Vốn Fdi Phân Theo Khu Vực Kinh Tế Thời Kỳ 2001 – 2008


nhân dân Việt Nam vẫn kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội, ra sức phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Nhờ có sự đoàn kết, nhất trí đó của toàn Đảng toàn dân mà trong 8 năm qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên các phương diện: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, ngoại giao, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Cùng với sự ổn định về chính trị – xã hội, trong thời gian này, nền kinh tế Việt Nam cũng có những bước phát triển khá nhanh chóng. Quy mô của nền kinh tế ngày càng được mở rộng, tiềm năng của nền kinh tế vẫn còn rất lớn. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam luôn đạt được sự tăng trưởng liên tục và với tốc độ cao. Năm 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,8%, năm 2005 đạt 8,43%, năm 2006 đạt 8,17%, năm 2007 đạt 8,46% và năm 2008 đạt 6,23%. Thậm chí ngay cả trước đó, trong thời kỳ chịu tác động của khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á, Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao so với nhiều nước trong khu vực. Với chỉ số tăng trưởng đó, Việt Nam thường xuyên được xem là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại cao không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới. Rò ràng, những yếu tố đó hơn hết sẽ góp phần củng cố thêm niềm tin của các nhà đầu tư đối với địa bàn Việt Nam, từ đó thúc đẩy họ mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam.

Thứ tư, việc Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh, tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế trong 8 năm qua đã góp phần không nhỏ vào sự phục hồi và tăng trưởng trở lại của dòng FDI vào Việt Nam. Nhìn lại lịch sử, trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI này, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đặc biệt quan trọng về kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế. Điển hình có thể kể tới như: sự kiện “Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ” (BTA) được ký kết vào năm 2000 và chính thức có hiệu lực vào


ngày 10–12–2001, sự kiện Nhật Bản chính thức trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam trong năm 2006. Đặc biệt, gần đây là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 7–11–2006, sau đó là Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn hay còn gọi là Quy chế Tối huệ quốc (PNTR) cho Việt Nam cũng trong năm 2006. Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng vào quá trình hội nhập với thế giới của Việt Nam. Theo thống kê, cho đến năm 2005, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 168 nước thuộc tất cả các châu lục. Việt Nam hiện cũng đang là thành viên của hơn 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ, có quan hệ thương mại với hơn 220 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đã ký hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 45 nước và vùng lãnh thổ, trong đó phạm vi điều chỉnh của các hiệp định đều rộng hơn Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng đó của Việt Nam chính là cơ sở cho sự tăng trưởng nhanh chóng của dòng FDI ở Việt Nam trong những năm 2006 – 2008 cũng như để Việt Nam có thể thu hút dòng FDI mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Về tình hình thực hiện dự án FDI, theo thống kê, xét tổng giá trị vốn thực hiện, từ năm 2001 đến năm 2008 có thể thấy một xu hướng rò nét là vốn đầu tư thực hiện tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng qua các năm nhanh chậm khác nhau. Trong 5 năm đầu (2001 – 2005), vốn thực hiện tăng khá chậm, cụ thể là năm 2001 vốn thực hiện đạt 2450,5 triệu USD thì đến năm 2005 cũng chỉ đạt 3308,8 triệu USD, tức sau 5 năm vốn thực hiện chỉ tăng thêm chưa đầy 1000 triệu USD. Nhưng trong 3 năm sau (2006 – 2008), vốn thực hiện lại tăng khá nhanh, năm 2006 vốn thực hiện đạt 4100,1 triệu USD thì đến năm 2008 đã đạt 11500 triệu USD, tức tăng thêm hơn 7000 triệu USD. Tuy nhiên, xét dưới


góc độ cơ cấu, lại thấy một hiện tượng trái ngược so với diễn biến của tổng giá trị vốn thực hiện. Ngoại trừ năm 2002 có sự tăng lên về tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký so với năm 2001, các năm còn lại xu hướng chung là sự suy giảm tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký, thậm chí là sụt giảm khá sâu. Biểu hiện là năm 2001 tỷ lệ vốn thực hiện đạt 77,97% thì đến năm 2008 chỉ còn đạt 16,03%. Ngoài ra, có một hiện tượng cũng đáng chú ý là trong thời kỳ này đã có thêm hàng nghìn lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm lên tới hàng tỷ USD. Điều này cho thấy có không ít doanh nghiệp FDI hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam có hiệu quả. Nhưng cũng có một hiện tượng khác nữa đó là một bộ phận dự án FDI phải giải thể và bị hết hạn, cho thấy một số dự án FDI đăng ký chưa hiệu quả và thiếu tính khả thi. Tính chung, trong cả thời kỳ 2001 – 2008, vốn thực hiện đạt 37482,9 triệu USD, bằng 29,80% số vốn đăng ký. Như vậy, tỷ lệ giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ này là không cao lắm. Tất nhiên, vấn đề tỷ lệ thực hiện vốn trên vốn đăng ký thực hiện còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và vào nhiều phía; song thiết nghĩ từ thực trạng giải ngân vốn FDI thời kỳ 2001 – 2008, phía chủ nhà Việt Nam có lẽ cần phải tìm ra một số giải pháp để giải quyết tình trạng trên nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

2.3.2. Biến đổi cơ cấu FDI phân theo khu vực kinh tế

Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á đi qua, kinh tế khu vực nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng được phục hồi đã tạo điều kiện hút dòng vốn FDI trở lại các khu vực kinh tế. Xem xét sự phân bổ của dòng FDI vào các khu vực kinh tế của Việt Nam trong những năm 2001 – 2008, chúng ta thấy có một số diễn biến đáng chú ý sau đây:


Trước hết, so với thời kỳ trước, nguồn vốn FDI vào các khu vực kinh tế đã có sự phục hồi và tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên tình hình phân bổ vốn FDI vào từng khu vực rất khác nhau. Điều này đã kéo theo những biến đổi về tỷ trọng của từng khu vực trong cơ cấu vốn FDI phân theo ngành kinh tế. Xu hướng nổi trội trong cơ cấu vốn FDI thời gian này vẫn là sự tập trung nguồn vốn FDI vào khu vực công nghiệp – xây dựng. Theo thống kê, trong thời gian 2001 – 2008, khu vực công nghiệp – xây dựng đã thu hút được 5225 dự án có tổng vốn đăng ký đạt 70872,6 triệu USD, chiếm 70,62% số dự án và 61,96% số vốn đăng ký vào tất cả các khu vực kinh tế. Những con số tương đối áp đảo đó cho thấy vị trí hàng đầu thuộc về khu vực công nghiệp – xây dựng đã được xác lập từ thời kỳ 1997 – 2000 là không thay đổi khi bước sang thời kỳ 2001 – 2008. Tuy nhiên so với thời kỳ 1997 – 2000, tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng lại có một bước lùi nhỏ với việc sụt giảm 1,03% số dự án và 4,74% số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp.

Bảng 2.12 : Vốn FDI phân theo khu vực kinh tế thời kỳ 2001 – 2008



Khu vực

Dự án

Vốn đầu tư

Tổng


(Dự án)

Tỉ trọng (%)

Tổng


(Triệu USD)

Tỉ trọng (%)

Nông – lâm – thuỷ sản

171

2,31

737,4

0,65

Công nghiệp – xây dựng

5225

70,62

70872,6

61,96

Dịch vụ

2003

27,07

42766

37,39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 14

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2001 2008


Cũng trong đà suy giảm tỷ trọng vốn FDI thời kỳ 2001 – 2008 còn có khu vực nông – lâm – thuỷ sản. Đây là khu vực kinh tế vốn giành được ít sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài ngay từ khi Việt Nam chính thức mở cửa đón nhận dòng vốn FDI. Trải qua hai thời kỳ 1988 – 1996 và 1997 – 2000, đến thời kỳ 2001 – 2008 sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với khu vực kinh tế này có được cải thiện nhưng không đáng kể lắm, được biểu hiện ở sự gia tăng về tổng số dự án và tổng số vốn FDI chảy vào khu vực này đạt 171 dự án có tổng vốn đầu tư là 734,4 triệu USD. Tuy nhiên do tốc độ tăng trưởng quá chậm nên tỷ trọng của khu vực nông – lâm – thuỷ sản trong cơ cấu vốn FDI phân theo khu vực kinh tế chẳng những không tăng mà tiếp tục giảm xuống mức rất thấp, chỉ còn chiếm 2,31% số dự án và 0,65% số vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.

Ở một thái cực khác, tỷ lệ nghịch với sự sụt giảm của khu vực kinh tế nông – lâm – thuỷ sản và khu vực công nghiệp – xây dựng là sự gia tăng tỷ trọng vốn FDI vào khu vực dịch vụ. Những thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong thời kỳ 2001 – 2008, khu vực dịch vụ đã thu hút được 2003 dự án với tổng vốn đầu tư là 42766 triệu USD, chiếm 27,07% số dự án và 37,39% số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp vào tất cả các khu vực kinh tế, tức tăng thêm 8,54% số dự án và 6,94% số vốn so với thời kỳ 1997 – 2000. Sự chuyển dịch vốn từ khu vực công nghiệp – xây dựng sang khu vực dịch vụ tuy chưa tạo ra đột phá lớn làm thay đổi vị trí trung tâm của cơ cấu đầu tư từ công nghiệp – xây dựng sang dịch vụ, song nó cho thấy dòng vốn FDI vào Việt Nam đang chuyển dịch dần theo xu hướng chung của thế giới.

Như vậy, cơ cấu vốn FDI phân theo ngành kinh tế trong thời kỳ 2001 2008 tiếp tục có sự phân hoá khá sâu sắc giữa các khu vực. Đó là một cơ cấu đầu tư hoàn toàn thiên về công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, vai trò của khu vực


nông – lâm – thuỷ sản quá nhỏ bé và hầu như không đáng kể. Sự phân hoá sâu sắc đó nhìn chung không đáp ứng được kỳ vọng của nước chủ nhà Việt Nam trong việc đẩy mạnh và phát huy tiềm năng, thế mạnh về nông – lâm – thuỷ sản của Việt Nam. Tuy nhiên ở một phương diện khác, sự tồn tại của một cơ cấu vốn FDI tập trung chủ yếu vào khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ vẫn mang nhiều ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, cơ cấu kinh tế Việt Nam nói riêng, trong đó đáng chú ý nhất là nó góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại hoá. Cơ cấu này, do đó, rò ràng là tương đối phù hợp và có ý nghĩa quan trọng đối với định hướng phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra cũng như đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2.3.3. Biến đổi cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư

Trong những năm 2001 – 2008, cùng với sự phục hồi và tăng trưởng trở lại của dòng FDI, cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư có một số chuyển biến đáng chú ý sau:

Trước hết, xét về cấu thành, cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư trong thời gian này có xu hướng mở rộng hơn nữa các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, ngoài những hình thức đã có từ thời kỳ trước như: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, BTO, BT, Chính phủ Việt Nam đã cho áp dụng thêm một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài mới là công ty cổ phần, công ty mẹ – con. Như đã biết, cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, mô hình duy nhất dành cho các công ty nước ngoài dù họ thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài chỉ là công ty trách nhiệm hữu hạn và


không được phát hành cổ phiếu. Điều này đã hạn chế khá lớn đến khả năng mở rộng và phát triển của các doanh nghiệp. Nhận thức được những hạn chế đó, ngày 15/4/2003, Chính phủ đã ra nghị định 38/2003/NĐ–CP cho phép một số doanh nghiệp nước ngoài được phép chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được phép thay đổi hình thức đầu tư bằng cách tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc chuyển từ hình thức này sang hình thức khác. Sự linh hoạt về chính sách đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép cơ cấu lại đầu tư để có thể hoạt động và quản lý dự án hiệu quả nhất. Như vậy, xu hướng đa dạng hoá hình thức đầu tư là kết quả trực tiếp từ chính sách của Đảng, Nhà nước; nhưng đồng thời nó cũng cho thấy nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc mở rộng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiến gần hơn đến các hình thức đầu tư vốn rất đa dạng trên thế giới, qua đó góp phần gia tăng sức cạnh tranh FDI của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực.

Bên cạnh đó, trong những năm 2001 – 2008, trong cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư tiếp tục có sự chuyển biến theo xu hướng tăng dần tỷ trọng của hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, giảm dần tỷ trọng của hình thức doanh nghiệp liên doanh. Thực tế tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian này cho thấy, phần lớn các dự án FDI đều đăng ký đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Năm 2001, số dự án đăng ký theo hình thức này lên tới 438 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 1272,4 triệu USD, chiếm đến 79,4% số dự án và 49,1% số vốn đăng ký theo tất cả các hình thức. Trong lịch sử hơn 1 thập kỷ thu hút FDI của Việt Nam, đây là lần đầu tiên có một hình thức đầu tư mà số vốn đăng ký đầu tư vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Không chỉ chiếm ưu thế về giá trị cũng như tỷ trọng dự án và vốn đăng ký so với các hình thức khác,


hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài còn có tốc độ tăng trưởng khá. Đến năm 2003, số dự án và vốn đầu tư lần lượt đạt mức tăng trưởng 143,38% và 125,92% so với năm 2001, tức đạt 628 dự án có tổng vốn đăng ký 1602,2 triệu USD, chiếm đến 82% số dự án và 80,8% số vốn đăng ký đầu tư theo tất cả các hình thức. Trong khi đó, hình thức liên doanh vẫn tiếp tục đà giảm sút mạnh của thời kỳ trước cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng dự án, vốn đầu tư. Năm 2001, số dự án mà các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký theo hình thức này chỉ đạt 93 dự án với tổng vốn đầu tư 257,1 triệu USD, tương đương 17% số dự án và 9,9% số vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Đến năm 2003, con số này cũng chỉ đạt 115 dự án có tổng vốn đăng ký 338,8 triệu USD, chiếm 15% số dự án và 17,7% số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp. Cũng trong tình trạng tương tự như hình thức doanh nghiệp liên doanh là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. 18 dự án có tổng vốn đăng ký 250,1 triệu USD, chiếm 3,2% số dự án và 9,7% số vốn FDI là con số mà các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư theo hình thức này. Năm 2003, hình thức này chỉ còn chiếm 3% số dự án và 2,1% số vốn đăng ký với 21 dự án có tổng vốn đăng ký 42,6 triệu USD. Riêng hình thức đầu tư BOT, tuy đã có từ những thời kỳ trước, song nhìn chung các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo hình thức này khá là ít, thậm chí vài năm mới có 1 dự án. Theo thống kê, từ năm 2001 đến hết năm 2003, chỉ có 2 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 812,8 triệu USD đăng ký theo hình thức này và đây đều là các dự án của năm

2001. Mặc dù chỉ chiếm 0,4% số dự án đầu tư theo tất cả các hình thức trong năm 2001, nhưng do 2 dự án này đều là các dự án xây dựng nhà máy điện17 có quy mô dự án khá lớn nên tạo ra sự tăng trưởng đột biến về tỷ trọng vốn đăng ký


17 2 dự án BOT trong năm 2001: Một là, dự án Công ty điện lực Phú Mỹ 3, sản xuất điện từ khí có công suất 416,8mW với thời hạn 20 năm, chủ đầu tư là Hà Lan và Nhật Bản. Hai là, dự án Công ty năng lượng MêKông, sản xuất điện từ khí có công suất 400mW, chủ đầu tư là Pháp và Nhật Bản.

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí