Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Phân Theo Châu Lục Thời Kỳ 2001 – 2008


chính – tiền tệ khu vực, và đặc biệt là những thành tựu to lớn về kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có tác dụng quan trọng trong việc tạo ra một hình ảnh Việt Nam mới và năng động trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Và các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang ngày càng thể hiện những sự quan tâm của mình đến tiềm năng của địa bàn Việt Nam. Tình hình đó đã trực tiếp tác động đến cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư trong thời gian 2001 – 2008 của Việt Nam.

Trước tiên, xét về mặt số lượng đối tác, so với hai thời kỳ trước, đây là thời kỳ có thể nói là thành công nhất của Việt Nam trong việc thu hút các đối tác nước ngoài đăng ký đầu tư trực tiếp tại nước ta. Trên phương diện châu lục, ở Việt Nam đã có sự hiện diện của các đối tác đầu tư nước ngoài đến từ tất cả các châu lục trên thế giới như: châu Á, châu Âu, châu Đại Dương, châu Mỹ, châu Phi. Trên phương diện quốc gia và vùng lãnh thổ, theo thống kê chưa đầy đủ, trong vòng 8 năm đầu của thế kỷ này, đã có trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký các dự án FDI ở Việt Nam, nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư trực tiếp vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2008 lên hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đáng chú ý là, trong danh sách các quốc gia đầu tư vào Việt Nam thời kỳ này đã xuất hiện thêm nhiều cái tên mới như: Syria, El Salvador, Guatemala, Mauritius, Dominica. Điều đó cho thấy địa bàn đầu tư Việt Nam vẫn đang tạo ra được sức hấp dẫn nhất định đối với các nhà đầu tư ở nhiều quốc gia thuộc các châu lục khác nhau.

Xét cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư dưới góc độ châu lục, có thể thấy, vai trò của các châu lục cơ bản không có sự thay đổi nhiều về thứ tự so với thời kỳ trước.


Bảng 2.14: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo châu lục thời kỳ 2001 – 2008



Khu vực

Dự án

Vốn đầu tư

Số lượng


(Dự án)

Tỷ trọng


(%)

Giá trị


(Triệu USD)

Tỷ trọng


(%)

Châu Á

5734

77,52

81501,3

71,28

Châu Âu

559

7,56

7868

6,88

Châu Mỹ

729

9,86

22276,8

19,48

Châu Đại Dương

211

2,85

2217,7

1,94

Châu Phi

29

0,39

126,3

0,11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 16

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001 – 2008


Châu Á vẫn là châu lục dẫn đầu về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam khi thu hút được 5734 dự án có tổng vốn đăng ký 81501,3 triệu USD, chiếm 77,52% số dự án và 71,28% số vốn đăng ký của tất cả các châu lục. Vị trí thứ hai và thứ ba có sự hoán đổi với thời kỳ 1997 – 2000, lần lượt thuộc về châu Mỹ với 9,86% số dự án, 19,48% số vốn đăng ký và châu Âu với 7,56% số dự án và 6,88% số vốn đăng ký. Vị trí áp chót thuộc về châu Đại Dương với 2,85% số dự án và 1,94% số vốn đăng ký. Đứng cuối cùng là châu Phi với 0,39% số dự án và 0,11% số vốn đăng ký. Như vậy, so với các thời kỳ trước, trong thời gian 2001 – 2008 sự chênh lệch về đầu tư trực tiếp giữa các châu lục vào Việt Nam lại được nới rộng ra thay vì thu hẹp hơn như thời kỳ 1997 – 2000. Mặc dù vậy, sự tăng trưởng về giá trị vốn đầu tư của các nhà đầu tư đến từ châu Âu và châu Mỹ thời kỳ này có thể sẽ là cơ sở để Việt Nam có thể thu hút được nhiều hơn nữa những nguồn FDI


dồi dào, có chất lượng với kỹ thuật công nghệ tiên tiến đi kèm của các quốc gia đến từ châu Âu và châu Mỹ trong tương lai.

Xét cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư dưới góc độ quốc gia, theo thống kê của Tổng cục Thống kê, trong thời kỳ 2001 – 2008, số lượng đối tác đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD đã tăng lên so với thời kỳ trước, đạt 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kế đó, có 12 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đạt trên 100 triệu USD và còn lại khoảng hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký dưới 100 triệu USD.

Trong danh sách các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thời kỳ 2001 – 2008, có thể nhận thấy sự biến động lớn về thứ tự và thành phần tham gia ở nhóm 10 nước đứng đầu về lượng FDI cung cấp cho Việt Nam. Malaysia đã trở thành hiện tượng rất đáng chú ý trong thời gian này khi tạo ra một sự bứt phá ngoạn mục về nguồn vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Từ chỗ không có tên trong top (nhóm) 10 nước dẫn đầu FDI của thời kỳ trước, Malaysia đã vượt qua hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ khác để trở thành quốc gia dẫn đầu về số dự án và vốn FDI đăng ký vào Việt Nam với 237 dự án có tổng vốn đăng ký 16876,3 triệu USD, chiếm tới 3,20% số dự án và 14,76% số vốn đăng ký. Đài Loan từ vị trí thứ 6 trong những năm 1997 – 2000 cũng đã nhanh chóng vươn lên chiếm lĩnh vị trí thứ hai với tỷ trọng dự án và vốn đầu tư lần lượt đạt 18,52% và 13,25%. Tiếp sau Đài Loan lần lượt là Hàn Quốc (24,09% số dự án và 11,05% số vốn đầu tư), Nhật Bản (9,87% và 10,99%), British Virgin Islands (3,97% và 8,80%), Singapore (5,93% và 7,65%), Thái Lan (1,76% và 4,16%), Canada

(0,78% và 4,10%), Brunei (0,84% và 4,00%), Hong Kong (4,76% và 3,41%).

Như vậy, trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp nhiều nhất vào Việt Nam thì chỉ có sự góp mặt của các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 2 châu lục


(các thời kỳ trước đều có 3 châu lục) là châu Á và châu Mỹ còn châu Âu thì hoàn toàn vắng bóng, trong đó có tới 8 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á, 2 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Mỹ. Tính chung, 10 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu về lượng FDI cung cấp cho Việt Nam đã chiếm tới 73,73% số dự án và 82,18% số vốn đăng ký và nếu so với thời kỳ trước thì con số này có nhích song hầu như không đáng kể. Điều đó cho thấy thời kỳ 2001 – 2008, khoảng cách về tỷ trọng vốn FDI đăng ký giữa các đối tác đầu tư của Việt Nam vẫn chưa được thu hẹp.

Ở một phía khác, vẫn có nhiều quốc gia có số vốn đăng ký đầu tư ở Việt Nam rất thấp. Điển hình là các nước: Triều Tiên (chiếm 0,014% số dự án và 0,00008% số vốn đăng ký), Belarus (0,013% và 0,0012%), Syria (0,040% và

0,0009%), Guatemala (0,014% và 0,0012%), Tây Ban Nha (0,040% và

0,0028%), Turs and Caigss, Basbados (0,027% và 0,0031%), Iceland (0,027% và

0,0033%), Ireland (0,0027% và 0,0034%), Slovakia (0,027% và 0,0035%), El

Sanvaldo (0,014% và 0,0035%).


Như vậy, có thể nói cơ cấu vốn FDI phân theo đối tác đầu tư thời kỳ 2001 – 2008 tiếp tục có những chuyển biến quan trọng theo hướng ngày càng mở rộng đối tác đầu tư trên cả phương diện châu lục cũng như phương diện quốc gia và vùng lãnh thổ. Khoảng cách giữa các đối tác đầu tư trực tiếp vào Việt Nam vẫn được duy trì song vị trí, vai trò của từng quốc gia và vùng lãnh thổ cũng biến đổi theo thời gian và mức độ kỳ vọng vào địa bàn Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài.

2.4. Tiểu kết

Sự đổi mới trong tư tưởng phát triển kinh tế được đánh dấu tại Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại


Việt Nam (1988) đã tạo ra cơ sở tư tưởng và pháp lý cho quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Từ đây, dòng vốn FDI chính thức chảy vào Việt Nam, hội nhập và trở thành một dòng chảy quan trọng trong dòng chảy kinh tế Việt Nam.

Trong quãng thời gian 20 năm (1988 – 2008), dòng FDI, với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, đã tạo nên một lịch sử hội nhập và phát triển riêng cho mình. Mặc dù thời gian có mặt ở Việt Nam chưa lâu, nhưng lịch sử của dòng FDI ở Việt Nam cũng đã trải qua ba thời kỳ phát triển với những đặc trưng khác nhau gắn với bối cảnh lịch sử từng thời kỳ: Thời kỳ 1988 – 1996 là thời kỳ khởi động và từng bước tăng trưởng mạnh của FDI ở Việt Nam; Thời kỳ 1997 – 2000 là thời kỳ suy giảm của FDI ở Việt Nam; Thời kỳ 2001 – 2008 là thời kỳ phục hồi và tăng trưởng trở lại của FDI ở Việt Nam. Ở mỗi thời kỳ, dòng FDI lại có những chuyển biến riêng không chỉ về giá trị và còn về cơ cấu nguồn vốn trên các phương diện: khu vực kinh tế, hình thức đầu tư, vùng lãnh thổ và đối tác đầu tư. Những chuyển biến đó cho thấy dòng vốn FDI là một dòng chảy không ngừng, thường xuyên vận động và biến đổi. Sự vận động và biến đổi đó một phần do các nhà đầu tư nước ngoài tạo ra, nhưng một phần cũng chính là kết quả của những nỗ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong hoạt động thu hút vốn FDI cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.


Chương 3

TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2008


Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong những năm 1988 – 2008 thực chất là sự biến chuyển của một quá trình kinh tế theo thời gian lịch sử. Sự biến chuyển này, trong tính tổng thể của nó, là một bộ phận quan trọng của những biến đổi về kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới. Mà những biến đổi về kinh tế, như đã biết, suy cho cùng là nguồn gốc dẫn đến mọi biến đổi trong xã hội. Do đó, có thể nói, sự biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong những năm 1988 – 2008 chắc chắn đã có những tác động không nhỏ đến kinh tế – xã hội Việt Nam thời gian này.‌

Xét một cách toàn diện, những tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó bao hàm cả sự biến đổi cơ cấu vốn FDI trong những năm 1988 – 2008, đến kinh tế – xã hội Việt Nam là đa dạng, nhiều chiều. Căn cứ vào chiều hướng diễn tiến của sự tác động, về cơ bản những tác động này có thể được xem xét dưới 2 góc độ là: những tác động tích cực và những tác động tiêu cực.

3.1. Những tác động tích cực


3.1.1. Thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Như đã biết, khi Việt Nam bước vào công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước cũng là lúc mà nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô bị cắt giảm đột ngột. Trong khi đó, sau một thời gian dài rơi vào khủng


hoảng kinh tế – xã hội, nền kinh tế Việt Nam hầu như không có tích luỹ, cho nên nguồn vốn đầu tư cho phát triển của Việt Nam là rất hạn chế. Vì vậy, sự xuất hiện của nguồn vốn FDI giữa lúc này đã kịp thời bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho xã hội. Từ đây nguồn vốn FDI ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, mà trước hết, như các nhà kinh tế học đã chứng minh, là nó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Biểu hiện là, với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và với đóng góp ngày càng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước cũng như trong GDP (từ 7,4% vào năm 1996 tăng lên 12,7% vào năm 2000 và năm 2008 là 13,5%)20, khu vực FDI đã góp phần quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao cho nền kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo tổng kết tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam qua các thời kỳ tại các kỳ đại hội của Đảng cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 đạt 8,2%/năm, vượt mức kế hoạch đề ra (kế hoạch là 5,5 – 6,5%), trong kế hoạch 1996 – 2000 đạt trung bình 7%/năm, và trong thời gian 2001 – 2006 bình quân đạt 7,8%. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP là 8,46%, và năm 2008 là 6,23%. Rò ràng, tốc độ tăng trưởng GDP như thế là cao so với các nước trong khu vực và thậm chí là so với cả các nước châu Á cũng như trên thế giới (trong nhiều năm tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc). Sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, mà khu vực FDI có đóng góp quan trọng, đã góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,

hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.


20 Đóng góp của khu vực FDI vào GDP qua các năm như sau: 3,6% (1993), 6,3% (1995), 7,4% (1996), 9,1% (1997), 10% (1998), 11,8% (1999), 12,7% (2000), 13,1% (2001), 13,9% (2002), 14,3% (2003), 14,8% (2004), 15,9% (2005), 17% (2006), 17,9% (2007), 18,4% (2008).


3.1.2. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại

Việt Nam, như đã biết, trong suốt chiều dài lịch sử là một nước nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tương ứng với đặc trưng đó, cơ cấu kinh tế của Việt Nam, nhất là cơ cấu ngành kinh tế, cho đến trước thời kỳ Đổi mới vẫn là một cơ cấu kinh tế ít biến động và thiên về nông nghiệp.

Tuy nhiên, từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, nhất là từ khi Việt Nam tiến hành các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì cơ cấu kinh tế Việt Nam, đặc biệt là cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ, đã bắt đầu có những chuyển biến ngày càng mạnh mẽ theo hướng đa dạng hoá, hiện đại hoá và ngày càng hợp lý hơn. Nói cách khác, thời gian qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những đóng góp quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại hoá.

Trước hết, về cơ cấu ngành kinh tế, trong gần 2 thập kỷ qua, nhờ có các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mà trong nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện thêm nhiều ngành nghề mới như: lắp ráp linh kiện điện tử, khai thác dầu khí, lọc dầu, sản xuất xe máy, ô tô, tủ lạnh, điều hoà,… Sự xuất hiện của những ngành nghề đó đã tạo ra sự đa dạng về cấu thành trong cơ cấu ngành kinh tế và cùng với nó là sự đa dạng về sản phẩm hàng hoá, đáp ứng ngày càng phong phú hơn nhu cầu của nhân dân cũng như phục vụ tốt hơn cho yêu cầu xuất khẩu. Không những vậy, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Quan sát sự biến chuyển của cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam thời gian qua, có thể thấy, cho đến năm 1991 khu vực nông – lâm – thuỷ sản vẫn là khu vực dẫn đầu về tỷ trọng. Tuy nhiên từ năm 1992, nhờ tốc độ phát triển nhanh chóng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong các ngành kinh tế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022