Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Hệ Sinh Thái Hồ Tây

3.3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý hệ sinh thái Hồ Tây

a. Định hướng các giải pháp bảo vệ, quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý

a1. Giải pháp lâu dài

1. Thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường (Thông tư 43/2011/TT-BTNMT ngày 12/12/2011) và các quyết định của Hà Nội (QĐ 92/2009/QĐ – UBND Thành phố Hà Nội, ngày 19/8/2009về bảo vệ, quản lý Hồ Tây). Quán triệt Tư tưởng chỉ đạo của Thành phố, Quận uỷ Tây Hồ.

2. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây khu vực đầm Bẩy (gần Công viên nước).

3. Phát triển và bảo vệ cây xanh, định kỳ nạo vét vành đai xung quanh Hồ Tây và xây dụng trạm giám sát môi trường Hồ Tây.

4. Xem xét việc phân chia Hồ Tây thành các khu vực khác nhau như khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực phụ cận, khu vực được phép khai thác, sử dụng trong đó chú ý tới việc chỉ cho phép các hoạt động phát triển tại khu vực vùng phụ cận. Giữa các khu vực này thiết kế biện pháp ngăn cách phù hợp để xử lý chất ô nhiễm.

a2. Giải pháp trước mắt

1. Nuôi thả cá có kiểm soát.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

2. Nạo vét vật thải rắn, bùn xung quanh bờ hồ và thu gom rác xung quanh Hồ Tây.


Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái đất ngập nước Hồ Tây và những ảnh hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó - 10

3. Trồng cây thủy sinh xung quanh Hồ Tây, chống đánh bắt cá trái phép, đặc biệt là câu cá. Xem xét việc sử dụng bèo tây để xử lý nước thải trong hồ.

4. Tăng cường lực lượng bảo vệ, an ninh trật tự xung quanh Hồ Tây, hoàn thiện hệ thống chiếu sáng, hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây.

5. Xem xét việc di dời các nhà hàng, nhà nổi tới khu vực khác hợp lý hơn.


a3. Các giải pháp cụ thể

1. Kiểm soát dòng chảy ra vào của hồ

Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cấp, thoát nước cho Hồ Tây. Thu gom tất cả các nguồn nước thải đưa về nhà máy xử lý nước thải trước khi đưa nước trở lại hồ. Nước thải không được xả trực tiếp xuống hồ nếu chưa qua xử lý. Quản lý việc xả

nước thải trực tiếp từ các nhà hàng xuống hồ.


2. Xử lý ô nhiễm nước bằng các phương pháp điều khiển sinh học

Giải pháp trồng cây thủy sinh: Một số loại cây thủy sinh như sen, hoa súng, rong đuôi chó, rong tóc tiên, rong ráp ... ở những vùng nước nông và nền đáy thích hợp, các cửa cống có nước thải đổ vào hồ.

Giải pháp xử lý ô nhiễm bằng vi sinh vật để cải thiện mùi hôi thối và cải thiện điều kiện môi trường sống cho các loài thủy sinh trong hồ.

3. Giải pháp cải tạo nâng cao chất lượng bùn

Hiện tại lớp bùn ở Hồ Tây hiện rất dày (trung bình là 1m, có nơi lên tới 2m) và nhiều khu vực tích tụ một lượng lớn rác thải. Vì vậy việc xử lý nền đáy cho Hồ Tây là thực sự cần thiết. Công việc nạo vét bùn đáy hồ có khía cạnh tích cực là gia tăng độ sâu của hồ làm tăng khả năng tự làm sạch nước hồ, nhưng nếu nạo vét hết bùn đáy lại làm mất đi nguồn sinh vật đáy là tác nhân phân hủy hữu cơ trong quá trình khoáng hóa, cân bằng môi trường và sinh thái lớp trầm tích và khối nước trong hệ sinh thái hồ.

b. Quy hoạch khu vực

b1. Quy hoạch tổng thể

- Tiến hành quy hoạch khai thác và phát triển kinh tế xã hội không gian Hồ Tây một cách chi tiết, khoa học trên cơ sở đảm bảo duy trì bảo tồn, các công trình văn hóa truyền thống với xây dựng mở rộng các công trình kinh tế, xã hội, dân cư mới hiện đại, hài hòa, kết hợp với các dải cây xanh và đường xá đi lại trong khu vực thuận tiện, hợp lý, đẹp mắt. Đồng thời có biện pháp đảm bảo cho quy hoạch đó được thực thi có hiệu lực trên thực tế trong quá trình khai thác, phát triển kinh tế - xã hội không gian Hồ Tây.

- Các cơ sở, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải xây dựng và xử lý chất thải trong cơ sở sản xuất của mình. Điều này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư tương đối lớn vào các thiết bị xử lý, phế thải, thanh lọc công nghệ sạch… Đối với dự án sắp triển khai ở khu vực Hồ Tây. Tức là phải xem xét, dự báo được các hậu quả môi trường của các dự án xây dựng quanh khu vực Hồ Tây. Việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của dân cư tại khu vực dự án, tới hiệu

quả của chính dự án và của các hoạt động phát triển khác tại vùng đó. Sau đó cần phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường khu vực Hồ Tây.

- Có biện pháp xử phạt hành chính nghiêm khắc đối với các cá nhân, tổ chức đã lấn chiếm mặt hồ để xây nhà, mở quán hàng, đồng thời thu hồi lại diện tích đã lấn chiếm.

- Giảm sức ép về dân số với các khu vực xung quanh hồ. Đây là tiêu chí phải được ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu của phát triển Hồ Tây trong tương lai cho phù hợp với sức tải của môi trường xung quanh hồ. Với mật độ dân cư quá đông, môi trường Hồ Tây đang chịu một sức ép quá mức về dân số. Giải pháp duy nhất để giảm những áp lực về dân cư là giảm số lượng người sống quanh hồ. Đặc biệt như các khu vực của Yên Phụ hay ở khu Trích Sài, Thụy Khuê cố gắng giữ các khu vực mặt thoáng còn rộng như khu Nhật Tân, Xuân La giáp đường Lạc Long Quân.

b2. Quy hoạch sử dụng hợp lý

Khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản: Duy trì và Phát triển nghề nuôi và khai thác thuỷ sản trong Hồ Tây một cách hợp lý.

Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và nghỉ dưỡng: Hồ Tây và vùng phụ cận có những điều kiện thuận lợi để phát triển hướng du lịch sinh thái. Các hệ sinh thái tiêu biểu truyền thống như Hệ sinh thái hồ, vườn trồng hoa (Phú Thượng, Nhật Tân, Quảng Bá), cây cảnh (Quảng Bá, Yên Phụ), nuôi cá cảnh (Nghi Tàm, Yên Phụ). Các điểm văn hoá lịch sử đã được xếp hạng, các làng nghề truyền thống (giấy dó Bưởi, làng đúc đồng Ngũ Xã), kiểu hoạt động du lịch này đang có xu hướng phát triển. Ngoài ra, với phong cảnh êm đềm, không khí thoáng sạch là cơ sở để hình thành các khu nghỉ dưỡng.

Thể thao giải trí: Mặt nước Hồ Tây có khả năng sử dụng cho đua thuyền, du thuyền, lướt ván, tầu thuyền chạy tốc độ cao, bơi lội, câu cá. Trên bờ hồ và phụ cận có thể phát triển các câu lạc bộ thể thao (bóng bàn, tenis, tập golf...), các casino, vũ trường.

Nghiên cứu, giáo dục: Với các hệ sinh thái và khu hệ sinh vật đa dạng, với bề dầy

lịch sử - văn hoá - xã hội, Hồ Tây và vùng phụ cận có thể là nơi nghiên cứu, tham quan, thực tập với các ngành học như: đầm hồ học (Limnology), thuỷ sinh học (Hydrology), sinh thái học ở cạn và ở nước (Terestrial, Aquatic Ecology), nuôi trồng thuỷ sản (Aquatic culture), môi trường, Lịch sử (History)... .

Từ đó, dẫn đến yêu cầu có những biện pháp bảo đảm môi trường nước, môi trường đất và các môi trường vật lý khác phải được duy trì thường xuyên ở mức tốt nhất.

c. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá c1. Giải pháp về kinh tế - xã hội

1. Tiến hành quy hoạch khai thác và phát triển kinh tế xã hội không gian Hồ Tây một cách chi tiết, khoa học trên cơ sở đảm bảo duy trì bảo tồn, các công trình văn hóa truyền thống với xây dựng mở rộng các công trình kinh tế, xã hội, dân cư mới hiện đại, hài hòa, kết hợp với các dải cây xanh và đường sá đi lại trong khu vực thuận tiện, hợp lý, đẹp mắt. Đồng thời có biện pháp đảm bảo cho quy hoạch đó được thực thi có hiệu lực trên thực tế trong quá trình khai thác, phát triển kinh tế - xã hội không gian Hồ Tây.

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải xây dựng và xử lý chất thải trong cơ sở sản xuất của mình. Đánh thuế môi trường với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực Hồ Tây. Biện pháp này nhằm thực hiện nguyên tắc “Người gây nhiễm phải trả giá" và “Trả tiền tiêu dùng”. Hiện nay rất nhiều nhà hàng, khách sạn… được hưởng lợi do môi trường Hồ Tây đem lại. Không khí thoáng mát, cảnh quan đẹp tạo điều kiện cho họ kinh doanh nhưng chưa ai trả tiền tiêu dung cho “ Nguồn vốn thiên nhiên” này. Vì vậy, căn cứ vào mức độ gây ô nhiễm của các cơ sở này để tiến hành đánh thuế môi trường. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, thuế đánh vào các hoạt động gây ô nhiễm môi trường cần phải cao hơn mức chi phí cần thiết để giải quyết xử lý ô nhiễm, nhằm buộc các cơ sở sản xuất – kinh doanh phải đẩy mạnh phát triển kỹ thuật chống ô nhiễm.

3. Có biện pháp xử phạt hành chính nghiêm khắc đối với các cá nhân và tổ chức đã lấn chiếm mặt hồ để xây nhà, mở quán hàng, đồng thời thu hồi lại diện tích đã lấn chiếm.

4. Điều chỉnh lại các cơ sở công nghiệp quanh hồ để phân biệt giải quyết (di chuyển đi nơi khác; tồn tại các quy định với điều kiện chặt chẽ) nhằm giải quyết các nguồn

gây ô nhiễm. Cấm xây dựng mới các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.


5. Giảm sức ép về dân số với các khu vực xung quanh hồ. Đây là chỉ tiêu phải được ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu của phát triển Hồ Tây trong tương lai cho phù hợp với sức tải của môi trường xung quanh hồ.

6. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng cho dân cư sống trong khu vực quanh hồ: Mục đích phát triển bền vững là nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người trên cơ sở sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên. Bởi vậy cần có những kế hoạch phát triển về cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người khu vực quanh hồ.

7. Nâng cao dân trí đề cao vai trò của người dân trong việc bảo vệ môi trường khu vực Hồ Tây. Cần có tuyên truyền sâu rộng về tiềm năng văn hóa, kinh tế, xã hội của Hồ Tây, đồng thời tuyên truyền ảnh hưởng của môi trường khu vực Hồ Tây tới môi trường của cả thủ đô. Công tác tuyên truyền này có thể được xây dựng thành chương trình trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí. Hoặc soạn thảo thành những tờ bướm, tờ rơi phát cho những người dân sống và làm việc quanh hồ cũng như những du khách đến với hồ.

Phổ biến sâu rộng luật môi trường cho học sinh, các đoàn thể và nhân dân quanh hồ, các nhà quản lý có những buổi nói chuyện ngoại khóa với các em học sinh về tầm quan trọng của môi trường sinh thái, thực trạng cảnh quan môi trường Hồ Tây và các giá trị về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội của khu vực Hồ Tây với sự phát triển của thủ đô. Cũng như vai trò của các em trong công tác bảo vệ môi trường thiên nhiên khu vực này.

Phải tổ chức cộng đồng xã hội tham gia và bảo vệ môi trường Hồ Tây và nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở trong công tác này. Hoạt động của đô thị là sự vân động của một thực thể phức tạp, vì vậy ngoài việc ngày càng hoàn thiện luật lệ thì sự tham gia của cộng đồng từ nhận thức đến kiểm tra, phát triển và bảo vệ là yếu tố đã được xác định ngay cả với các đô thị hiện đại của các nước phát triển. Ở đây dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.

8. Vận động dân quanh hồ hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế sự tồn lưu của chúng trong đất và một phần bị rửa trôi xuống hồ làm ô nhiễm nước hồ.

c2. Giải pháp về văn hoá

Hiện tại xung quanh hồ còn rất nhiều điểm di tích, danh lam thắng cảnh lịch sử, việc bảo tồn, nâng cấp các di tích thắng cảnh này cần đề cập một cách cụ thể và có sự đầu tư lớn của Nhà nước kết hợp với sự đóng góp của nhân dân hoàn thiện các lễ hội phù hợp với yêu cầu vừa dân tộc vừa hiện đại.

Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, làng hoa, cây cảnh, cá cảnh. Môi trường cảnh quan của các làng nghề cổ truyền phải phù hợp với quy hoạch chi tiết Hồ Tây cần phải được làm rò và chính sách cụ thể: Các nghề bảo tồn, phương án bảo tồn, phương án giải quyết cho dân về kinh phí, đào tạo nghề nghiệp để bảo tồn các làng nghề này. Đây là một đặc trưng của vùng hồ thu hút khách tham quan du lịch.

Trong các cụm dân cư đang làm nghề trồng trọt trong khu vực Hồ, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại nhằm không gây ô nhiễm cho nước hồ. Các làng hoa truyền thống xung quanh hồ cần bảo tồn và phát triển một cách hài hòa với quy hoạch khai thác, phát triển hiện đại về KH-XH không gian Hồ Tây.

Trên cơ sở các khu vực đã được Chính phủ phê duyệt, lập các dự án công nghiệp giải trí hiện đại như (Thủy cung, cầu trượt, bể bơi, công viên nước, sân tenit v.v…). Mở thêm các tuyến du lịch bằng xe điện, thuyền trên vành đai ven hồ và dưới nước. Kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm nâng cao ưu thế sẵn có của cả khu vực góp phần vào bảo vệ sự bền vững môi trường khu vực.

Nguồn tài chính thu được từ các khoản tiền lệ phí, tiền phạt kinh doanh dịch vụ… Sau khi trích nộp theo nội quy, số còn lại dể đầu tư trở lại, nâng cấp cơ sở hạ tầng và quản lý khai thác bảo vệ cảnh quan môi trường trong khu vực Hồ Tây.

Lập thành Câu lạc bộ những người yêu Hồ Tây và xem xét thành lập chi hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Hồ Tây.

d. Giải pháp xây dựng và sử dụng chương trình quản lý cơ sở dữ liệu Hồ Tây

Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu của Hồ Tây. Từ đó giúp các nhà quản lý nắm được toàn bộ vấn đề và cập nhật được thông tinh nhanh nhất. Trên cơ sở đó tham mưu cho lãnh đạo UBND quận có những biện pháp thiết thực và giải pháp quy hoạch tổng thể hợp lý.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. KẾT LUẬN

Hồ Tây có vai trò và vị trí rất quan trọng trong đời sống văn hóa, truyền thống lịch sử của thủ đô Hà Nội. Hồ Tây cùng với khu vực phụ cận tạo thành một tổng thể ngày càng có tiềm năng lớn về phát triển khu du lịch thắng cảnh. Bảo vệ môi trường Hồ Tây là công việc cần thiết và câp bách cần có sự chung tay của người dân và chính quyền thành phố.

Các chức năng, giá trị của Hồ Tây rất đa dạng, quan trọng trong sự phát triển của thủ đô; tuy nhiên các chức năng này đang bị suy giảm nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường chất thải rắn và lỏng; việc khai thác và tận dụng Hồ Tây ngày càng nhiều hơn, vấn đề bảo vệ và duy trì chưa tương xứng với những giá trị, chức năng đó.

Hệ động, thực vật trong Hồ Tây khá phong phú, đa dạng là cơ sở tiềm năng để phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản, tuy nhiên tiềm năng này đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm. Phần lớn các chỉ tiêu về môi trường đều vượt giới hạn cho phép.

Quá trình phát triển đô thị tại Quận Tây Hồ nói riêng và thủ đô nói chung ngày càng mạnh mẽ, Hồ Tây phải chịu càng nhiều áp lực trong việc xử lý, và thu nhận các loại chất thải, các yếu tố bất lợi.

B. KIẾN NGHỊ

Tăng cường công tác quản lý và kiểm soát việc xả thải trực tiếp xuống hồ, nghiên cứu các phương án phù hợp trong việc xả thải.

Quan trắc chất lượng môi trường Hồ Tây thường xuyên, đưa ra cảnh báo sớm trong trường hợp ô nhiễm trở lên nghiêm trọng.

Ứng dụng các biện pháp xử lý, đặc biệt là các biện pháp sinh học làm sạch nước hồ cùng với bảo tồn được các chức năng của hệ sinh thái.

Tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử đã phát triển để phát triển dịch vụ, du lịch và văn hoá.

Giữ các làng nghề truyền thống thân thiện với môi trường của khu vực Hồ Tây như làng trồng hoa, cây cảnh, cá cảnh nhằm phát triển sinh thái phong cảnh.

Xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động bảo tồn Hồ Tây và sớm đưa vào thực tiễn.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí