Biến Đổi Cơ Cấu Fdi Phân Theo Đối Tác Đầu Tư


Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam.

Như vậy, nhìn chung, trong thời kỳ 1997 – 2000, hình thức doanh nghiệp liên doanh vẫn là hình thức có đóng góp lớn nhất trong cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư. Tuy nhiên, với xu hướng nổi trội trong cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư thời kỳ này là sự gia tăng khá nhanh chóng về tỷ trọng dự án cũng như vốn đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì vai trò quan trọng hàng đầu của hình thức doanh nghiệp liên doanh đang từng bước bị suy giảm.

2.2.4. Biến đổi cơ cấu FDI phân theo vùng lãnh thổ

Trong những năm 1997 – 2000, cơ cấu FDI phân theo vùng lãnh thổ tuy không có sự biến đổi nhiều so với thời gian 1988 – 1996, mà nhất là trong những năm 1991 – 1996, nhưng những sự biến đổi của cơ cấu FDI thời kỳ này không phải là không đáng ghi nhận.

Theo thống kê, trong thời gian 1997 – 2000 đã có 52/61 tỉnh/thành phố của Việt Nam có các dự án FDI, chiếm 85,25% số địa phương của cả nước. Nếu so sánh với thời kỳ 1988 – 1996 thì tỷ lệ này có thấp hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn vốn FDI ở Việt Nam suy giảm mạnh dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực thì điều đó là không thể tránh khỏi. Mặt khác, tỷ lệ số tỉnh/thành phố có dự án FDI giảm đi còn gắn liền với quá trình tách tỉnh của Việt Nam trong thời gian 1997 – 2000 từ 53 tỉnh/thành phố lên 61 tỉnh/thành phố16. Vì vậy, công bằng mà nói, tỷ lệ tỉnh, thành phố tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam không giảm sút nhiều và đó vẫn là một tỷ lệ khá cao.


16 Trong thời gian 1997 – 2000, Việt Nam đã tiến hành tách 8 tỉnh. Cụ thể là: tách tỉnh Bắc Thái thành Thái Nguyên và Bắc Kạn, Hà Bắc thành Bắc Ninh và Bắc Giang, Vĩnh Phú thành Phú Thọ và Vĩnh Phúc, Hải Hưng


Xem xét cơ cấu vốn FDI phân theo vùng lãnh thổ trong thời gian 1997 – 2000, có thể thấy sự lặp lại, tuy không hoàn toàn trùng khớp với thời kỳ trước, về sự phân bố các dự án đầu tư và nguồn vốn FDI đăng ký ở Việt Nam. Theo đó, mặc dù phần lớn các tỉnh thành phố đều có dự án FDI nhưng số dự án và số vốn đăng ký FDI tiếp tục phân bố không đồng đều giữa các tỉnh thành phố. Nói cách khác, số dự án FDI và số vốn đăng ký thời kỳ này vẫn tập trung chủ yếu vào một số khu vực lãnh thổ có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Trong bản đồ các địa phương thu hút FDI ở Việt Nam, 3 vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc, miền Trung và miền Nam nổi lên như là những khu vực lãnh thổ có mức độ tập trung các dự án và vốn FDI cao nhất.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (bao gồm các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh) là khu vực đứng thứ 2 về thu hút FDI của cả nước. Tính chung trong thời kỳ 1997 – 2000, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã thu hút được 241 dự án với tổng số vốn đăng ký là 2445,4 triệu USD; chiếm 18,45% tổng số dự án và 22,94% tổng vốn đăng ký của cả nước. Tuy nhiên, ngay cả ở khu vực kinh tế trọng điểm quan trọng thứ 2 này của cả nước, mật độ phân bố dự án và nguồn vốn FDI giữa các địa phương vẫn rất chênh lệch. Khi đề cập đến khả năng thu hút FDI của vùng kinh tế trọng điểm này, không thể phủ nhận rằng vai trò động lực của tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh phải được đặt lên vị trí hàng đầu. Trong 4 năm 1997 – 2000, tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đã thu hút tới 226 dự án và 2382,4 triệu USD, chiếm 93,78% số dự án và 97,42% số vốn đăng ký của toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đồng thời chiếm 17,30% số dự án và 22,35% tổng số vốn đăng ký của cả nước.

Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 12

thành Hải Dương và Hưng Yên, Nam Hà thành Nam Định và Hà Nam, Quảng Nam – Đà Nẵng thành Quảng Nam và Đà Nẵng, Sông Bé thành Bình Dương và Bình Phước, Minh Hải thành Bạc Liêu và Cà Mau.


Đặc biệt, Hà Nội tiếp tục giữ vững vị trí là địa phương dẫn đầu về mức độ hấp dẫn FDI của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và đứng thứ 2 cả nước về khả năng thu hút FDI khi chiếm tới 65,97% số dự án với 66,41% số vốn đăng ký của vùng và chiếm 12,17% số dự án với 15,23% số vốn đăng ký của cả nước. Như vậy, mặc dù có sự sụt giảm cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng vốn FDI theo xu thế chung của cả nước nhưng Hà Nội vẫn tiếp tục chứng tỏ là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (bao gồm các tỉnh/thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi), so với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, là vùng kinh tế phát triển chậm hơn và có sức thu hút FDI thấp hơn nhiều. Tính chung, trong 4 năm 1997 – 2000, vùng thu hút được 31 dự án, chiếm 2,37% tổng số dự án FDI của cả nước. Mặc dù tỷ lệ dự án của vùng là khá thấp nhưng số vốn FDI chảy vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thời kỳ này lại tăng đột biến, lên tới 1599,7 triệu USD, chiếm 15,01% tổng số vốn đăng ký của cả nước. Hiện tượng tăng đột biến này chính là hệ quả kéo theo từ 2 dự án đầu tư vào Quảng Ngãi năm 1998, mà đặc biệt là dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, với tổng số vốn đăng ký lên tới 1300,7 triệu USD.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (bao gồm các tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu) là vùng kinh tế phát triển năng động nhất và có sức hấp dẫn đầu tư lớn nhất. Những năm 1997 – 2000, mặc dù chịu tác động chung từ xu hướng sụt giảm mạnh của FDI ở Việt Nam, vùng vẫn thu hút được 807 dự án với tổng số vốn đăng ký lên đến 5023,2 triệu USD, tương đương với 61,79% số dự án và 47,12% tổng số vốn đăng ký của cả nước.



Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 1997 – 2000


Thành phố Hồ Chí Minh, với kết cấu hạ tầng khá hoàn thiện, với hệ thống chính sách, pháp luật đầu tư tương đối thông thoáng, hấp dẫn và với nguồn lao động đông đảo, có trình độ cao hơn các địa phương khác, tiếp tục được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là địa bàn đầu tư hấp dẫn nhất Việt Nam. Trong thời gian 1997 – 2000 các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh 394 dự án với tổng số vốn là 2393,3 triệu USD, chiếm đến 30,17% số dự án và 22,45% số vốn đăng ký của cả nước. Tuy nhiên, trái với thời kỳ 1988 – 1996 khi mà xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng tăng lên về cả số dự án và số vốn đăng ký thì thời kỳ 1997 –


2000 đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đây lại có xu hướng giảm đi về số vốn đăng ký đầu tư nhưng lại tăng lên về số dự án. Điều đó có nghĩa là quy mô trung bình 1 dự án trong thời kỳ này cũng có xu hướng giảm đi. Thực trạng đó chứng tỏ rằng, một địa bàn dù có khả năng hấp dẫn đầu tư đến đâu thì nhiều lắm chỉ có thể làm giảm nhẹ ảnh hưởng chứ không giúp nó nằm ngoài ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng sâu rộng mang tính khu vực như cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á diễn ra vào năm 1997.

Như vậy, tính chung trong thời gian 1997 – 2000, riêng 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam, chỉ với 13 tỉnh thành phố, đã chiếm tới 82,61% số dự án và 85,07% tổng số vốn đăng ký của cả nước.

Đối lập với sự tập trung cao độ của số dự án và số vốn đăng ký vào các vùng kinh tế trọng điểm, ở một phía khác, dễ dàng nhận thấy có một số lượng quá ít ỏi các dự án và số vốn FDI dành cho một số lượng lớn các địa phương còn lại. Làm một phép tính đơn giản, ta sẽ có ngay được một kết quả thật rò ràng: 39 tỉnh còn lại trong số 52 tỉnh/thành phố có dự án FDI chỉ nhận được có 17,39% số dự án và 14,93% số vốn đầu tư của cả nước. Những con số này thậm chí chưa bằng tỷ lệ số dự án và số vốn đăng ký đầu tư vào Hà Nội.

Điển hình có thể kể đến một số khu vực có tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thấp như: khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực Tây Bắc. Trong cả thời kỳ 1997 – 2000, khu vực Bắc Trung Bộ tiếp nhận và cấp giấy phép cho 14 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 201,85 triệu USD, bằng 1,07% số dự án và 1,89% số vốn đăng ký cả nước. Khu vực Tây Bắc cũng ở trong tình trạng tương tự, thậm chí còn có phần bi quan hơn. Mặc dù được đánh giá là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và chưa được khai thác nhiều nhưng tất cả những gì khu vực này có thể làm được lại chỉ là thu hút được tổng cộng 6 dự án


với tổng số vốn đăng ký là 27,8 triệu USD, chiếm 0,46% số dự án và 0,26% số vốn đăng ký của cả nước.

Đi sâu vào tình hình phân bố nguồn vốn FDI ở các địa phương trong thời kỳ 1997 – 2000, dễ thấy nguồn vốn FDI đang có xu hướng tiếp tục tập trung nhiều hơn vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Sau thời kỳ đầu tiên triển khai xây dựng và áp dụng thí điểm mô hình KCN, KCX (1991 – 1995), xuất phát từ những ưu thế trội vượt, rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà mô hình này đã chứng tỏ trên thực tế trong thời kỳ đầu, thì đến những năm 1996 – 2000 việc thành lập các KCN, KCX đã được đẩy mạnh. Trong thời gian này, Việt Nam đã thành lập thêm được 53 KCN, KCX với tổng diện tích tự nhiên là 9706,12ha, tăng 4,4 lần về số lượng và 4,1 lần về diện tích so với kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 [44, tr. 25]. Các KCN, KCX này tiếp tục trở thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài khi số dự án và vốn đăng ký đầu tư vào các KCN, KCX đang có chiều hướng tăng lên thuận chiều với sự tăng lên của các KCN, KCX. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những năm 1996 – 2000, số dự án tăng thêm trong các KCN, KCX đạt 588 dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 7213 triệu USD, tăng gấp 3,8 lần số dự án và 4,65 lần tổng vốn đầu tư đăng ký so với kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 [44, tr. 25]. Nhìn chung, xu hướng tập trung nguồn vốn FDI vào các KCN, KCX là hợp lý. Nó không những tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó còn giúp Chính phủ Việt Nam quản lý dễ dàng và có hiệu quả hơn đối với các doanh nghiệp có vốn FDI.

2.2.5. Biến đổi cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư

Như đã biết, dòng FDI vào Việt Nam luôn luôn vận động, biến đổi theo thời gian. Sự biến đổi đó, một phần rất quan trọng, xuất phát từ phía các chủ đầu


tư, mà những động thái của họ, nhìn từ phía các chủ đầu tư, lại được biểu hiện thông qua sự chuyển biến của cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư. Trong thời kỳ 1997 – 2000, sự biến đổi đó được nhìn nhận qua những nét chính sau đây.

Thứ nhất, so với thời kỳ 1988 – 1996, số lượng các quốc gia đăng ký đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đã ít nhiều giảm đi. Tính chung trong cả thời kỳ 1997 – 2000, chỉ có khoảng 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI ở Việt Nam. Mặc dù vậy, điều đáng ghi nhận là trong thời gian này Việt Nam vẫn thu hút thêm được một số quốc gia mới thuộc nhiều châu lục đăng ký đầu tư ở Việt Nam. Tiêu biểu có thể kể đến các nước như: Israel, Iraq, Pakistan, Cyprus, Belize, Turs and Caigss, Basbados. Điều này, một mặt, cho thấy địa bàn đầu tư Việt Nam đang ngày càng được các nhà cung cấp FDI biết đến nhiều hơn. Mặt khác, thông qua việc thu hút thêm được những nhà đầu tư mới, vị thế của Việt Nam cũng được nâng cao hơn, hình ảnh của Việt Nam sẽ được quảng bá rộng rãi hơn, từ đó mở ra cơ hội thu hút thêm nhiều vốn FDI của các quốc gia đã, đang đầu tư ở Việt Nam cũng như các quốc gia chưa đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua.

Thứ hai, xét cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư dưới góc độ châu lục, châu Á tiếp tục nổi lên với vai trò là châu lục đứng đầu về giá trị tuyệt đối cũng như tỷ trọng các dự án và vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Trong thời gian 1997 – 2000, các nhà đầu tư châu Á đã đăng ký đầu tư và được Chính phủ Việt Nam cấp phép cho 948 dự án với tổng số vốn là 6360 triệu USD, chiếm 73,15% số dự án và 53,26% tổng số vốn đầu tư của tất cả các châu lục. Tiếp sau châu Á, cũng như thời kỳ trước, châu Âu và châu Mỹ là những châu lục có đóng góp tương đối lớn vào cơ cấu FDI phân theo đối tác dưới góc độ châu lục. Tuy nhiên, điểm khác với thời kỳ trước là châu Âu đã vượt châu Mỹ, vươn lên đứng


thứ hai với 167 dự án và 4013,4 triệu USD, tương đương 12,89% số dự án và 33,61% số vốn đăng ký của cả nước. Trong khi đó, chỉ với 36 dự án với tổng vốn đăng ký 107,5 triệu USD, chiếm 2,78% số dự án và 0,90% số vốn đăng ký cả nước, châu Đại Dương trở thành châu lục có vai trò ít quan trọng nhất đối với các hoạt động FDI ở Việt Nam. Mặt khác, quan sát sự biến chuyển của cơ cấu FDI theo châu lục, có thể thấy, thời kỳ này sự chênh lệch về tỷ trọng dự án và vốn đăng ký giữa các châu lục đã phần nào được thu hẹp. Tuy sự thu hẹp đó có thể chỉ có tính tạm thời do tác động chủ yếu của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á nhưng dù sao đó cũng là một dấu hiệu đáng mừng.

Thứ ba, xét cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư dưới góc độ quốc gia, hiện tượng phân hoá sâu sắc giữa các quốc gia từ giai đoạn trước tiếp tục được duy trì. Trong thời kỳ này, chỉ còn 4 quốc gia có vốn đăng ký trên 1 tỷ USD, 12 quốc gia có vốn đăng ký trên 100 triệu USD, còn lại khoảng 34 quốc gia có vốn đăng ký dưới 100 triệu USD.

Dẫn đầu danh sách các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam vẫn là quốc gia đến từ châu Á – Singapore – với 102 dự án có tổng vốn đăng ký là 1561,1 triệu USD, chiếm 7,87% số dự án và 13,07% số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp. Tiếp đó là Nga (0,77% số dự án và 11,61% tổng số vốn đăng ký), Anh (1,70% và 10,46%), Pháp (4,55% và 9,18%), Hàn Quốc (9,10% và 8,07%), Đài Loan

(29,32% và 8,05%), Nhật Bản (9,10% và 8,03%), Ấn Độ (0,39% và 4,44%),

Hong Kong (5,63% và 4,34%), Hoa Kỳ (4,40% và 4,09%). Như vậy, trong 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam có tới 6 quốc gia châu Á, 3 quốc gia châu Âu và 1 quốc gia châu Mỹ, nhưng đáng chú ý là 3 quốc gia châu Âu đã lần lượt chiếm những vị trí quan trọng hàng đầu (chỉ sau Singapore).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022