Hỗ Trợ Trong Tang Ma Của Gia Đình Bà Vi Thị H Năm 2002

Thực tế ở Quang Lang cho thấy hội hiếu có vai trò rất quan trọng trong tang ma của người Tày. Tuy nhiên, nếu như hội hiếu đứng ra đảm nhận hầu hết mọi công việc tay chân, thì anh em trong dòng họ lại đảm nhận vai trò trong các lễ nghi. Bên cạnh đó, dòng họ còn cùng với hội hiếu phối hợp với nhau gánh vác, lo toan tất cả các khâu đoạn trong tang ma. Ví dụ, trong công việc nấu nướng, dòng họ thường cử hai hoặc ba người đứng ra lo mua sắm lương thực, thực phẩm và lên thực đơn món ăn, còn người trong hội hiếu phối hợp đứng ra thực hiện nấu nướng theo sự chỉ dẫn của người trong dòng họ tang chủ. Sự phối hợp giữa anh em trong họ và hội hiếu luôn nhịp nhàng, ăn ý, rất ít khi xảy ra mâu thuẫn. Thường trong cộng đồng thôn bản, người của hội hiếu cũng là anh em cùng dòng họ với người mất nên mọi công việc trong tang ma mỗi thành viên vừa đóng vai trò của người thân, vừa đóng vai trò của hội hiếu. Sự hiện diện của dòng họ và hội hiếu đều quan trọng và không thể thiếu với gia đình tang chủ. Cùng với dòng họ, sự hỗ trợ, giúp đỡ của hội hiếu, các công việc trong đám tang đều được lo toan vẹn toàn. Con cháu, người thân tang chủ trong đau thương, mất mát không phải lo lắng tổ chức. “Khi trong nhà có người mất, dòng họ cùng hội hiếu họp lại, bàn bạc để giúp tang chủ lo các công việc trong tang ma” (ông Lô Duy M, 34 tuổi)

Trong đám tang người Tày, nghi thức bắt buộc phải làm là mời thầy cúng. Trưởng họ phải đứng ra phân công một người trong họ nội đi mời thầy. Thầy cúng là người am hiểu mọi lễ nghi trong đám ma, xem ngày lành giờ tốt để tiến hành các lễ nghi và chọn hướng mồ mả…nên mời thầy cúng trong đám ma đến nay vẫn được duy trì. Ở Quang Lang hiện nay chỉ có duy nhất hai thầy cúng người Tày, còn lại là thầy người Nùng và người Kinh. Người Tày thường ưu tiên mời thầy trong dòng họ hoặc thầy đồng tộc. Nhưng cũng đã có nhiều trường hợp mời thầy người Nùng, với quan niệm thầy người Nùng trên cùng địa bàn cũng có thể hiểu và tiến hành tốt mọi khâu đoạn trong tang ma người Tày. “Khi có đám tang, trưởng họ sẽ phân công một người đi mời thầy cúng, thường người Tày chúng tôi ưu tiên người cùng họ, nếu không

có thì mời thầy là người Tày. Nhưng cũng có nhiều gia đình mời thầy người Nùng. Vì thầy người Nùng cũng hiểu và có nghi thức cúng tang ma gần giống như người Tày” (bà Vi Thị H, 79 tuổi).

Đồng thời, trưởng họ phân công một vài người là nam giới trung tuổi, có hiểu biết, ăn nói khôn khéo trong dòng họ đứng ra đón các đoàn đến chia buồn cùng gia đình tang chủ. Quan trọng hơn, dòng họ phải chọn ra hai người một bên nội và một bên ngoại chuyên đốt hương, rót rượu cho thầy cúng trong suốt quá trình làm lễ cho đến khi hoàn tất tang lễ. Hai người này phải thường xuyên túc trực bên linh cữu, không được dời đi dù cho có việc gì xảy ra. Do vậy, họ phải là người có uy tín, trách nhiệm trong dòng họ. “Người phục vụ đốt hương, rót rượu cho thầy cúng được dòng họ cử ra, một người bên nội, một người bên ngoại. Họ giữ trong trách quan trọng nên phải là những người có uy tín”( ông Vi Văn Ph, 47 tuổi).

Khi người thân trong gia đình có dấu hiệu lìa trần, người Tày có tục lệ tắm rửa cho người chết bằng nước lá thơm. Người tắm thường phải là em trai, con trai hoặc cháu trai người chết, sau đó họ mặc những bộ quần áo mới nhất, đẹp nhất cho người đã khuất. Tiếp đó họ phủ lên mặt người chết một tờ giấy bản màu trắng, có 3 lỗ thủng tương ứng hai mắt, chóp mũi. Người chết được đặt ở khu vực trước bàn thờ, quay đầu về phía bàn thờ tổ tiên và che bằng chiếc màn họ dùng khi còn sống.

Lễ khâm liệm: Khi thầy cúng bắt đầu lễ khâm liệm con cháu, họ hàng nội ngoại đều phải có mặt đầy đủ để làm lễ khâm niệm. Việc khâm niệm sẽ được tiến hành theo cách quấn vải trắng quanh người chết.

Tiếp đến là lễ nhập quan. Trước đây, khi trong nhà có người già yếu, ốm đau, bệnh tình lâu ngày không khỏi, người ta có thể chuẩn bị trước một chiếc áo quan. Việc đóng quan tài cũng phải được lựa chọn ngày lành, giờ tốt và thắp hương trình báo tổ tiên sự việc. Nhưng hiện nay việc chuẩn bị trước một cỗ quan tài không còn nữa, thay vào đó khi có người chết họ sẽ đặt mua. Lễ nhập quan phải tiến hành vào giờ tốt, có mặt đầy đủ con cháu, họ hàng nội

ngoại gần xa bên thi hài. Sau khi thầy cúng đọc niệm chú, con cháu họ hàng sẽ nâng bốn góc chiếu đưa xác vào quan tài. Khi đọc xong tờ phan có ghi rõ họ tên, ngày sinh, ngày mất của người chết, tờ phan đó sẽ được đưa vào quan tài.

Lễ phát tang: sau lễ phát tang, con cháu, họ hàng bắt đầu mặc tang phục. Con trai mặc áo ngắn, quần lộn trái, buông gấu, đầu đội khăn vuông trắng, bên trên đội mũ rơm, tay chống gậy, đeo dao nhọn. Con gái, con dâu mặc áo dài trắng, quần khâu lộn bằng vải trắng, con dâu đội mũ bằng bồ đài trắng, phía trước che kín mặt, con gái quấn khăn trắng bên ngoài lọn tóc. Các cháu nội ngoại mặc áo trắng lộn trái, quấn khăn trắng, chắt quấn khăn vàng. Qua tang phục, ta có thể thấy rõ mối quan hệ trong dòng họ người Tày.

Theo phong tục của người Tày, trong dòng họ có người mất, mỗi gia đình đều phải đem đến 2m vải để góp cùng với gia đình tang chủ làm khăn tang. “Khi trong dòng họ có người mất, anh em họ hàng đến phải mang theo 2m vải để làm khăn tang” (Lô T, 92 tuổi). Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, các gia đình không còn góp vải làm khăn tang, thay vào đó là gia đình tang chủ sẽ chuẩn bị khăn tang cho họ hàng.

Lễ dâng cơm: tế vào thời gian các bữa ăn hàng ngày, mâm cơm có rượu, thịt, cơm đặt bên linh cữu, chờ con cháu, họ hàng đông đủ, thầy cúng xúc cơm, thịt tượng trưng để mời vong linh. Lễ dâng cơm thể hiện tấm lòng của con cháu với người đã chết “sống sao, chết vậy”.

Trong tang ma của người Tày, họ bên nội, bên ngoại và bên thông gia đều có lễ tế đối với người đã mất theo các quy định, thể hiện tình cảm tiếc thương với những người đã mất. Lễ tế của họ nội thường là gà, xôi, gạo, chuối, hương dâng lên trước linh cữu. Thầy cúng sẽ đọc bài tế lễ theo danh sách con cháu, anh em họ hàng nội tộc. Con cháu, họ hàng quỳ bên linh cữu. Sau đó, thầy cúng sẽ gọi từng người theo vai vế, thứ bậc lên rót rượu, thắp nén nhang cho người đã khuất; Lễ tế của họ ngoại thường là một cây tiền, phong bì, nén hương. Anh em, con cháu họ ngoại quỳ bên linh cữu, thầy cúng đọc bài tế bao gồm tất cả tên họ theo thứ bậc họ bên ngoại của người chết;

Ngoài lễ tế của họ bên nội, bên ngoại, bên thông gia cũng chuẩn bị mâm lễ riêng để dâng lên tưởng liệm người đã chết. Trước đây lễ vật là một con lợn, gạo, rượu. Nhưng nay chuyển sang bằng tiền. Số tiền này do người trưởng họ bên thông gia tập hợp anh em trong họ cùng đóng góp. Thầy cúng bắt đầu đọc bài tế và đốt hương cho trưởng họ bên thông gia lên thắp nén hương cho người chết. Như vậy, qua lễ tế người chết cho ta thấy rõ quan hệ dòng họ của người Tày qua tang ma.

Lễ đưa tang: khi tiếng trống đưa tang cất lên, tất cả anh em, họ hàng, làng xóm tập trung lại tại nhà gia chủ để bắt đầu đưa linh cữu người chết ra đồng. Sau đó con trai, con gái, con dâu, con rể lấy thân mình làm cầu cho linh hồn bố mẹ sang thế giới bên kia. Sau khi ra khỏi nhà, quan tài được đặt lên đòn khiêng, thầy cúng niệm thần chú, tung vài nắm gạo và tiền qua nhà táng để bố thí cho những hồn ma vất vưởng, rồi đưa quan tài ra nơi chôn cất. Đi đầu là một người cầm bó đuốc, người này là con cháu họ hàng, với ý nghĩa soi đường cho người chết về cõi âm. Tiếp là người gánh đồ lễ, tiền vàng mã để dải dọc đường từ nhà đến nơi chôn cất. Đi sau hai người này là thầy cúng, con cháu, họ hàng thân thích, rồi mới đến hàng xóm láng giềng. Ra đến nơi an táng, trước khi chôn cất, con cháu, họ hàng sẽ làm lễ tiễn biệt người chết sang thế giới bên kia. Sau khi thầy cúng niệm thần chú xong, tiến hành hạ huyệt và đắp đất thành nấm mồ.

Để hoàn thành việc đưa linh hồn người chết về với tổ tiên, người Tày còn tổ chức cúng tuần đầu, cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, giỗ đầu, lễ mãn tang sau 2 hoặc 3 năm, vài năm sau đó tiến hành cải táng với ý nghĩa thay nhà mới cho người chết. Trong những ngày này, anh em họ hàng nội ngoại, thông gia luôn có mặt đầy đủ. Trong tang ma của người Tày, trách nhiệm nặng nền hơn cả vẫn thuộc về người con trai trưởng. Họ phải là người đầu tiên đứng ra lo liệu tang ma cho bố mẹ. Đồng thời, con trai trưởng cũng là người đại diện cho gia đình đi tế lễ, phúng điếu họ hàng nội ngoại và thông gia. “Người Tày chúng tôi có tục lệ “sống con út, chết con cả” khi bố mẹ chết đi, người con cả

phải đứng ra tập hợp anh em cùng lo tang ma. Hoặc thay mặt cho anh em trong họ đi tế lễ họ hàng nội ngoại, thông gia khi có người chết. Anh trưởng phải có trách nhiệm lớn hơn cả” (ông Lô T, 92 tuổi).

Qua đám ma của người Tày cho ta thấy dòng họ có vị trí, vai trò rất quan trọng. Ngoài mối quan hệ họ hàng nội ngoại, quan hệ các bên họ thông gia cũng luôn được chú trọng.

Biến đổi tương trợ của dòng họ trong tang ma

Tang ma là một việc xảy ra đột xuất, không ai mong muốn và tính toán trước. Do vậy, sự hỗ trợ, động viên của dòng họ và hàng xóm rất cần thiết đối với gia đình khi có người qua đời.

Trong suốt thời kì trước Cách mạng, lễ tang của người Tày còn diễn ra khá “rườm rà” nhiều hủ tục, có khi tổ chức đến 5 hoặc 7 ngày trong nhà. Do vậy để tổ chức một đám tang tốn kém rất nhiều chi phí và nguồn lực phục vụ. Không phải ngẫu nhiên người Tày có câu: “Slam cằm tức phi, slam pi pjá ni” tức “Ba đêm làm ma, ba năm trả nợ” (Bế Văn Hậu 2012, tr. 136). Trong những năm làm ăn hợp tác xã, ngoài sự giúp đỡ của hợp tác, hàng phe, sự hỗ trợ, chia sẻ của các gia đình trong dòng họ có ý nghĩa rất quan trọng. Khi bất cứ gia đình nào trong họ có người mất các gia đình còn lại ai có lợn, rượu, gạo, củi…đều trợ giúp cho tang chủ. Vào thời kỳ khó khăn, nhiều gia đình trong nhà không có gì để lo tang, lúc này nhờ cả vào sự giúp đỡ của anh em họ hàng và hàng xóm. Đám tang ở người Tày cũng là khi người ta thể hiện, bộc lộ tình cảm gắn kết, chia sẻ, động viên lẫn nhau.

Sau Đổi mới (1986) cho đến hiện nay, việc tang ma của người Tày Lạng Sơn vẫn còn bảo tồn nhiều phong tục truyền thống. Tuy nhiên, nếu như trước đây tang ma có thể kéo dài đến vài ngày, thì nay việc tang chỉ tổ chức trong vòng 48h, để tránh tang thương và chi phí tốn kém cho gia chủ. Nhưng không vì thế mà đám tang lại thiếu đi sự hỗ trợ của dòng họ và hàng xóm láng giềng. Năm 2002, gia đình bà Vi Thị H có người mất, đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của nhiều anh em họ hàng (bảng 3.3).

Bảng 3.3 Hỗ trợ trong tang ma của gia đình bà Vi Thị H năm 2002


Stt

Danh sách những người trợ giúp

Quan hệ với tang chủ

Số tiền và vật phẩm được hỗ trợ

Hình thức

1

Vi Văn Ch

Em trai của chồng

bà Vi Thị H

50kg gạo tẻ

Cho vay

2

Vi Thị Q

Con gái của anh

chồng tang chủ

1600

đồng

nghìn

Cho vay

3

Vi Văn Ph

Con trai thứ hai

tang chủ

2 triệu đồng

Cho1

3

Vi Văn H

Em bên họ ngoại

tang chủ

11 lít rượu

Cho

4

Vi Văn Ð

Em họ bên chồng

tang chủ

9 lít

Cho

5

Vi Thị Ph

Em gái tang chủ

15 lít rượu

Cho

6

Vi Văn T

Anh họ bên chồng

tang chủ

500 nghìn

Cho vay

7

Vi Thị C

Em gái

chủ

họ

tang

120kg lợn hơi

Cho vay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay - 11

Nguồn: Tài liệu thực địa của học viên, tháng 7/2016

Hiện nay, sự hỗ trợ của anh em họ hàng trong tang ma luôn được duy trì và đóng vai trò quan trọng. Năm 2015, gia đình ông Lô Quốc Kh có đám tang, điều kiện gia đình còn nhiều thiếu thốn, ông đã nhận được sự giúp đỡ



1Dòng họ Vi người Tày Quang Lang không có quy định cụ thể con cái phải đóng góp khi bố mẹ qua đời, đóng góp lo tang ma trên tinh thần tự nguyện. Bố mẹ khi còn sống ở với ai thì người đó sẽ được thừa kế tài sản đất đai của bố mẹ và phải có nghĩa vụ lo tang ma, giỗ chạp khi bố mẹ qua đời. Trong trường hợp này sự đóng góp của người con thứ hai mang tính tự nguyện, tương trợ.

rất nhiều của các gia đình trong dòng họ và cả hàng xóm, bạn bè để lo tang lễ.

Bảng 3.4 Hỗ trợ trong đám tang của gia đình ông Lô Quốc Kh năm 2015


Stt

Danh sách những người trợ giúp

Quan hệ với tang chủ

Số tiền và vật phẩm được hỗ trợ

Hình thức

1

Vi Văn Th

Em của mẹ tang

chủ

6 triệu

Cho

vay

2

Vi Văn T

Con của chị gái

tang chủ

7 triệu

Cho

vay

3

Lô Văn Tr

Con của dì tang

chủ

5 triệu

Cho

vay

4

Hoàng Văn Q

Thông gia nhà em

trai tang chủ

3 triệu

Cho

vay

5

Nông Văn K

Bạn lính

3 triệu

Cho

vay

Nguồn: Tài liệu học viên thu được khi đi thực địa, tháng 6/2016

Qua bảng hỗ trợ trong đám tang của gia đình ông Lô Quốc Khánh, ta thấy rằng trong cuốn sổ nợ tang ma của gia đình gần đây đã xuất hiện thêm sự tương trợ của bạn bè. Đây là mối quan hệ liên kết xã hội mở vượt qua khỏi các liên hệ máu mủ (dòng họ), liên hệ dựa trên sự gần gũi về không gian (hàng xóm). Trong “Sổ nợ đời” của Nguyễn Anh Tuấn (2011) cũng đã đề cập đến vai trò của bạn bè trong tương trợ tang ma của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên. Qua sự tương trợ trong mối quan hệ bạn bè đã cho thấy sau Đổi mới, mối liên kết xã hội đã được mở rộng, sự tương trợ của người dân không còn giới hạn trong mối quan hệ nhất định. Người Tày Quang Lang hiện nay cũng như nhiều người dân tộc khác đang có xu hướng mở rộng quan hệ xã hội

ngoài dòng tộc nhiều hơn. Nhưng không vì thế mà quan hệ dòng họ mất đi vai trò và vị trí của nó.

Dựa vào hai bảng thống kê cho thấy, ở bất kỳ giai đoạn nào, dòng họ vẫn luôn hỗ trợ, động viên lẫn nhau khi có công có việc. Sự giúp đỡ từ phía quan hệ dòng họ cũng khác nhau, họ nội luôn đóng vai trò, chức năng quan trọng, là những thành viên tham gia giúp đỡ, hỗ trợ từ khâu đầu đén khâu cuối cùng của công việc. Ở mỗi giai đoạn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế sự hỗ trợ lại có sự khác nhau, nếu như giai đoạn năm 2002 sự giúp đỡ chủ yếu là rượu, gạo, lợn… thì nay chuyển sang hỗ trợ hoàn toàn bằng tiền.Lý giải cho điều này người Tày chia sẻ rằng, hiện nay khi đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, đường xá đi lại dễ dàng hơn, mọi dịch vụ có sẵn, nên khi trong nhà có công việc chỉ cần gọi điện đặt (từ thịt lợn, rượu, gạo, bàn ghế, bát đũa…) họ sẽ đem đến phục vụ tận nhà. Như vậy sẽ thuận tiện, nhanh gọn hơn, không tốn nhiều thời gian công sức vào phục vụ, giúp cho việc cử hành tang lễ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Ngoài sự tương trợ về hiện vật, từ xưa cho đến nay dòng họ hai bên nội ngoại, thông gia và cả hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích đều một số tiền để phúng viếng người mất, chia sẻ đau thương với gia đình tang chủ. Theo tài liệu thực địa thời điểm năm 2016, anh em họ hàng phúng viếng khoảng từ 300 nghìn đến 500 nghìn đồng, hàng xóm từ 100 nghìn đồng trở lên, bạn bè từ 200 nghìn đồng trở lên.

Hiện nay, việc tang ma đã thực hiện theo nếp sống văn minh, thời gian tổ chức và việc ăn uống được giản tiện đã giúp giảm bớt đi chi phí so với trước đây. Cùng với đó là số tiền phúng viếng tang ma nhiều hơn xưa, nên sau một đám tang, gia chủ thường lấy khoản tiền phúng để trả khoản tương trợ đã nhận được trước đó. Nhờ vậy, những khoản nợ này không còn nợ từ năm này qua năm khác, đời này qua đời khác như trước đây, mà thường được trả ngay sau khi hoàn tất công việc. Nhưng tất nhiên họ vẫn phải trả “nợ đời” những khoản tiền phúng viếng của dòng họ, hàng xóm, bạn bè. Đây là trách nhiệm

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí