Đóng Góp Của Khu Vực Fdi Vào Thu Ngân Sách Nhà Nước


lại cho thấy năm 2000, ngân sách nhà nước lại được bổ sung thêm 4735 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng thu ngân sách nhà nước. Đến năm 2008, thu ngân sách nhà nước từ khu vực FDI đã tăng lên gần 10 lần, đạt 43848 tỷ đồng, chiếm 10,5% tổng thu ngân sách nhà nước.

Bảng 3.2: Đóng góp của khu vực FDI vào thu ngân sách nhà nước


(Đơn vị: tỷ đồng)


Năm

2000

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Khu vực FDI

4735

7276

9942

15109

19081

25838

31388

43848

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 18

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Như vậy, trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước, nguồn thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ không lớn, tuy nhiên sự tăng trưởng liên tục và khá đáng kể của khu vực FDI vào tổng thu ngân sách nhà nước cho thấy khu vực FDI đang ngày càng có đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước. Nói khác đi, với hàng nghìn tỷ đồng đóng góp vào ngân sách nhà nước mỗi năm, khu vực có vốn FDI đã bổ sung thêm một nguồn thu tương đối khá cho ngân sách nhà nước. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nhờ có nguồn thu này mà Nhà nước có thêm nguồn vốn để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời qua đó góp phần làm cho cán cân thu chi ngân sách của Nhà nước được cân bằng hơn.

3.1.6. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài xét về bản chất là một hoạt động đầu tư mang tính quốc tế. Do đó, cùng với những tác động tích cực khác, hoạt


động này còn góp phần thúc đẩy và mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại, qua đó đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

Trước hết, xét về lý thuyết, bản thân việc nhà đầu tư nước ngoài, dù là cá nhân, tổ chức hay chính phủ, đầu tư vào Việt Nam cũng chính là một hành động góp phần xây dựng, mở rộng, tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với phía nước đối tác.

Mặt khác, như đã nói, các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam thì hoặc là để chiếm lĩnh thị trường tiềm năng của Việt Nam hoặc là để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu ra thị trường bên ngoài, thu về lợi nhuận. Nếu trường hợp thứ nhất có ý nghĩa quan trọng đối với việc mở rộng thị trường nội địa thì trường hợp thứ hai lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với mở rộng thị trường bên ngoài, thúc đẩy kinh tế đối ngoại của Việt Nam phát triển. Ở trường hợp thứ hai, với sự am hiểu về thị trường thế giới, có ưu thế về vốn, kỹ thuật, công nghệ và đặc biệt là có mạng lưới chi nhánh ở nhiều quốc gia, các nhà đầu tư nước ngoài rò ràng là trội vượt hơn các doanh nghiệp trong nước về khả năng mở rộng thị trường ra bên ngoài. Các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam có thể thông qua mạng lưới các chủ đầu tư ở nhiều quốc gia để xâm nhập thị trường các nước trong khu vực và xa hơn là thị trường thế giới. Từ đó, nó tạo ra cơ hội cho quan hệ kinh tế của Việt Nam với các quốc gia khác phát triển. Vì vậy, có thể nói, chính nhà đầu tư nước ngoài lại trở thành cầu nối cho quan hệ kinh tế của Việt Nam với các quốc gia khác.

Trên thực tế, trong gần 2 thập niên qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị – xã


hội, thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế và khẳng định tư tưởng nhất quán là Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Từ chỗ Việt Nam mới có quan hệ ngoại giao với 160 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước vào năm 1995 thì sau đó đúng 1 thập kỷ (2005) Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 168 nước thuộc tất cả các châu lục, là thành viên của hơn 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ, có quan hệ thương mại với hơn 220 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đã ký Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 45 nước và vùng lãnh thổ, ký Hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, trong đó có những đối tác lớn và quan trọng như Hoa Kỳ, Nhật Bản. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã được khoảng 30 quốc gia công nhận là có nền kinh tế thị trường. Nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết giữa Việt Nam và đối tác, đặc biệt hiện nay công tác đàm phán FTA với những đối tác lớn như EU, Hàn Quốc,... của Việt Nam cũng đang được đẩy mạnh nhằm hướng tới hình thành các khu vực thương mại tự do thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các đối tác. Những thành quả to lớn đó, mà một phần được tạo nên nhờ các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

3.2. Những tác động tiêu cực

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài về cơ bản đã đưa lại những tác động tích cực cho nền kinh tế – xã hội Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan và toàn diện, có thể thấy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã và đang tạo ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế – xã hội Việt Nam.

3.2.1. Tạo ra một số ảnh hưởng trái chiều đối với nền sản xuất dân tộc

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra một số ảnh hưởng trái chiều đối với nền sản xuất dân tộc22. Như đã biết, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh về sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp, các công ty, các tập đoàn kinh tế gần như là điều không thể tránh khỏi. Khi các nhà cung cấp FDI tiến hành đầu tư, sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, nhất là đối với loại hình đầu

tư nhằm tìm kiếm thị trường, một loạt các quan hệ cạnh tranh sẽ được tạo ra, đó là: quan hệ cạnh tranh giữa chính các nhà cung cấp FDI với nhau và quan hệ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp FDI và với các doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành. Trong cuộc cạnh tranh đó, với tiềm lực về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, về năng lực quản lý và với vốn kinh nghiệm phong phú trong cạnh tranh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường là các doanh nghiệp chiếm ưu thế. Thậm chí các doanh nghiệp có vốn FDI có thể sẵn sàng chịu lỗ một thời gian thông qua việc hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá để chiếm lĩnh một thị phần lớn trên thị trường Việt Nam. Trái lại, các doanh nghiệp của Việt Nam, do chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính, kỹ thuật công nghệ rất hạn chế, kinh nghiệm trên thương trường còn ít nên các doanh nghiệp này cũng bị hạn chế về năng lực sản xuất, về khả năng cạnh tranh. Do đó, trong cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị phần, phần lớn các doanh nghiệp trong nước rất khó để cạnh tranh được với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không ít doanh nghiệp trong số đó bị phá sản, những doanh nghiệp bám trụ lại được thì phần lớn cũng bị giới hạn với một thị phần nhỏ bé, hoặc có doanh nghiệp thì chỉ ở trong tình trạng sản xuất cầm chừng, và chỉ có một số ít doanh

22 Nền sản xuất dân tộc mà chúng tôi đề cập đến ở đây là nền sản xuất của người Việt Nam, do người Việt Nam tạo nên.


nghiệp là có khả năng vươn lên phát triển thành những doanh nghiệp lớn. Tóm lại, trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước chuyển dần sang và định hình một nền kinh tế thị trường, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một chừng mực nào đó cũng gây ra những tác động trái chiều, những khó khăn đối với sự phát triển của nền sản xuất riêng của người Việt.

3.2.2. Gây ra sự mất ổn định xã hội cục bộ


Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong nhiều trường hợp còn gây ra sự mất ổn định xã hội cục bộ. Biểu hiện rò nét nhất là ở mối quan hệ giữa nhà đầu tư (người sử dụng lao động) với người lao động. Thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, do chạy theo mục tiêu lợi nhuận đã không tuân thủ những quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện đối xử thô bạo với người lao động Việt Nam, phân biệt đối xử, xúc phạm đến nhân phẩm của người lao động, không thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Lao động về tiền lương, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, về an toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội,… Hệ quả kéo theo của những hiện tượng ấy là sự xuất hiện ngày càng nhiều các cuộc tranh chấp dẫn đến các vụ đình công, bãi công trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Theo thống kê, trong vòng 1 thập kỷ (1990 – 2000) đã xảy ra gần 200 vụ đình công ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong đó có cả những trưòng hợp tranh chấp phải đưa ra xét xử ở hội đồng trọng tài lao động [47, tr. 55]. Tiếp đó, trong những năm 2001 – 2008 đã tiếp tục diễn ra hàng trăm cuộc đình công, bãi công của công nhân ở nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, điều đáng nói là, rất nhiều trong số các cuộc đình công, bãi công của công nhân là những cuộc đình công, bãi công mang tính tự phát, thiếu sự đoàn kết, thống nhất và chưa được tổ chức một cách quy củ, chặt chẽ; do đó chính công nhân lại thường là những


người phải gánh phần thiệt hại nhiều hơn. Hơn nữa, xét về mặt xã hội, sự bùng phát và kéo dài của các cuộc đình công, bãi công cũng gây những ảnh hưởng nhất định đến trật tự an toàn xã hội ở một số khu vực và địa phương diễn ra đình công, bãi công. Nhìn chung, những vụ tranh chấp giữa chủ đầu tư nước ngoài với lao động Việt Nam như trên không chỉ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài (sản xuất bị ngưng trệ,...) mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động Việt Nam, đến uy tín của nước chủ nhà Việt Nam.

3.2.3. Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường


Việc các nhà cung cấp FDI đầu tư sản xuất kinh doanh ở Việt Nam tuy có những tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế nhưng trong nhiều trường hợp lại có ảnh hưởng không tốt đến vấn đề môi trường, cụ thể là gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hoá học, sinh học,… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của con người và sinh vật. Tình trạng ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp có vốn FDI gây ra được biểu hiện dưới nhiều dạng như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn,… và thông thường, các dạng ô nhiễm môi trường càng nhiều khi diện hoạt động của các doanh nghiệp FDI càng rộng, càng bao trùm nhiều ngành kinh tế. Để ngăn ngừa và đối phó với vấn nạn ô nhiễm môi trường, Việt Nam đã xây dựng và ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó bao gồm cả các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Song chế tài pháp luật dù có chặt chẽ đến đâu mà các doanh nghiệp không có ý thức thực hiện nghiêm túc thì sai phạm vẫn xảy ra. Việc xả thải gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp FDI gần đây đang nổi lên như một điểm nóng, một vấn đề nổi cộm được các cơ quan chức năng và dư luận xã hội hết sức quan tâm chính là


những biểu hiện hết sức cụ thể, sinh động về hành vi cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp FDI. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc xả thải của các công ty, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các quy trình về an toàn môi trường từ khâu xây dựng hệ thống xử lý nước thải đến quy trình xả thải. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do chạy theo yếu tố lợi nhuận, đã không tuân thủ các quy định của pháp luật, tiến hành xả thải trực tiếp vào môi trường gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ của người dân ở khu vực quanh nơi xả thải không chỉ trong trước mắt mà cả về lâu dài. Tình trạng xả thải của các doanh nghiệp FDI càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi mà hàng loạt các vụ xả thải trực tiếp, chưa qua xử lý ra môi trường đã liên tục bị người dân địa phương và các cơ quan chức năng của Việt Nam phát hiện. Tổng hợp từ kết quả kiểm tra sơ bộ ở một số địa phương cho thấy có tới hàng trăm doanh nghiệp FDI vi phạm các điều khoản về bảo vệ môi trường đã bị phát hiện và từng bước xử lý, con số này trên thực tế chắc chắn còn nhiều hơn nữa, thậm chí có thể lên tới hàng nghìn doanh nghiệp. Điển hình cho những hành vi xâm hại đến môi trường này là Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam. Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam là công ty 100% vốn Đài Loan, thuộc Tập đoàn Vedan Đài Loan, đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, là một trong số những doanh nghiệp có vốn FDI đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Trong nhiều năm, doanh nghiệp này đã tiến hành xả thải trực tiếp ra sông Thị Vải qua hệ thống xả thải trái phép trước khi bị phát hiện vào tháng 9 – 2008. Với lượng xả

thải ước tính khoảng 5000 m3/ngày, Công ty Vedan đã khiến cho môi trường bị

tàn phá nặng nề, cuộc sống của người dân địa phương và khu vực ven dòng sông chết Thị Vải bị đe doạ nghiêm trọng. Trước hậu quả nghiêm trọng của hành vi xâm hại này, các cơ quan chức năng đã áp dụng quy định hiện hành phạt Công ty


Vedan 216 triệu đồng, truy thu 127 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường và buộc Công ty Vedan phải tháo dỡ hệ thống xả thải trái phép. Đồng thời Công ty Vedan cũng đã phải bồi thường cho nông dân 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh số tiền lên tới gần 220 tỷ đồng. Mặc dù địa phương và người dân đã được đền bù và bồi thường thiệt hại nhưng những hậu quả nặng nề về môi trường thì không biết đến bao giờ mới có thể khắc phục được, nhanh thì phải mất hàng năm nhưng cũng có thể mất hàng thập kỷ. Ngoài ra, có thể kể đến hàng loạt doanh nghiệp FDI khác gây ô nhiễm môi trường như: Công ty Miwon (Công ty 100% vốn Hàn Quốc, đóng tại Phú Thọ, đã tiến hành xả thẳng nước thải công nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn cho phép ra sông Hồng, bị phát hiện và xử lý năm 2008), Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Kuang (Công ty 100% vốn Đài Loan, đóng ở Hải Dương, đã xả nước thải chưa qua xử lý bằng đường ống ngầm ra sông Ghẽ từ tháng 10 – 2008 đến tháng 4 – 2010), Công ty PangRim Neotex (Công ty 100% vốn Hàn Quốc, đóng tại Phú Thọ, đã xả thải trực tiếp ra sông Hồng, bị phát hiện và xử lý vào tháng 9 – 2010),... Dễ nhận thấy rằng, các doanh nghiệp FDI trên đều có xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng, nhưng trên thực tế những hệ thống xử lý nước thải này hiếm khi hoạt động, hầu như chỉ bỏ không và nặng về tính nguỵ trang nhằm che mắt các cơ quan chức năng của Việt Nam, còn thực chất hoạt động xả thải đều được tiến hành trực tiếp thông qua một hệ thống xả thải được xây dựng ngầm dưới mặt đất. Thời điểm xả thải thường được tiến hành từ tối ngày hôm trước cho đến sáng ngày hôm sau hoặc vào những ngày trời mưa. Rò ràng, có thể khẳng định hành động xả thải trái phép của các doanh nghiệp FDI hoàn toàn không phải là những hành động ngẫu nhiên hay bất khả kháng mà là những hành động đã được toan tính, được lên kế hoạch từ trước. Nguyên nhân căn bản của tình trạng trên là do các doanh nghiệp FDI bất chấp mọi thủ đoạn để chạy theo yếu tố lợi nhuận, do pháp luật của Việt Nam vẫn còn

Ngày đăng: 23/06/2022