quan niệm, dòng họ là toàn thể những người cùng họ có chung một huyết thốngvà được sinh ra từ một ông tổ. Mỗi họ chia ra thành nhiều chi, mỗi chi lại được chia ra thành từng cành, nhánh. Tổ chức dòng họđược mở rộng đến cửu tộc (chín đời). Với ba mối quan hệ: họ bố, họ mẹ, họ thông gia, trong đó họ nội có vị trí và vai trò chủ yếu nhưng không vì thế mà họ ngoại và họ thông gia mất đi vị trí và chức năng của mình. Vậy nên, ở người Tày cả ba mối quan hệ họ hàng luôn được coi trọng và tăng cường.

Đặc điểm chung của dòng họ người Tày Quang Lang là cùng cư trú trong một địa vực nhất định, họp họ được tổ chức kết hợp với chạp mả vào dịp trước Tết nguyên đán. Hầu hết các dòng họ chưa có cơ sở thờ tự riêng của dòng họ, mà lấy nhà trưởng họ “nhà gốc” làm nơi tổ chức sinh hoạt, cũng như thờ tự tổ tiên. Trong dòng họ người Tày vai trò trưởng họ và người có uy tín luôn được đề cao. Hiện nay, đang có sự phục hưng dòng họ, thông qua các hoạt động xây dựng mả tổ, nhà thờ họ, khôi phục gia phả, tìm lại anh em họ hàng…

3. Quan hệ dòng họ trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và nghi lễ chu kỳ đời người có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Tày.Vai trò của dòng họ trong đời sống tinh thần được thể hiện thông qua các nghi lễ:tảo mộ (chạp họ), giỗ họ, ngày lễ tết cổ truyền, cưới xin, tang ma, sinh nở… Những tín ngưỡng, nghi lễ này luôn chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Tày. Trong suốt thời kỳ chiến tranh và hợp tác hóa nông nghiệp mọi hoạt động tín ngưỡng thờ cúng, nghilễ đều bị coi là cổ hủ lạc hậu, cần phải

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí