Biến Đổi Quan Hệ Dòng Họ Trong Hoạt Động Kinh Tế Và Đời Sống Xã Hội Từ Năm 1986 Đến Nay

cũng như bổn phận của chủ thể với mối quan hệ xã hội nhưng qua đó đã tạo nên sự gắn kết trong mạng lưới xã hội hiện nay.

Tang ma người Tày là nghi lễ trong chu kỳ đời người thể hiện sâu sắc quan hệ dòng họ. Hỗ trợ, giúp đỡ gia đình tang chủ một mặt để bày tỏ tấm lòng với người đã khuất, mặt khác cũng giúp người thân của họ vượt qua đau thương, mất mát. Đồng thời, cho thấy quan hệ tình cảm keo sơn gắn bó trong dòng họ của người Tày Quang Lang.

3.2.3 Biến đổi quan hệ dòng họ trong sinh đẻ

“Giàu con hơn giàu của” cũng như nhiều dân tộc khác, người Tày cũng quan niệm như vậy. Với họ, yếu tố quan trọng tạo nên hạnh phúc của một gia đình là con cái. Hơn cả, với người phụ nữ, nó còn là trách nhiệm với gia đình, với dòng họ. Đã làm thân đàn bà con gái “không có con thì thua, không có chồng thì hèn” (Bấu mì lục lẻ slua, bấu mì phua lẻ xẻn) (La Công Ý 2010, tr. 273).

Ở người Tày, sản phụ và đứa trẻ mới sinh rất được người thân, đặc biệt là những người phụ nữ trong gia đình như mẹ, chị em gái, chị em chồng quan tâm, chăm sóc tận tình chu đáo. Họ là những người từng trải, có kinh nghiệm và cùng là phụ nữ thuận tiện hơn cho việc chăm nom. Trong những tháng đầu, sản phụ sinh con ngoài được ăn những món ăn nóng và bổ dưỡng (cơm nếp, gà, móng giò…) họ còn kiêng kỵ rất kỹ nên mọi công việc trong sinh hoạt đến sản xuất đều được mọi người trong gia đình và dòng họ giúp đỡ.

Khi trong nhà có người sinh con, để báo hiệu nhà có cữ, tránh người lạ vào ngay khi đứa trẻ trào đời, người ta buộc lên bên cạnh cánh cửa một túm cành lá màu xanh, đến khi nào héo thì thay lá mới. Đồng thời, những gia đình có tang ma, người mang thai, người đang hành kinh không được đến thăm đứa trẻ trong tháng đầu tiên.

Cũng như nhiều dân tộc khác, phụ nữ người Tày Quang Lang sau khi sinh thường được họ hàng nội ngoại gần xa đến thăm hỏi và tặng quà. Người thực hành việc thăm hỏi sản phụ theo quan sát chủ yếu là phụ nữ. Việc thăm hỏi có thể kéo dài hết những tháng ở cữ (3 tháng 10 ngày), tuy nhiên chủ yếu

diễn ra trong tháng đầu. Quà tặng dành cho phụ nữ sau sinh chủ yếu là những loại thức ăn nhiều dinh dưỡng như trứng gà, thịt gà, chân giò, gạo nếp…để gia đình chế biến cho sản phụ ăn tăng cường sức khỏe và có nhiều sữa nuôi con. “Khi trong dòng họ có người sinh đẻ, anh em họ hàng gần xa đều đến thăm hỏi, tặng cho phụ sản gà, chân giò, gạo nếp, trứng…và còn chia sẻ cách thức chăm sóc con nhỏ, mong muốn phụ sản và đứa trẻ mạnh khỏe” (bà Vi Thị H, 79 tuổi).

Trước đây, khi đứa trẻ ra đời được 3 ngày, người Tày thường làm một lễ cúng nhỏ để trình báo với bà mụ, đồng thời tẩy uế, thanh trần, xua đổi tà ma, khí độc. Nếu là đứa trẻ đầu lòng, người Tày sẽ lập một bàn thờ mụ ở góc buồng, cạnh giường sản phụ. Họ thường thắp hương vào mồng 1, ngày rằm cầu mong đứa trẻ luôn ngoan ngoãn, mạnh khỏe, hay ăn, chóng lớn. Để lập bàn thờ mụ gia đình phải mời thầy cúng về đảm nhiệm, phần lễ do họ ngoại chuẩn bị (một con lợn quay, một đôi gà, gạo, tiền…). Trong ngày này, gia đình sản phụ chỉ mời anh em họ hàng nội ngoại thân thích, khi đến họ cũng có một phần quà nhỏ thường là tiền để đặt lên bàn thờ mụ thắp hương cầu cho đứa bé mạnh khỏe. Nếu như trước đây hầu hết đứa trẻ sinh ra đều được lập bàn thờ mụ, thì hiện nay chỉ một vài trường hợp đứa bé sinh ra quấy khóc hay ốm đau bệnh tật họ mới lập bàn thờ mụ.

Khi đứa trẻ tròn một tháng, người Tày Quang Lang thường làm lễ đầy tháng (non ẻng). Đây là nghi lễ quan trọng, được tổ chức khá lớn, với nhiều khách mời ngoài họ hàng còn có bạn bè và hàng xóm láng giềng, thường lên đến hơn 10 mâm cỗ. “Lễ đầy tháng cho trẻ sơ sinh được tổ chức khá lớn, đặc biệt với đứa con đầu lòng. Ngày này anh em họ hàng gần xa đều đến thăm hỏi và mừng quà đầy tháng cho đứa trẻ” (bà Vi Thị Ph, 61 tuổi). Trước đây, quà mừng đầy tháng trẻ chủ yếu là thực phẩm: gà, chân giò, trứng, nhưng nay trong bối cảnh kinh tế phát triển tặng phẩm đã được thay bằng tiền, trung bình khoảng 200 nghìn đồng trở lên. Ngoài ra, họ ngoại còn phải chuẩn bị riêng tặng cháu một con lợn quay và một chiếc nôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Ngoài tặng phẩm, các gia đình trong dòng họ thường đến chăm sóc cho sản phụ và đứa trẻ, chia sẻ kinh nghiệm tri thức truyền thống dân tộc trong chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như giúp gia đình sản phụ công việc nhà cửa và ruộng đồng. Điều này đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều cho gia đình sản phụ và đứa trẻ.“Khi phụ nữ sinh đẻ, anh em họ hàng đến thăm hỏi, chăm sóc, chỉ bảo cách chăm sóc đứa trẻ. Những gia đình neo đơn, vợ ở cữ, các thành viên trong họ sẽ thay phiên nhau đến làm giúp từ việc giặt giũ, chăm sóc cháu nhỏ cho đến cấy cày, gặt hái…”( bà Vi Thị T, 83 tuổi)

Có thể thấy rằng, sự hỗ trợ của người Tày không chỉ trong những khi có “công to việc lớn”, mà còn cả trong vấn đề sinh đẻ của người phụ nữ cũng rất được quan tâm. Với họ, sự hỗ trợ của anh em trong dòng họ không chỉ là tặng phẩm mà quan trọng hơn cả là sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ.

Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay - 12

Tiểu kết chương 3

Quan hệ dòng họ người Tày được in dấu ấn đậm nét thông qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các nghi lễ vòng đời. Quan hệ này đã có nhiều biến đổi sau công cuộc đổi mới đất nước (1986). Tuy nhiên, ở giai đoạn nào dòng họ cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ, chia sẻ cả về vật chất lẫn tinh thần. Tạo sự liên kết vững chắc mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày được thể hiện rất sôi động, thông qua tục lệ tảo mộ, giỗ tổ, giỗ ông bà bố mẹ và các dịp lễ, tết cổ truyền hàng năm. Các hoạt động này được khôi phục và củng cố hơn sau những năm dài chiến tranh và thời kỳ hợp tác xã. Ngoài giá trị tâm linh, tinh thần cội nguồn, nó còn là sợi dây liên kết các thành viên trong dòng họ lại với nhau, tạo nên quan hệ gắn bó, đoàn kết trong dòng họ.

Nghi lễ vòng đời: tang ma, cưới xin, sinh đẻ luôn là những hoạt động tín ngưỡng thể hiện rõ nhất nét văn hóa đặc sắc của người Tày. Sự giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ động viên về vật chất lẫn tinh thần của anh em họ hàng luôn đóng vai trò quan trọng, giúp cho các gia đình khi có công có việc giảm bớt đi gánh nặng, cùng nhau chia sẻ niềm vui và cả nỗi buồn. Đồng thời, sự hiện diện của anh em họ hàng trong các nghi lễ này luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, sự nề nếp gia phong của một dòng họ. Hiện nay, nhờ sự phát triển kinh tế, điều kiện sống của người dân được nâng cao, hỗ trợ của dòng họ trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cường về số lượng người tham gia và giá trị vật chất. Hình thức hỗ trợ đã được chuyển từ vật phẩm sang tiền mặt. Mối quan hệ không còn dừng lại ở họ nội, mà cả họ ngoại và họ thông gia. Qua đó cho thấy thông qua các nghi lễ chu kì đời người, sự hỗ trợ của dòng họ đã tạo nên một mạng lưới quan hệ xã hội, cố kết con người lại với nhau và tạo ra một nguồn vốn quan trọng trong cộng đồng.

Chương 4: Biến đổi quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội từ năm 1986 đến nay

Từ sau năm 1986, công cuộc Đổi mới đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân cả nước nói chung và người Tày Quang Lang nói riêng. Mốc son quan trọng đánh dấu bước thay đổi đối với cuộc sống người Tày Quang Lang là từ khi áp dụng chính sách Khoán 10 (Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị) sau đó là quá trình giải thể hợp tác xã nông nghiệp và việc ban hành luật đất đai năm 1993. Hộ gia đình được xác nhận trở lại là đơn vị sản xuất và kinh doanh độc lập. Trong bối cảnh ấy, vai trò của dòng họ dần được phục hồi sau một thời gian dài của chiến tranh và kinh tế bao cấp. Các thành viên trong họ có xu hướng liên kết với nhau hơn để giúp đỡ, chia sẻ cùng nhau trong cuộc sống thường nhật. Đồng thời, trước sự thay đổi của cơ chế kinh tế, không hộ nông dân nào có đủ mọi nguồn lực để có thể hoàn toàn tự chủ trong việc sản xuất và kinh doanh của mình. Trong hoàn cảnh ấy, người ta phải viện đến chỗ dựa mới mà trước hết là các mối quan hệ họ hàng cận huyết như cha mẹ và anh chị em ruột, sau nữa là các mối quan hệ họ hàng nội ngoại gần xa (Bế Văn Hậu 2012, tr. 164). Chương này trình bày thực tiễn vai trò và sự biến đổi của quan hệ dòng họ người Tày ở Quang Lang trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ cũng như một số khía cạnh trong đời sống xã hội từ sau Đổi mới đến nay.

4.1. Biến đổi quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế.

4.1.1 Biến đổi quan hệ dòng họ trong sở hữu và sử dụng đất đai.

Giống như ở người Kinh (Việt) một số dòng họ Tày ở một số nơi trước kia có ruộng hương hoả - là tài sản chung của cả dòng họ (La Công Ý, 2010, tr. 237). Từ trước đến nay các dòng họ Tày ở Khun Phang và Làng Đăng không có sở hữu đất đai chung như vậy mà chỉ có đất canh tác riêng của các hộ gia đình.

Đất canh tác nông nghiệp của người Tày Quang Lang bao gồm đất ruộng, nương rẫy và đất rừng. Hiện tại, hai thôn Khun Phang và Làng Đăng

có 21,8 ha đất ruộng. Ngoài 2 vụ lúa, ngô như trước kia, trên đất ruộng, từ những năm 2000 người dân đã đưa vào trồng thêm 1 vụ khoai tây, dưa hấu, bí xanh hay gần đây là ớt để bán cho các công ty và tư thương. Hiện tại khoảng 60% hộ gia đình ở đây trồng các cây hàng hoá, đặc biệt là cây ớt. Với năng suất trung bình 170kg thóc/1 sào ruộng, 300kg ớt/1 sào, mỗi sào ruộng mỗi năm hiện nay cho các hộ thu nhập khoảng 340kg thóc và 5 triệu đồng tiền bán ớt.

Cả hai thôn có 65ha đất rừng. Năm 1999, chương trình giao đất giao rừng và trồng rừng trong dự án Việt – Đức1 đã tiến hành giao khoán trồng và bảo vệ rừng thông cho các hộ gia . Ở thời điểm đó, các hộ gia đình có rừng trước đó tiếp tục quản lý diện tích rừng của mình và nhận khoán trồng rừng từ dự án. Các hộ gia đình khác được khuyến khích nhận trồng rừng. Điểm mấu chốt trong cách quản lý của các chương trình mới này là gắn chặt trách nhiệm, quyền lợi của từng hộ dân với mảnh đất mà họ được phân công hoặc đấu thầu trông coi, canh tác. Nhờ đó, từ nhiều diện tích đất rừng bị khai hoang

một cách ồ ạt, thiếu tính toán trước Đổi mới (nhằm lấy diện tích đất trồng lương thực để khắc phục tình trạng thiếu đói trầm trọng) nay được phủ xanh (chỉ khai thác khi gỗ đến tuổi và trồng xen canh một số cây ăn quả như chuối, vải, nhãn). Tuy nhiên, không phải hộ gia đình nào cũng sở hữu đất rừng. Ở thời điểm nhận khoán rừng có tới 80% hộ gia đình có đất rừng nhưng cho tới nay do sự gia tăng dân số, chỉ có 44% hộ gia đình được hỏi có sở hữu loại đất này. Hơn nữa, các cây trồng dự án đưa ra cho đến nay chưa mang lại nhiều hiệu quả về thu nhập.

Ngoài hai loại đất trên, người Tày ở hai thôn có một diện tích nhỏ đất nương rẫy, 9 ha. 46% hộ gia đình có sở hữu loại đất này và dùng để trồng các cây ăn quả như vải, nhãn, na bán ra thị trường, mỗi năm cho thu nhập khoảng 10-20 triệu đồng. Diện tích đất vườn ở đây cũng ít. Chỉ có 47% hộ gia đình có



1 Dự án trồng rừng Việt – Đức được triển khai ở Quang Lang từ năm 1999. Theo đó, dự án cấp giống, tiền công chăm sóc để trồng rừng thông. Mỗi hộ thời điểm đó nhận khoảng 300-400 cây với số tiền hỗ trợ là 20 triệu đồng, một số hộ nhận nhiều nhất là 1000 cây.

đất vườn với diện tích đa phần là ít hơn 360m2. Các hộ gia đình thường trồng rau phục vụ nhu cầu hàng ngày. Một số hộ trồng rau để bán ra ngoài thị trấn, mỗi ngày cho thu nhập khoảng 200.000 đồng.

Trước thời kỳ tập thể hoá, đất đai người Tày có được gắn liền quá trình tự do khai hoang, phục hóa những vùng thung lũng, đồi núi để biến thành bản làng với những cánh đồng, nương rẫy,vườn tược…Khi người Tày đến khai phá vùng đất này, đất đai hầu hết không có chủ sở hữu, gia đình, dòng họ nào đặt chân đến trước sẽ khai phá được những mảnh đất tốt, bằng phẳng. Các gia đình trong dòng họ thường khai thác những mảnh đất liền khoảnh, cận kề nhau để thuận tiện cho việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong canh tác, chăm bón, thu hoạch. Hai dòng họ Vi, Lô có công “khai sơn, phá thạch” nên họ đã khai phá được những mảnh đất đẹp nhất, gần làng bản và liền kề nhau. Dù đất đai vốn là nguồn sinh nhai chính với người Tày, nhưng ở trước kia anh em họ hàng sẵn sàng cho nhau mảnh đất để sinh sống, canh tác. Vì một lý do nào đó chủ sở hữu không sử dụng đến mảnh đất đó nữa thì những người trong dòng họ sẽ được ưu tiên trước, sau đó mới đến những người khác họ nhưng trong cùng một bản.

Đối với đất rừng, giai đoạn trước Đổi mới, thuộc quyền sở hữu chung của làng bản, các thành viên đều được quyền sử dụng khai thác và phải có trách nhiệm bảo vệ.“Trước Đổi mới đất rừng là tài sản chung, không thuộc của riêng ai, nhưng bất kì ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ” (ông Vi Văn Th, 72 tuổi). Rừng đầu nguồn, rừng cấm không bất kỳ ai được khai thác những cây gỗ to, gỗ quý và làm bẩn nguồn nước, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo luật tục của cộng đồng.

Trước khi tham gia phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, hầu hết các gia đình người Tày ở Quang Lang đều có ruộng nước canh tác, trung bình mỗi hộ có khoảng 2 mẫu. Từ những năm 1960 đến 1980 người Tày bắt đầu tham gia vào phong trào hợp tác xã nông nghiệp. Cộng đồng người Tày miền núi phía Bắc là một trong những tộc người thiểu số chịu tác động sớm nhất và

nhiều nhất từ phong trào này (Nguyễn Thị Thanh Bình, tr. 22). Ở người Tày Quang Lang, hợp tác xã được hình thành trên cơ sở các thôn bản và ruộng đất của các hộ gia đình người Tày khai phá được qua nhiều thế hệ, kết hợp với ruộng đất của người Kinh lên xây dựng kinh tế mới. Lúc này hợp tác xã là chủ sở hữu đất, mọi sinh hoạt, công tác đều do hợp tác phân công và chỉ đạo quản lý. Thôn Làng Đăng, Khun Phang cùng vào hợp tác xã Tiền phong. Những năm đầu của công cuộc này, mọi người dân đều hồ hởi, phấn khởi đi vào làm ăn hợp tác xã. Nhưng đến khoảng đầu những năm 1980, do sức ép dân số, mô hình quản lý, điều hành của các hợp tác xã đã dẫn đến thiếu hụt lương thực trầm trọng.

Công cuộc Đổi mới với chính sách Khoán 10 trong nông nghiệp là bước quan trọng của quá trình giải thể hợp tác hóa, ruộng đất được hoàn trả lại và giao khoán lâu dài cho người nông dân. Hộ gia đình được xác nhận trở lại trên cơ sở đơn vị tự chủ sản xuất. Kể từ đây, sản xuất nông nghiệp được tăng cường, đẩy mạnh. Nhưng một điều thực tế đã xảy ra ngay sau đó là phong trào đòi phân chia lại ruộng đất của tổ tiên, cha ông đã đem góp vào hợp tác xã, không chỉ riêng ở người Tày Quang Lang, mà còn trên nhiều nơi phong trào hợp tác xã nông nghiệp đã đi qua. Từ năm 1988 đến năm 1997, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có khoảng 6000 vụ khiếu nại tố cáo về đất đai, chủ yếu phát sinh do tranh chấp quyền sử dụng (Bế Văn Hậu 2012, tr. 167).

Ở người Tày Quang Lang, thời gian này nảy sinh nhiều mâu thuẫn, tiêu cực trong anh em họ hàng mà thời bao cấp trước đó không xảy ra. Các mâu thuẫn chủ yếu liên quan đến sự phân chia lại diện tích đất canh tác, đất rừng không đúng với diện tích đã góp vào hợp tác xã trước đó, dẫn đến tranh chấp, đòi lại quyền sử dụng đất của nhiều hộ gia đình. Trong đó có cả những tranh chấp giữa anh em trong gia đình và trong cùng dòng họ với nhau.“Sau khi hợp tác xã tan rã, ở đây đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp đất đai giữa các gia đình, thậm chí ngay trong anh em họ hàng. Một số người vì mâu thuẫn đất đai mà đến giờ vẫn còn tức nhau” (Lô Quốc K, 57 tuổi).

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí