Kết Quả Khảo Sát Về Việc Thu Phí Dịch Vụ Tham Quan Hồ Tây , Bảng

+ Nâng cao dân trí đề cao vai trò của người dân trong việc bảo vệ môi trường khu vực hồ Tây. Cần có tuyên truyền sâu rộng về tiềm năng văn hóa, kinh tế, xã hội của hồ Tây, đồng thời tuyên truyền ảnh hưởng của môi trường khu vực hồ Tây tới môi trường của cả thủ đô. Công tác tuyên truyền này có thể được xây dựng thành chương trình trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí. Hoặc soạn thảo thành những tờ bướm, tờ rơi phát cho những người dân sống và làm việc quanh hồ cũng như những du khách đến với hồ.

+ Phổ biến sâu rộng luật môi trường cho học sinh, các đoàn thể và nhân dân quanh hồ, các nhà quản lý có những buổi nói chuyện ngoại khóa với các em học sinh về tầm quan trọng của môi trường sinh thái, thực trạng cảnh quan môi trường hồ Tây và các giá trị về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội của khu vực với sự phát triển của thủ đô. Cũng như vai trò của các em trong công tác bảo vệ môi trường thiên nhiên khu vực này.

+ Phải tổ chức cộng đồng xã hội tham gia và bảo vệ môi trường hồ Tây và nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở trong công tác này. Hoạt động của đô thị là sự vận động của một thực thể phức tạp, vì vậy ngoài việc ngày càng hoàn thiện luật lệ thì sự tham gia của cộng đồng từ nhận thức đến kiểm tra, phát triển và bảo vệ là yếu tố đã được xác định ngay cả với các đô thị hiện đại của các nước phát triển. Ở đây dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.

+ Vận động dân quanh hồ hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế sự tồn lưu của chúng trong đất và một phần bị rửa trôi xuống hồ làm ô nhiễm nước hồ.

+ Mỗi phường cần thành lập các câu lạc bộ bảo vệ hồ Tây, hàng tuần đi tuần tra và tổ chức các hoạt động thiết thực như thu gom rác thải, quét dọn vỉa hè, lòng đường ven hồ Tây…

+ Cần đặt nhiều hơn các thùng rác công cộng để du khách cũng như người dân không xả rác xuống lòng hồ, vỉa hè…

+ Thu phí tham quan hồ Tây để lấy kinh phí tu tạo, xây dựng đội ngũ quản lý được tốt hơn. Từ trước tới nay, mọi người đến tham quan hồ Tây đều được hưởng lợi từ môi trường nơi đây như quang cảnh, không khí thoáng mát nhưng chưa ai trả tiền cho nguồn vốn từ nhiên nhiên này. Kinh phí quản lý hồ từ nhà nước không được nhiều, đội ngũ cán bộ mỏng cùng với diện tích hồ rộng càng làm cho công tác quản lý càng trở nên khó khăn. Với chi phí chi trả dự tính từ 5000-10000 VNĐ/người cho du khách thăm quan hồ Tây, ước tính mỗi ngày có khoảng 1000 lượt khách thăm quan thì mỗi ngày thu đc khoảng từ 5 triệu- 10 triệu phí dịch vụ. Đây là con số thu phí khởi đầu để xây dựng, tu tạo hồ Tây cùng với các công trình mà UBND thành phố đã phê duyệt. Xây dựng đài phun nước, công viên, cây xanh, đường nội bộ, hàng rào chắn xung quanh hồ vừa dễ dàng trong công tác quản lý,lại không còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè lòng đường ven hồ để kinh doanh, chấm dứt tình trạng người dân sinh sống ven hồ xả rác, câu cá trộm.

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về việc thu phí dịch vụ tham quan hồ Tây, Bảng

hỏi ( phụ lục 4):


Số tiền

Số phiếu

3.000 VNĐ

32

5.000VNĐ

27

7.000VNĐ

24

10.000VNĐ

17

Tổng: 100 phiếu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội - 12

Nguồn: [Tác giả, 2015]


Sau khi xây dựng xong các công trình theo phê duyệt của UBND thành phố về quy hoạch phân khu đô thị hồ Tây và phụ cận có thể xem xét tăng giá thu phí dịch vụ thăm quan hồ Tây lên 10.000-30.000 VNĐ/người.

b. Giải pháp về văn hóa


Hiện tại xung quanh hồ Tây có khoảng 64 di tích lịch sử, trong đó có 24 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật cấp quốc gia. Việc bảo tồn nâng cấp các di tích, thắng cảnh này cần đề cập một cách cụ thể và có sự đầu tư lớn của Nhà nước kết hợp với sự đóng góp của nhân dân, hoàn thiện các lễ hội phù hợp với yêu cầu vừa dân tộc vừa hiện đại. Hiện nay mới chỉ có Đền Quán Thánh thu phí thăm quan đền với giá vé là 10.000 VNĐ/ người đối với người lớn, miễn phí vé đối với trẻ em. Nếu áp dụng thu phí thăm quan cho 24 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật cấp quốc gia thì sẽ có kinh phí bảo tồn các di tích này cũng như quản lý bảo tồn hồ Tây được tốt hơn.

Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, làng hoa, cây cảnh, cá cảnh. Môi trường cảnh quan của các làng nghề cổ truyền phải phù hợp với quy hoạch chi tiết Hồ Tây cần phải được làm rõ và chính sách cụ thể: Các nghề bảo tồn, phương án bảo tồn, phương án giải quyết cho dân về kinh phí, đào tạo nghề nghiệp để bảo tồn các làng nghề này. Đây là một đặc trưng của vùng hồ thu hút khách tham quan du lịch.

Trong các cụm dân cư đang làm nghề trồng trọt trong khu vực hồ, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại nhằm không gây ô nhiễm cho nước hồ. Các làng hoa truyền thống xung quanh hồ cần bảo tồn và phát triển một cách hài hòa với quy hoạch khai thác, phát triển hiện đại về khoa học- xã hội không gian hồ Tây.

Trên cơ sở các khu vực đã được Chính phủ phê duyệt, lập các dự án công nghiệp giải trí hiện đại như (Thủy cung, cầu trượt, bể bơi, công viên nớc, sân tenis v.v…). Mở thêm các tuyến du lịch bằng xe điện, thuyền trên vành đai ven hồ và dưới nước. Kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm nâng cao ưu thế sẵn có của cả khu vực góp phần vào bảo vệ sự bền vững môi trường khu vực.

Nguồn tài chính thu được từ các khoản tiền lệ phí, tiền phạt kinh doanh dịch vụ… Sau khi trích nộp theo nội quy, số còn lại dể đầu tư trở lại, nâng cấp cơ sở hạ tầng và quản lý khai thác bảo vệ cảnh quan môi trường trong khu vực hồ Tây.

Lập thành Câu lạc bộ những người yêu hồ Tây và xem xét thành lập chi hội bảo vệ thiên nhiên môi trường hồ Tây.


3.6.4 Giải pháp về nâng cao nhận thức của cộng đồng


Vấn đề môi trường và bảo vệ cảnh quan đang trở thành đề tài nóng hổi tại Việt Nam, tuy nhiên ý thức của người dân nhìn chung vẫn chưa cao, phần lớn đều chưa có thói quen bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nơi công cộng như vườn hoa, công viên, hồ nước điều hòa.

Vai trò của cộng đồng trong các hoạt động xã hội ngày càng rõ nét, đặc biệt trong hoạt động bảo vệ môi trường. Để phát huy tối đa vai trò này, nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường phải được nâng cao thông qua việc cung cấp thông tin và cùng tham gia trong các sự kiện, hoạt động xã hội.

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường cần thành lập nhiều câu lạc bộ môi trường, các web, các chương trình với lối sống xanh cùng với những hoạt động thiết thực.

Nhận thức vấn đề đúng dẫn đến thái độ đúng và sẽ có hành động đúng.


3.6.5 Giải pháp giám sát, đánh giá


Hiện nay, các công viên, vườn hoa, các hồ tại Thủ đô Hà Nội đang gặp phải một số vấn đề trong vận hành, quản lý và hồ Tây cũng không phải là một ngoại lệ. Đất ven hồ, đất ở công viên được chia nhỏ để xây dựng các nhà hàng, bãi đỗ xe, các dịch vụ vui chơi giải trí. Phần nhiều các hạng mục lấn chiếm đất công này đều không có giấy phép xây dựng và sử dụng sai mục đích ban đầu. Cùng với đó là vấn đề vệ sinh môi trường và cảnh qun nhếch nhác, bẩn thỉu do rác thải bị người dân và khách tham quan xả ra mặc dù thùng rác được bố trí đầy đủ.

Từ thực trạng trên đòi hỏi cần có những phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan chức năng về việc lấn chiếm đất công, và đặc biệt cần thành lập đội ngũ giám sát việc sử dụng đất công có đúng mục đích hay không để từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


A. KẾT LUẬN


Hồ Tây có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, lịch sử truyền thống của thủ đô Hà Nội. Hồ Tây cùng với khu phụ cận tạo thành một tổng thể ngày càng có tiềm năng về phát triển kinh tế- xã hội, phát triển du lịch thắng cảnh và du lịch sinh thái. Quá trình đô thị hóa đã làm cho môi trường hồ Tây trở nên ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy việc bảo vệ hồ Tây là công việc cần thiết và cấp bách, cần có sự chung tay của chính quyền thành phố và của cộng đồng.

Các chức năng/giá trị của hồ Tây, đặc biệt là chức năng văn hóa rất đa dạng, quan trọng trong sự phát triển của thủ đô; tuy nhiên các chức năng/ giá trị này đang bị suy giảm nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường chất thải rắn và lỏng; việc khai thác và tận dụng hồ Tây ngày càng nhiều hơn, vấn đề bảo vệ và duy trì chưa tương xứng với những giá trị, chức năng đó.

Hệ động, thực vật trong hồ Tây khá phong phú, đa dạng là cơ sở tiềm năng để phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản, tuy nhiên tiềm năng này đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm.

Quá trình phát triển đô thị tại Quận Tây Hồ nói riêng và thủ đô nói chung ngày càng mạnh mẽ, hồ Tây phải chịu càng nhiều áp lực trong việc xử lý, và thu nhận các loại chất thải, các yếu tố bất lợi.

Để quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững hồ Tây, một số nhóm giải pháp có thể áp dụng là: (1) Các chính sách cần đồng bộ, không chồng chéo; (2) Quy hoạch cần chi tiết, khoa học; (3) Các giải pháp về kinh tế-văn hóa-xã hội cần được kịp thời và hiệu quả;(4) Các giải pháp về nâng cao nhận thức của cộng đồng để có thái độ , hành vi đúng và cần phải giảm sát, đánh giá các hoạt động quản lý chặt chẽ và phù hợp hơn.

B. KHUYẾN NGHỊ


- Tăng cường công tác quản lý và kiểm soát việc xả thải trực tiếp xuống hồ, nghiên cứu các phương án phù hợp trong việc xả thải.

- Quan trắc chất lượng môi trường hồ Tây thường xuyên, thu gom rác thải định kỳ, đưa ra cảnh báo sớm trong trường hợp ô nhiễm trở lên nghiêm trọng.

- Ứng dụng các biện pháp xử lý, đặc biệt là các biện pháp sinh học làm sạch nước hồ cùng với bảo tồn được các chức năng của hệ sinh thái.

- Tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử đã phát triển để phát triển dịch vụ, du lịch và văn hoá.

- Tiến hành thu phí dịch vụ tham quan hồ Tây để có kinh phí xây dựng các công trình vui chơi giải trí trong khu vực của hồ cũng như kinh phí quản lý, bảo tồn được tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt


1. Ban Quản lý hồ Tây (2014), Báo cáo tổng hợp thực hiện đề án Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái hồ Tây, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý, Hà Nội, 2014.

2. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (1995), Quy chuẩn chất lượng quốc gia về chất lượng nước mặt, Hà Nội, 1995.

3. Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nghị định của chính phủ số 69-CP ngày 28 tháng 10 năm 1995 về thành lập quận Tây Hồ thuộc thành phố Hà Nội.

4. Cổng thông tin điện tử quận Tây Hồ, (2012), Giới thiệu quận Tây Hồ, http://tayho.gov.vn/tayho/portal/vi/News-details/148/89/Gioi-thieu-quan.html (1/10/2015).

5. Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2015), Niên giám thống kê Hà Nội 2014, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2015.

6. Lê Anh Dũng, (2015), Sông hồ Hà Nội lại ngập rác mùa Vu Lan, Vietbao.vn, http://pda.vietbao.vn/Khoa-hoc/Song-ho-Ha-Noi-lai-ngap-rac-mua-Vu- lan/22258790/197/ (15/10/2015).

7a. Lê Diên Dực (chủ biên) và Hoàng Văn Thắng (2012), Đất ngập nước Tập 1, Các nguyên lý và sử dụng bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2012.

7b. Lê Diên Dực (chủ biên) và Hoàng Văn Thắng (2012), Đất ngập nước Tập 2, Quản lý và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2012.

8. Đỗ Hồng Đức (2015), Thực hư chuyện rùa tai đỏ đang đe dọa Hồ Gươm, Báo điện tử Tri thức trẻ, http://ttvn.vn/khoa-hoc/thuc-hu-chuyen-rua-tai-do-dang-de-doa- cu-rua-ho-guom-220152590650132.htm (15/10/2015).

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí