Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý, Bảo Tồn Và Phát Triển Bền Vững Hồ Tây

Để quản lý và bảo tồn hồ Tây UBND thành phố đã ban hành một số quy định, thành lập ban quản lý hồ Tây, đội tuần tra, các công trình xử lý rác thải… . Cụ thể: UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kèm theo Quyết định số: 92/2009/QĐ- UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 quy định mọi cá nhân tổ chức kể cả người nước ngoài , khi tham gia các hoạt động trong và ngoài phạm vi quản lý hồ Tây có ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực quản lý hồ Tây phải chấp hành các nội dung của Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Nguyên tắc quản lý:


(1) Việc quản lý, khai thác hồ Tây phải đảm bảo phát triển bền vững phục vụ cho lợi ích cộng đồng; mọi hoạt động liên quan đến việc quản lý hồ Tây phải tuân theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành, gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm điều hòa hệ thống thoát nước Thành phố.

(2). Bảo vệ môi trường hồ Tây phải gắn với bảo vệ môi trường trong khu vực. Mọi hoạt động quản lý, khai thác phải thường xuyên lấy phòng ngừa, ngăn chặn là chính, kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

(3) UBND quận Tây Hồ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý khu vực quản lý Hồ Tây trên các lĩnh vực:

+ Trật tự trị an, trật tự xây dựng đô thị theo quy hoạch; quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị; quản lý, cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp; cấp phép sử dụng tạm thời hè, đường; quản lý, duy trì vệ sinh môi trường trong khu vực.

+ Quản lý, cấp phép các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí; quản lý di tích văn hóa, quản lý việc nuôi trồng và khai thác thủy sản trong khu vực.

(4) Các sở, ngành Thành phố, theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước, có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với UBND quận Tây Hồ trong việc quản lý hồ Tây.

(5) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường hồ Tây có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Nội dung quản lý:


(1) Quản lý môi trường nước: bao gồm quản lý nước thải khu vực hồ Tây, quản lý chất lượng nước hồ, quản lý mực nước và vệ sinh mặt hồ;

(2) Quản lý môi trường không khí và các chất thải, rác thải;


(3) Quản lý hệ thống hạ tầng;


(4) Quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc;


(5) Quản lý việc nuôi trồng thủy sản;


(6) Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí;

(7) Quản lý hoạt động của các phương tiện thủy và cứu hộ trên hồ Tây, quản lý bến thủy và hoạt động của các phương tiện thủy, quản lý hoạt động cứu hộ trên hồ.

Phân công trách nhiệm: của UBND quận Tây Hồ, của UBND các phường liên quan, của các sở, ngành Thành phố (Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải , Sở Xây dựng, Sở Kiến trúc Quy hoạch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài Chính, Sở Nội vụ), các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.

Nguyên nhân hồ Tây bị ô nhiễm và lấn chiếm dưới nhiều hình thức khác nhau một phần do quản lý chồng chéo. Nhiều năm qua, có tới 5 cơ quan cùng tham gia quản lý hồ Tây: UBND quận Tây Hồ quản lý dân cư trên địa bàn ven hồ, Sở

Giao thông vận tải quản lý các phương tiện giao thông thủy trên hồ như du thuyền; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nuôi trồng và khai thác; Sở Công thương cấp phép kinh doanh cho các dịch vụ; Sở Tài nguyên - Môi trường quản lý môi trường. Chính việc quản lý chồng chéo đã dẫn tới tình trạng hồ Tây bị ô nhiễm nặng nề như hiện nay. Sau một thời gian ban hành quy định về quản lý hồ Tây, UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 6638/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội thành lập BQL hồ Tây.

BQL hồ Tây có chức năng giúp UBND quận Tây Hồ thực hiện quản lý nhà nước trong khu vực hồ Tây theo quy định của UBND thành phố Hà Nội.

Việc quản lý hồ Tây bao gồm quản lý về an ninh trật tự, trật tự xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, vệ sinh môi trường, hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí; quản lý di tích văn hoá; quản lý việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

BQL hồ Tây còn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND quận Tây Hồ phối hợp với các sở, ban, ngành của thành phố và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển bền vững khu vực hồ Tây theo quy định. Đồng thời, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ đối với việc bảo tồn, phát triển các loài thuỷ sản, động vật, thực vật tự nhiên tại hồ Tây…


UBND TP Hà Nội ban hành quyết định số 3554/QĐ-UBND, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải Hồ Tây nhằm cải thiện môi trường nước, không gây ô nhiễm cho nước Hồ Tây.

Trạm xử lý nước thải với công suất 15.000m3/ngđ được xây dựng tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội trên ô đất có diện tích 16.088,56m2, trong đó diện tích tầng hầm 4.690m2; diện tích xây dựng công trình phần nổi 411,58m2; diện tích cây xanh 14.618,47m2; còn lại là diện tích đường giao thông nội bộ.

Với công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí bùn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội - 11

hoạt tính tuần hoàn dự án nhằm bảo vệ, tôn tạo, cải thiện môi trường nước, không gây ô nhiễm cho nước hồ; đảm bảo phục vụ cho phát triển du lịch và giải trí của người dân Thủ đô.

Sau đó ngày 1/4/2015 UBND TP. Hà Nội đã ký quyết định số 1386/QĐ- UBND, phê duyệt bổ sung hạng mục đầu tư mở rộng cống thu gom nước thải giai đoạn 2, đảm bảo công suất cho Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây. Dự án sẽ xây dựng các tuyến cống, trạm bơm thu gom nước thải từ các lưu vực thuộc phạm vi thu gom nước thải của Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây, không bao gồm hệ thống thu gom nước thải do Ban quản lý Dự án Hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây thực hiện. Ngoài ra, bổ sung thu gom nước thải phía Tây Nam và một phần phía Nam thuộc lưu vực hồ Tây (có diện tích khoảng 154,5ha) và nước thải từ một số cống thoát nước có liên quan.

Nhằm đảm bảo trật tự xã hội, an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trong khu vực quản lý hồ Tây, căn cứ Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 18/2/2011 của UBND quận Tây Hồ về việc thành lập Đội bảo vệ an ninh trật tự khu vực quản lý hồ Tây. Đội bảo vệ an ninh trật tự khu vực quản lý hồ Tây (gọi tắt là Đội bảo vệ an ninh trật tự hồ Tây) có 01 Đội trưởng, 02 Đội phó và các đội viên thuộc BQL hồ Tây, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của BQL hồ Tây. Đội có nhiệm vụ: Tổ chức tuần tra, phát hiện, ngăn chặn và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp xâm hại, lấn chiếm hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây; các hành vi câu, đánh bắt trộm thuỷ sản; các hành vi lấn chiếm lòng hồ; đeo bám khách du lịch …; Tham gia bảo vệ hiện trường nơi xảy ra các vụ tai nạn, các vụ phạm pháp giữ gìn trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và trật tự vệ sinh môi trường trong khu vực quản lý hồ Tây; Tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo cơ quạn; Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và chống lụt bão, cứu người bị nạn.

3.6 Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững hồ Tây


3.6.1 Giải pháp về chính sách


1. Thực hiện tốt Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13. Quán triệt Tư tưởng chỉ đạo của Thành phố, Quận uỷ Tây Hồ.

2. Thực hiện tốt Quyết định số: 92/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý hồ

Tây.


3. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nhà máy xử lý nước thải hồ Tây

giai đoạn 2 khu vực đầm Bẩy (gần Công viên nước) để xử lý nước thải từ các cống xung quanh hồ, tránh tình trạng xả thẳng nước thải vào lòng hồ gây ô nhiễm.

4. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định số 4177/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị Khu vực hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000. Hồ Tây là trung tâm văn hóa, lịch sử, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí của Thành phố; khu bảo tồn sinh thái đô thị kết hợp với xây dựng mới và cải tạo chỉnh trang kiến trúc hạ tầng đô thị. Khu vực nghiên cứu quy hoạch nằm ở phía Bắc khu vực nội đô lịch sử, thuộc địa giới hành chính các phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng, quận Tây Hồ, có tổng diện tích đất 992,95ha, quy mô dân số đến năm 2050 tối đa khoảng 58.000 người. Cụ thể, sẽ phát triển không gian đô thị theo hình thái, bảo vệ phát triển giá trị cảnh quan tự nhiên hiện có, lấy hồ Tây làm trung tâm cùng với hệ thống mặt nước tự nhiên bao quanh hồ Tây gồm: hồ Quảng Bá, hồ Đầm Bảy, hồ Thủy Sứ, hồ Hùng Đồng, hồ Đầm Trị… Tạo lập tuyến trục không gian bán đảo Quảng An, kết nối hồ Tây với không gian sông Hồng và Thành Cổ Loa với một số công trình có tính chất điểm nhấn kiến trúc, chiều cao thấp dần về phía hồ Tây. Đối với khu mặt nước hồ Tây, ngoài khai thác các dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí, các vị trí có điểm nhìn đẹp còn được bố trí đài phun nước phục vụ nhu cầu thăm quan của khách du lịch. Đặc biệt, trong phạm vi từ mép hồ ra tối thiểu là 50m, tuyệt đối không được xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan, mặt nước hồ

Tây, chiều cao công trình chỉ tối đa 12m, tương đương 3 tầng, không cho phép xây dựng thêm công trình xung quanh hồ Tây trong khoảng cách 16m, kể từ mép hồ.

5. Phát triển và bảo vệ cây xanh, định kỳ nạo vét vành đai xung quanh hồ Tây và xây dụng trạm giám sát môi trường hồ Tây.

6. Xem xét việc phân chia hồ Tây thành các khu vực khác nhau như khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực phụ cận, khu vực được phép khai thác, sử dụng trong đó chú ý tới việc chỉ cho phép các hoạt động phát triển tại khu vực vùng phụ cận. Giữa các khu vực này thiết kế biện pháp ngăn cách phù hợp để xử lý chất ô nhiễm.

7. Nuôi thả cá có kiểm soát.


8. Nạo vét vật thải rắn, bùn xung quanh bờ hồ và thu gom rác xung quanh hồ Tây theo định kỳ.

9. Trồng cây thủy sinh xung quanh hồ Tây, chống đánh bắt cá trái phép, đặc biệt là câu cá. Xem xét việc sử dụng bèo tây để xử lý nước thải trong hồ.

10. Tăng cường lực lượng bảo vệ, an ninh trật tự, hoàn thiện hệ thống chiếu sáng, hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây.

11. Xem xét việc di dời các nhà hàng, nhà nổi tới khu vực khác hợp lý hơn.


3.6.2 Giải pháp quy hoạch khu vực


a. Quy hoạch tổng thể


+ Tiến hành quy hoạch khai thác và phát triển kinh tế xã hội không gian hồ Tây một cách chi tiết, khoa học trên cơ sở đảm bảo duy trì bảo tồn, các công trình văn hóa truyền thống với xây dựng mở rộng các công trình kinh tế, xã hội, dân cư mới hiện đại, hài hòa, kết hợp với các dải cây xanh và đường xá đi lại trong khu vực thuận tiện, hợp lý, đẹp mắt. Đồng thời có biện pháp đảm bảo cho quy hoạch đó được thực thi có hiệu lực trên thực tế trong quá trình khai thác, phát triển kinh tế - xã hội không gian hồ Tây.

+ Các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải xây dựng và xử lý chất thải trong cơ sở sản xuất của mình. Điều này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư tương đối lớn vào các thiết bị xử lý, phế thải, thanh lọc công nghệ sạch… Đối với dự án sắp triển khai ở khu vực hồ Tây. Tức là phải xem xét, dự báo được các hậu quả môi trường của các dự án xây dựng quanh khu vực hồ Tây. Việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của dân cư tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính dự án và của các hoạt động phát triển khác tại vùng đó. Sau đó cần phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường khu vực hồ Tây.

+ Điều chỉnh lại các cơ sở công nghiệp quanh hồ (di chuyển đi nơi khác; tồn tại các quy định với điều kiện chặt chẽ) nhằm giải quyết các nguồn gây ô nhiễm. Cấm xây dựng mới các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.

+ Giảm sức ép về dân số với các khu vực xung quanh hồ. Đây là tiêu chí phải được ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu của phát triển hồ Tây trong tương lai cho phù hợp với sức tải của môi trường xung quanh hồ. Với mật độ dân cư quá đông, môi trường hồ Tây đang chịu một sức ép quá mức về dân số. Giải pháp duy nhất để giảm những áp lực về dân cư là giảm số lư ợng người sống quanh hồ. Đặc biệt như các khu vực của Yên Phụ hay ở khu Trích Sài, Thụy Khuê cố gắng giữ các khu vực mặt thoáng còn rộng như khu Nhật Tân, Xuân La giáp đường Lạc Long Quân.

b. Quy hoạch sử dụng hợp lý


Khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản: duy trì và Phát triển nghề nuôi và khai thác thuỷ sản trong hồ Tây một cách hợp lý.

Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và nghỉ dưỡng: hồ Tây và vùng phụ cận có những điều kiện thuận lợi để phát triển hướng du lịch sinh thái. Các hệ sinh thái tiêu biểu truyền thống như HST hồ, vườn trồng hoa (Phú Thượng, Nhật Tân, Quảng Bá), cây cảnh (Quảng Bá, Yên Phụ), nuôi cá cảnh (Nghi Tàm, Yên Phụ). Các điểm văn hoá lịch sử đã được xếp hạng, các làng nghề truyền thống (giấy dó Bưởi, làng

đúc đồng Ngũ Xã), kiểu hoạt động du lịch này đang có xu hướng phát triển. Ngoài ra, với phong cảnh êm đềm, không khí thoáng sạch là cơ sở để hình thành các khu nghỉ dưỡng.

Thể thao giải trí: Mặt nước hồ Tây có khả năng sử dụng cho đua thuyền, du thuyền, lướt ván, tầu thuyền chạy tốc độ cao, bơi lội, câu cá. Trên bờ hồ và phụ cận có thể phát triển các câu lạc bộ thể thao (bóng bàn, tenis, tập golf...), các casino, vũ trường.

Nghiên cứu, giáo dục: Với các hệ sinh thái và khu hệ sinh vật đa dạng, với bề dầy lịch sử - văn hoá - xã hội, hồ Tây và vùng phụ cận có thể là nơi nghiên cứu, tham quan, thực tập với các ngành học như: đầm hồ học (Limnology), thuỷ sinh học (Hydrology), sinh thái học ở cạn và ở nước (Terestrial, Aquatic Ecology), nuôi trồng thuỷ sản (Aquatic culture), môi trường, Lịch sử (History)... .

Từ đó, dẫn đến yêu cầu có những biện pháp bảo đảm môi trường nước, môi trường đất và các môi trường vật lý khác phải được duy trì thường xuyên ở mức tốt nhất.


3.6.3 Giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa


a. Giải pháp về kinh tế- xã hội


+ Có biện pháp xử phạt hành chính nghiêm khắc đối với các cá nhân và tổ chức đã lấn chiếm mặt hồ để xây nhà, mở quán hàng, đồng thời thu hồi lại diện tích đã lấn chiếm.

+ Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cho dân cư sống trong khu vực quanh hồ: Mục đích phát triển bền vững là nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người trên cơ sở sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên. Bởi vậy cần có những kế hoạch phát triển về cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người khu vực quanh hồ.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí