Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay - 15

giảm thiểu. Do vậy, các hoạt động này gần như bị “lãng quên”, phai nhạt cùng với điều kiện lịch sử đất nước.

Từ sau Đổi mới (1986) tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, nghi lễ chu kỳ đời người đã được phục hồi, ngày càng trở nên sôi động hơn theo xu hướng Kinh hóa. Về mặt hình thức, các hoạt động này đều thể hiện giống như của người Kinh. Nhưng bên trong nó là sự khác biệt bởi quan hệ dòng họ được kết nối chặt chẽ hơn thông qua sự hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ cả về vật chất lẫn tinh thần của người Tày. Đặc biệt sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất trong các hoạt động tang ma, cưới xin, sinh nở đã giúp cho các gia đình khi có công có việc giảm bớt đi gánh nặng, cùng nhau chia sẻ niềm vui và cả nỗi buồn. Quan hệ dòng họ trong các nghi lễ này luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, sự nề nếp gia phong. Qua đó, tạo nên sợi dây liên kết các thành viên trong dòng họ, hìnhthành một mạng lưới xã hội cố kết con người lại với nhau và là nguồn vốn quan trọng trong đời sống của người Tày Quang Lang.

4. Sau năm Đổi mới (1986), cùng với quá trình phát triển kinh tế và hội nhập văn hóa, quan hệ dòng họ trong đời sống kinh tế và xã hội ở người Tày Quang Lang đang có nhiều biến đổi sâu sắc. Đất canh tác nông nghiệp là nguồn tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng đối với người Tày, là tài sản của tổ tiên để lại, luôn kế thừa, trao truyền cho con cháu. Chính nhờ quan hệ họ hàng, nên việc kế thừa, chuyển nhượng, cho thuê, mượn đất luôn diễn ra thuận lợi, không cần đến giấy tờ hay quan hệ pháp lý. Tuy nhiên, sau Đổi mới đã xuất hiện hiện tượng mâu thuẫn đất đai mà cho đến hiện nay vẫn còn tồn tại, điều này đã tác động rất lớn đến tình cảm giữa các anh em trong dòng họ, khiến cho mối quan hệ họ hàng ở một số trường hợp bị rạn nứt.

5. Trong canh tác nông nghiệp, hoạt động giúp công, giúp sức giữa anh em họ hàng đã giảm đi nhiều do điều kiện sản xuất mới. Tuy nhiên, quan hệ dòng họ trong buôn bán và hoạt động làm thuê ngày càng được củng cố. Một mặt sự trợ giúp tạo thêm nguồn sinh kế, nhưng mặt khác tạo ra mạng lưới liên kết họ hàng khi gặp khó khăn, rủi ro. Ngày nay, khi kinh tế ngày

càng phát triển, người Tày đã biết khai thác và sử dụng nguồn vốn dòng họ một cách hiệu quả nhằm thích ứng và phát triển kinh tế gia đình, đó là sự hình thành của quỹ khuyến học, việc chăm sóc, nuôi nấng con cháu khi các gia đình tan vỡ hay đi làm ăn xa. Rõ ràng, quan hệ dòng họ đã tạo ra sự gắn bó, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau trong điều kiện cuộc sống hiện nay. Điều này, không chỉ góp phần tăng cường sự bền vững trong mối quan hệ dòng họ, mà còn tạo ra nguồn vốn quan trọng cho mỗi gia đình phát triển trong bối cảnh hiện nay.

6. Tuy nhiên quan hệ họ hàng vẫn chủ yếu đóng vai trò tương trợ một phần về mặt nhân lực, vốn tài chính khi cần thiết, hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn về tinh thần lẫn vật chất và tìm các công việc làm ở khu vực phi chính thức. Chưa thấy có sự hợp tác, hùn vốn trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá hay kinh doanh, dịch vụ giữa các thành viên trong dòng họ. Giống như nhiều vùng nông thôn miền núi khác trong cả nước, người Tày ở đây còn thiếu các nguồn vốn cơ bản hoặc có nhưng còn hạn chế nên vốn xã hội từ quan hệ dòng họ chưa đủ mạnh để đáp ứng hai nhu cầu lớn của nhiều hộ gia đình là tìm việc làm trong khu vực kinh tế chính thức và mở rộng sản xuất, kinh doanh các cây hàng hoá hay mặt hàng đem lại giá trị cao.

7. Qua nghiên cứu cho thấy vấn đề quan hệ dòng họ đang chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường sau bối cảnh Đổi mới. Con người có xu hướng liên kết lại với nhau để ứng phó với những thách thức của xã hội hiện đại, nhưng ngược lại mối quan hệ đó cũng dễ chịu lại sự tác động của quan hệ lợi ích kinh tế mới.

8. Như vậy, nghiên cứu quan hệ dòng họ cho ta thấy rõ được vai trò to lớn của dòng họ trong xã hội hiện nay. Cùng với vai trò cố kết tộc người, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong bối canh biến đổi kinh tế hiện nay, dòng họ còn thực hiện chức năng duy trì nòi giống, giáo dục và bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người. Đồng thời, giúp cho các cấp chính quyền cơ sở quản lý và ổn định chính trị xã hội trong từng cộng đồng. Ngoài ra, dòng họ còn là nơi cung cấp

nhiều thành viên có trí tuệ, năng lực và đạo đức góp phần quan trọng cho quê hương, đất nước. Tuy nhiên, ta cũng không thể phủ định quan hệ dòng họ cũng dẫn đến nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, tính dân chủ và sự vận hành của bộ máy chính trị cấp cơ sở.

9. Nguyên nhân biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày Quang Lang:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Sau Đổi mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Tày nói riêng, người dân cả nước nói chung. Sự thay đổi về cơ sở vật chất, trang thiết bị như: điện, đường, trường, trạm… cùng với phương thức canh tác mới, cơ hội việc làm được mở rộng đã giúp cải thiện đáng kể đời sống của người Tày. Khi đời sống được nâng cao, con người có xu hướng liên kết lại, củng cố các mối quan hệ, đặc biệt quan hệ họ hàng. Một mặt tăng cường tình cảm anh em, mặt khác họ coi đó như một nguồn vốn xã hội để thích ứng và phát triển trong bối cảnh mới hiện nay.

Riêng ở người Tày Quang Lang, một nguyên nhân có tác động đáng kể đến biến đổi quan hệ dòng họ phải kể đến sự khai thông tuyến đường quốc lộ Hà Nội – Lạng Sơn năm 2001. Kể từ khi có tuyến đường chạy qua, ngoài sự thuận lợi về đi lại, giao thương buôn bán để phát triển kinh tế, thì sự giao lưu giữa các vùng, các dân tộc cũng được mở rộng. Qua đó, người Tày có điều kiện được phát triển, đồng thời mở rộng giao lưu tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác, đặc biệt là của người Kinh.

Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay - 15

Sự biến đổi quan hệ dòng họ một phần do sự tác động của các yếu tố bên ngoài, một phần là do bản thân chủ thể người Tày. Đặc biệt là ý thức chủ quan của bản thân mỗi người đều muốn tiếp thu văn hóa của cộng đồng dân tộc khác và thay đổi lối sống văn hóa của dân tộc mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Vi Văn An (2009), Người Tày ở Việt Nam, Nxb. Thông tấn, Hà Nội.

2. Vi Văn An (1988), “Đôi nét về dòng họ người Thái vùng đường 7, tỉnh Nghệ Tĩnh”, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, tr.81 – 93.

3. Nguyễn Thị Huyền Anh (2001), Hôn nhân của người Tày ở xã Quảng Chu, Chợ Mới, Bắc Kạn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

4. Lê Minh Anh (2000), Dòng họ và quan hệ dòng họ của người Việt ở làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

5. Lê Minh Anh (2014), Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình (Nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn), Luận án Tiến sĩ Nhân học, Học viện Khoa học xã hội.

6. Đỗ Thị Phương Anh (2006), Văn hóa dòng họ Nguyễn Quý ở làng Đại Mỗ (xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Tư liệu tại Thư viện Dân tộc học.

7. Nguyễn Tuấn Anh (2001), “Quan hệ dòng họ với đời sống kinh tế hộ gia đình ở một xã nông thôn Bắc Trung Bộ”, tạp chí Xã hội học, Số 4, tr. 55 – 62.

8. Nguyên Tuấn Anh (2010), Kinship as Social Capital: Economic, Social

and Cultural Dimensions of Changing Kinship Relations in a Northern Vietnamese Village. Doctoral dissertation. Vrije Universiteit Amsterdam, The Netherlands. ISBN/EAN: 978-90-5335-271-7. 278

pages, 2010.

9. Nguyễn Tuấn Anh (2011), “Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí Xã hội học, số 3, tr. 9 – 17.

10. Nguyễn Tuấn Anh (2012), “Quan hệ họ hàng – một nguồn vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 01, tr. 35-37.

11. Triều Ân, Hoàng Quyết (2010), Tục cưới xin của người Tày, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Thanh Bình (2013), “Tổng quan nghiên cứu và những biến đổi của dân tộc Tày từ năm 1980 đến nay”, Tạp chí Dân tộc học, số 5, tr. 48-57.

13. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

14. Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề Dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

15. Phan Đại Doãn (1999), “Cơ sở kinh tế và thể chế tong pháp của dòng họ người Việt”, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, tr. 3 – 9.

16. Phan Đại Doãn (2003), Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế, văn hóa, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

17. Anh Dũng (2015), Chi lăng: phát trển chăn nuôi. Truy cập ngày 13/7/2015, từ http://baolangson.vn.

18. Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

19. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng, phép nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

20. Hồ Ly Giang (2013), Dòng họ của người Hmông Trắng tỉnh Sơn La, Luận án Tiến sĩ, thư viện Viện Dân tộc học.

21. Pierre gourou (2004), Người nông dân ở Bắc Kỳ, Nxb. Trẻ - Trung tâm ngôn ngữ và văn minh Pháp.

22. Phạm Thị Thu Hà (2008), Then giải hạn của người Tày ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học KHXH&NV.

23. Phạm Thị Thu Hà (2012), Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ Đổi mới (1986) đến nay, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH&NV.

24. Lương Thị Hạnh (2010) “Tập tục ma chay cổ truyền của người Tày Bắc Kạn”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 4, tr.67-73

25. Bế Văn Hậu, Mai Văn Huyên (2012), “Mấy ghi nhận về biến đổi quan hệ gia đình người Tày ở Lạng Sơn thời đổi mới”, Tạp chí Xã hội học, Số 2, Tr. 54 – 60.

26. Bế Văn Hậu (2012), Nghiên cứu một số nét biến đổi văn hóa người Tày tại Lạng Sơn trong quá trình Đổi mới kinh tế - xã hội, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

27. Bế Văn Hậu (2011), “Tôn giáo, tín ngưỡng của người Tày, Nùng- truyền thống và hiện đại”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 11, Tr.29-38.

28. Nguyễn Thu Hiền (2015) , Quan hệ dòng họ ở làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) - truyền thống và biến đổi, Luận án Tiến sĩ Nhân học, Học viện Khoa học xã hội.

29. Phạm Quang Hoan (2000), “Một số nghi lễ phản ánh bản sắc và tính cố kết dòng họ của người Hmông”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, tr. 62

30. Pham Quang Hoan (1995), “Một số nghi lễ liên quan đến dòng họ ở người Hmông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, Tr. 14 – 20.

31. Hà Thu Hương (2006), “Quan hệ văn hóa Tày – Việt trong tiến trình lịch sử tư tưởng văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, Số 3, tr.20 – 25.

32. Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày, Nùng, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.

33. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

34. Hoàng Thị Miên (2004) “Một số thay đổi về tập tục của dân tộc Tày ở tỉnh Yên Bái trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

35. Lục Văn Pảo (1996), Ngôn ngữ văn hoá Tày- Nùng: Báo cáo điền dã, Tư liệu Viện Dân tộc học.

36. Hoàng Quyết (1995), Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

37. Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn (1993), Văn hóa truyền thống Tày, Nùng. Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

38. Nguyễn Anh Tuấn (2011), “Sổ nợ đời - Vốn xã hội: Định đề giới hạn về trao đổi xã hội hay những mối liên hệ liên chủ thể (tiếp cận Nhân học từ một đám ma ở làng Nùng Phàn Slình tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Dân tộc học, số 5, tr. 25 – 34.

39. Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên) (2016), Văn Hóa truyền thống dân tộc Tày ở Tuyên Quang, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

40. Hà Đình Thành (Chủ biên)(2010), Văn hóa dân gian Tày - Nùng ở Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

41. Ngô Đức Thịnh (1997), “Văn hóa các dòng họ ở Nghệ An”, trongHội văn nghệ dân gian Nghệ An, Sở Khoa học công nghệ và môi trường Nghệ An, Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình Nghệ An, Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian 1997, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, NXB Nghệ An.

42. Hoàng Hoa Toàn (1998), “Nguồn gốc lịch sử các tộc người Tày, Nùng ở Việt Nam” Tạp chí Dân tộc học, Số 2, Tr. 29 – 42.

43. Nguyễn Bá Thủy (2004), Di dân tự do của đồng bào Tày, Nùng, Hmông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đăk Lăk (1986 -2000), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

44. Dương Thuấn, Văn hóa Tày ở Việt Nam và tiến trình hội nhập văn hóa, Nxb Tri Thức

45. Cầm Trọng (1977), “Quan hệ dòng họ trong các bản của người Thái ở vùng Tây Bắc”, Tạp chí Dân tộc học, Số 1, tr. 73 - 80

46. La Công Ý (2010), Đến với người Tày và văn hóa Tày, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

47. La CôngÝ, Nguyễn Văn Huy, Đỗ Thuý Bình (1980), “Một số vấn đề nguyện vọng và nhu cầu về đời sống tinh thần của đồng bào Tày, Nùng ở vùng Cao Bằng và Lạng Sơn”, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, tr. 69- 78.

48. La Công ý và cộng sự:“Truyền thống và hiện tại trong đời sống tinh thần của người Tày- Nùng ở Cao- Lạng”, Sưu tập Dân tộc học, 1979, tr. 216-218.

49. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

50. Nguyễn Thị Yên (2006), Then Tày, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

51. Nguyễn Thị Yên (2009), Tín ngưỡng dân gian Tày – Nùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

52. Đặng Nghiêm Vạn (1998), “Bàn về dòng họ người Việt”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr. 7 -14

53. Trần Quốc Vượng (1997), “Đôi lời về văn hóa dòng họ ở Việt Nam”, trong Văn hóa các dòng họ ở Nghệ An với sự nghiệp thực hiện chiến lược con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI – Kỷ yếu hội thảo, Nxb Nghệ An

54. UBND xã Quang Lang (2015), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.

55. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

56. Viện Dân tộc học (19920, Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam= The Tay and Nung nationalities in Vietnam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh

57. Bourdieu, Pierre(1986), The Forms of Capital. Trongsách Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education,Chủ biên: John G. Richardson. NXB Greenwood, New York, 241-258.

58. Carsten, Janet. (2004), After Kinship. Cambridge University Press; Lévi- Strauss, Claude. 1969. The Elementary Structures of Kinship. Tái bản và dịch từ tiếng Pháp. Boston, MA: Beacon Press

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022