Dự Án Và Vốn Fdi Phân Theo Địa Phương Thời Kỳ 2001 – 2008 19


theo hình thức BOT trong năm 2001 với tỷ trọng lên đến 31,3%, vượt cả 2 hình thức doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh và chỉ đứng sau hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài18.

Mặt khác, với những tiện ích mà nó mang lại, sự xuất hiện của hình thức công ty cổ phần vào năm 2003 đang dần làm hình thành nên một xu hướng mới, đó là xu hướng phát triển tương đối nhanh, nhất là trong khoảng 2 năm trở lại đây, và từng bước nâng dần tỷ trọng của hình thức này trong cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư, tất nhiên tỷ trọng dự án và vốn đầu tư theo hình thức này vẫn là rất nhỏ. Từ khi Nghị định 38/2003/NĐ–CP có hiệu lực đến hết tháng 6 – 2004, theo thống kê, mới có 12 doanh nghiệp FDI đệ trình hồ sơ xin chuyển đổi hình thức đầu tư sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần [40, tr. 104]. Tuy nhiên, do tính mới mẻ của hình thức này nên Chính phủ mới cho phép tiến hành cổ phần hoá thí điểm 6 doanh nghiệp. Trong những năm 2005 – 2008, hình thức công ty cổ phần đã trở nên phổ biến hơn. Nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đã được thành lập mới hoặc chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, thậm chí một số doanh nghiệp đã bước đầu tiến hành phát hành cổ phiếu và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cùng với hình thức công ty cổ phần, hình thức công ty mẹ – con cũng xuất hiện và bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, do là hình thức đầu tư mới nên sự phát triển của hình thức này nhìn chung chậm hơn so với một số hình thức khác.



18 Số liệu phần này được dẫn theo Ngô Công Thành, Định hướng phát triển các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.


2.3.4. Biến đổi cơ cấu FDI phân theo vùng lãnh thổ


Thời kỳ 2001 – 2008 là khoảng thời gian mà Việt Nam đạt được những thành tựu lớn trong việc thu hút FDI vào các địa phương. Những thành tựu này không chỉ thể hiện ở số dự án và số vốn FDI đăng ký vào các địa phương mà còn thể hiện ở số lượng các địa phương tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ở điểm này, trong thời gian 2001 – 2008, có thể thấy sự quay lại của xu hướng mở rộng và đa dạng hoá các địa phương tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vốn được mở ra trong những năm 1991 – 1996 nhưng đã bị chặn lại trong thời kỳ 1997 – 2000 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, trong thời gian này đã có 64/64 tỉnh/thành phố của Việt Nam có các dự án FDI được đăng ký. Nhìn lại quá trình thu hút FDI ở Việt Nam thời gian qua, dễ thấy cho đến trước thời kỳ 2001 – 2008, chưa bao giờ 100% số địa phương của Việt Nam đều có các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài như thời kỳ này. Có được kết quả đó, ngoài những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, còn phải kể tới nỗ lực rất lớn của từng địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh để thu hút nguồn vốn FDI trong thời gian này.

Những thành tựu về thu hút vốn FDI trên phương diện vùng lãnh thổ của Việt Nam là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, dòng vốn FDI chảy vào các vùng, các địa phương là không đồng đều nếu không muốn nói là vẫn còn có sự chênh lệch khá lớn. Quan sát bảng dưới đây sẽ có thể thấy được khoảng cách chênh lệch giữa các vùng và các địa phương của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Bảng 2.13: Dự án và vốn FDI phân theo địa phương thời kỳ 2001 – 200819



Địa phương

Dự án

Vốn đầu tư

Tổng


(Dự án)

Tỉ trọng (%)

Tổng


(Triệu USD)

Tỉ trọng


(%)

Đồng bằng sông Hồng

1869

25,29

24095,6

25,20

Đông Bắc

303

4,10

1792,4

1,87

Tây Bắc

32

0,43

177,5

0,19

Bắc Trung Bộ

102

1,38

1047,5

1,09

Duyên hải Nam Trung Bộ

272

3,68

15137,7

15,83

Tây Nguyên

83

1,12

390,4

0,41

Đông Nam Bộ

4402

59,56

46513,6

48,65

Đồng bằng sông Cửu Long

328

4,44

6460,2

6,76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 15

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001 – 2008


Trước hết, xét cơ cấu vốn FDI phân theo vùng kinh tế, trong thời kỳ 2001 – 2008, có thể thấy sự lặp lại trong phân bổ FDI của những thời kỳ trước. Theo đó, số dự án và vốn đăng ký vẫn tập trung vào 2 khu vực có các điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi hơn cả là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Đông Nam Bộ tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu về thu hút FDI ở Việt Nam khi thu hút tới 4402 dự án có tổng vốn đăng ký 46513,6 triệu USD, chiếm 59,56% số dự án và 48,65% số vốn đăng ký. Đứng vị trí thứ hai ngay sau khu vực Đông Nam Bộ là khu vực Đồng bằng sông Hồng với 1869 dự án FDI có tổng vốn đăng ký


19 Không kể các dự án dầu khí ngoài khơi


24095,6 triệu USD, chiếm 25,29% số dự án và 25,20% số vốn đăng ký, nhưng khoảng cách giữa khu vực Đồng bằng sông Hồng với Đông Nam Bộ cũng không hề nhỏ khi tổng số dự án và tổng số vốn đầu tư của Đồng bằng sông Hồng lần lượt chỉ bằng 42,46% và 51,80% so với Đông Nam Bộ. Tính chung trong thời gian 2001 – 2008, hai khu vực trên đã chiếm tới 84,85% số dự án và 73,85% số vốn đăng ký đầu tư vào tất cả các vùng kinh tế của Việt Nam. Mặc dù vẫn chiếm đại bộ phận trong cơ cấu vốn FDI phân theo vùng kinh tế, nhưng so với các thời kỳ trước (1988 – 1996, 1997 – 2000), thời kỳ 2001 – 2008 ưu thế của hai vùng này đã ít nhiều bị suy giảm, dù mức độ suy giảm này chỉ rất nhỏ. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó có thể xem đây là một dấu hiệu đáng mừng, bởi nó cho thấy khoảng cách giữa hai vùng có mức độ hấp dẫn đầu tư hàng đầu Việt Nam với các vùng còn lại đang từng bước được thu hẹp.

Trái lại, 6 khu vực còn lại chỉ chiếm chưa đầy 20% số dự án và 30% số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong số đó, Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ là những vùng thu hút FDI khá hơn cả. Tỷ trọng dự án và vốn FDI ở Đồng bằng sông Cửu Long lần lượt là 4,44% và 6,76%. Đặc biệt phải kể đến là khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong thời kỳ 2001 – 2008, Duyên hải Nam Trung Bộ đã nổi lên như một vùng kinh tế có bước phát triển vượt bậc về thu hút đầu tư nước ngoài khi chiếm tới 3,68% số dự án và 15,83% số vốn FDI vào tất cả các vùng kinh tế. Nếu so sánh với các thời kỳ trước, có thể thấy tỷ trọng số dự án của vùng hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể nhưng tỷ trọng vốn lại tăng lên gấp 2 – 3 lần. Điều này là sự phản ánh tương đối chân thực hiện trạng thực tế thu hút FDI của vùng với nhiều dự án đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn, rất lớn có số vốn đăng ký đầu tư lên tới hàng tỷ USD. Vùng Tây Nguyên và nhất là Tây Bắc, do sự yếu kém về cơ


sở hạ tầng, sự kém hấp dẫn về cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư, nên tỷ lệ dự án và vốn đầu tư rất thấp. Ở Tây Nguyên, tỷ lệ này là 1,12% số dự án và 0,41% số vốn. Tây Bắc là 0,43% số dự án và 0,19% số vốn đăng ký, kém khu vực Đông Nam Bộ tới 137,56 lần về tỷ trọng dự án và 262,04 lần về tỷ trọng vốn đăng ký.

Từ sự phân bổ nguồn vốn FDI theo vùng kinh tế như trên có thể nhận thấy sự trùng khít tương đối giữa các vùng kinh tế tập trung nguồn vốn FDI khá lớn với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Cụ thể là, giữa vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Vĩnh Phúc – Hải Dương), vùng Đông Nam Bộ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa - Vũng Tàu), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi). Đi sâu hơn, có thể thấy rằng, các tỉnh/thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung đều là những địa phương có sức hấp dẫn đầu tư tương đối cao và tập trung nguồn vốn FDI khá lớn. Thậm chí, chính các địa phương này lại trở thành các trọng điểm thu hút đầu tư nước ngoài và là động lực cho sự tăng trưởng FDI của mỗi vùng.

Xét cơ cấu FDI phân theo địa phương, có hiện tượng là một số địa phương tiếp tục nổi lên như những trung tâm thu hút FDI của cả nước. Trung tâm thu hút FDI lớn nhất cả nước trong thời gian 2001 – 2006 là Thành phố Hồ Chí Minh. Theo thống kê, địa phương này đã thu hút được 2027 dự án có tổng vốn đăng ký 16001,6 triệu USD, chiếm 27,47% số dự án và 15,68% số vốn đăng ký vào tất cả các địa phương của Việt Nam, qua đó tiếp tục giữ vững vị trí thứ nhất về mức độ hấp dẫn đầu tư nước ngoài đã nắm giữ trong các thời kỳ trước. Ngoài ra còn phải kể tới một số địa phương khác cũng có vai trò rất quan trọng trong cơ cấu FDI


phân theo địa phương trong thời kỳ 2001 – 2008 như: Bà Rịa – Vũng Tàu (1,57% số dự án và 13,92% số vốn), Hà Nội (12,47% và 8,90%), Hà Tĩnh (0,05% và 7,73%), Bình Dương (17,80% và 6,76%), Thanh Hoá (0,39% và

6,40%), Phú Yên (0,43% và 6,14%), Quảng Ngãi (0,18% và 3,25%), Kiên Giang

(0,09% và 2,28%), Đà Nẵng (1,40% và 2,27%). Tính chung 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu danh sách các địa phương thu hút FDI ở Việt Nam đã chiếm đến 70,76% số dự án và 73,33% số vốn đăng ký vào toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong thời gian 2001 – 2008.

Trong top 10 địa phương tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất như đã nêu ở trên, không kể những gương mặt hết sức quen thuộc như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng,… thì đáng kể là một số địa phương đã có sự bứt phá mạnh mẽ, nhất là trong thời gian 2006 – 2008, vươn lên gia nhập vào nhóm các địa phương có mức độ hấp dẫn FDI lớn nhất cả nước. Tiêu biểu trong số đó là Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Phú Yên. Hà Tĩnh, Thanh Hoá và Phú Yên là những địa phương chưa bao giờ góp mặt trong top 10 tỉnh thu hút FDI nhiều nhất cả nước trong các thời kỳ trước. Nhưng bước sang thời kỳ này, nhờ có những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư cũng như dựa vào những lợi thế so sánh nhất định, các địa phương này đã thu hút được một số dự án FDI có quy mô lớn lên tới hàng tỷ USD (Hà Tĩnh: Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa – Đài Loan với tổng vốn đầu tư 7,9 tỷ USD; Thanh Hoá: Dự án liên doanh nhà máy lọc dầu Nghi Sơn của Nhật Bản và Kuwait có tổng vốn đầu tư là 6,2 tỷ USD; Phú Yên: Dự án khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên của Công ty New City Properties Development – Brunei), qua đó tạo ra bước nhảy vọt về vị thế cho các địa phương này trong cơ cấu vốn FDI của Việt Nam phân theo địa phương.


Trừ 10 tỉnh trên thì 54 tỉnh còn lại chỉ thu hút được 29,24% số dự án và 26,67% số vốn đăng ký vào tất cả các địa phương trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, một tình trạng phổ biến là rất nhiều địa phương có lượng FDI chảy vào rất thấp, tiêu biểu như: Điện Biên (0,013% số dự án và 0,00009% số vốn đầu tư), Hậu Giang (0,054% và 0,0019%), Lai Châu (0,027% và 0,002%), Cà Mau (0,067%

và 0,003%), An Giang (0,027% và 0,003%), Gia Lai (0,054% và 0,005%), Bắc

Kạn (0,067% và 0,006%), Đắk Lắk (0,027% và 0,007%), Sóc Trăng (0,054% và 0,008%), Đắk Nông (0,041% và 0,009%). Nguyên nhân căn bản có tính cố hữu làm cho các tỉnh này chỉ tiếp nhận được một lượng FDI rất thấp so với các địa phương khác, nhất là so với 10 tỉnh thu hút FDI nhiều nhất của nước ta, vẫn là xuất phát từ chỗ các tỉnh này đều có cơ sở hạ tầng thấp kém (do phần lớn trong số đó là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn), chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa thực sự hấp dẫn, nguồn lao động không dồi dào và đặc biệt là thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động được đào tạo bài bản.

Như vậy, sự chênh lệch trong thu hút FDI giữa các tỉnh/thành phố của Việt Nam vẫn còn khá lớn. Tuy nhiên, công bằng mà nói, so với hai thời kỳ trước, sự chênh lệch này đã được thu hẹp ít nhiều, thậm chí là ngay cả giữa nhóm dẫn đầu với nhóm đứng cuối và giữa các địa phương trong nội bộ mỗi nhóm. Điều này trên thực tế rất có ý nghĩa đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ của Việt Nam.

Mặt khác, nếu đi sâu vào tình hình phân bố các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương thì có thể thấy trong thời gian 2001 – 2008 xu hướng tập trung các dự án FDI vào các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao và các khu kinh tế tiếp tục diễn ra song với mức độ ngày càng


cao hơn trước. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho đến cuối tháng 12–2005, trên cả nước đã có 131 KCN, KCX được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phân bố trên 17 tỉnh, thành phố của 7 vùng kinh tế (trừ khu vực Tây Bắc do điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nên chưa thành lập được khu nào) với tổng diện tích đất tự nhiên là 26986ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 18044ha. Quy mô trung bình của các KCN, KCX đạt 206ha. Riêng trong thời gian 2001 – 2005, Việt Nam đã thành lập thêm được 66 KCN, KCX với tổng diện tích 13140,4ha, tăng 24,5% về số lượng và 35,4% về diện tích so với kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 [61, tr 25–30]. Ngoài hệ thống KCN – KCX, Việt Nam cũng đã và đang tiến hành xây dựng 2 khu công nghệ cao (khu công nghệ cao Hoà Lạc – Hà Nội và khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh) cùng 8 khu kinh tế (trong đó, có 4 khu kinh tế đã triển khai xây dựng và thu hút đầu tư là: KKT mở Chu Lai, KKT Dung Quất, KKT Chân Mây – Lăng Cô, KKT Nhơn Hội; có 4 KKT đang triển khai công tác tổ chức xây dựng là: KTT đảo Phú Quốc và cụm đảo nam An Thới, KKT Vân Phong, KKT Vũng Áng, KKT Nghi Sơn). Cũng theo thống kê của Bộ này, ngoại trừ các khu công nghệ cao và khu kinh tế, cho đến hết tháng 12 – 2005 các KCN, KCX đã thu hút được 2120 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư lên đến 16,843 tỷ USD. Thực tế cho thấy, sự xuất hiện và phát triển của các KCN, KCX, khu công nghệ cao và khu kinh tế trong thời gian qua, nhất là trong mấy năm trở lại đây đã có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với quá trình thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn FDI vào Việt Nam.

2.3.5. Biến đổi cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư

Trong những năm 2001 – 2008, sự phục hồi và tăng trưởng tương đối nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam sau tác động của cuộc khủng hoảng tài

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí