Biến Đổi Cơ Cấu Fdi Trong Thời Gian Phục Hồi Và Tăng Trưởng Trở Lại Của Fdi Ở Việt Nam (2001 – 2008)


Trong khi 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam chiếm tới 72,83% số dự án và 81,34% tổng số vốn của cả nước thì trái lại, khoảng 40 quốc gia khác chỉ mới đăng ký đầu tư trực tiếp tại Việt Nam 325 dự án có tổng vốn đăng ký là 2227,9 triệu USD, chiếm 27,17% số dự án FDI và 18,66% số vốn đăng ký. Đặc biệt, có một số quốc gia đầu tư trực tiếp ở Việt Nam rất ít như: Lào (0,08% số dự án với số vốn quá nhỏ để tính được tỷ lệ), Cyprus (0,08% và 0,005%), Hungary (0,15% và 0,006%), Ucraina (0,23% và 0,02%), Israel (0,23% và 0,05%). Nhìn chung, khoảng cách giữa nhóm dẫn đầu với nhóm cuối vẫn là rất lớn.

Như vậy, trong thời gian 1997 – 2000, cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư đã có những chuyển biến khá quan trọng theo hướng sụt giảm số lượng các châu lục và quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, đồng thời thu hẹp ít nhiều sự chênh lệch giữa các quốc gia, châu lục về tỷ trọng dự án và vốn đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, như đã nói, sự chuyển biến đó chỉ có tính tạm thời. Khi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực qua đi, với sự vận động không ngừng của dòng FDI, các chủ đầu tư, thông qua các hoạt động đầu tư của họ, lại sẽ tạo ra những chuyển biến mới trong cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư.

2.3. Biến đổi cơ cấu FDI trong thời gian phục hồi và tăng trưởng trở lại của FDI ở Việt Nam (2001 2008)

2.3.1. Chuyển biến giá trị và quy mô dự án FDI

Bước sang thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở châu Á căn bản chấm dứt, tạo điều kiện cho các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế. Trong bối cảnh chung đó, một thời kỳ được xem là ảm đạm trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam vào những năm 1997 – 2000 đã được khép lại, đồng thời


mở ra một thời kỳ mới: thời kỳ phục hồi và tăng trưởng trở lại của dòng FDI vào Việt Nam với những viễn cảnh xán lạn hơn.

Trên thực tế, dòng FDI vào Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi ngay từ năm 2000. Năm 2001, sự phục hồi đó được đánh dấu bằng sự kiện Chính phủ Việt Nam đồng ý cấp giấy phép cho 555 dự án của các nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 3142,8 triệu USD, tăng 141,94% về số dự án và 110,70% về số vốn đăng ký so với năm 2000. Tuy nhiên sự phục hồi của dòng FDI nhìn chung là chưa ổn định trong vài năm đầu. Biểu hiện là, ngay năm sau, tức năm 2002, vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam lại giảm sút, chỉ còn 95,42% so với năm 2001. Bước sang năm 2003 tình hình trên có được cải thiện; và từ năm 2004 trở đi, dòng FDI nhìn chung đã đi vào ổn định, tăng liên tục qua các năm và với tốc độ tăng trưởng khá cao. Đặc biệt quãng thời gian 3 năm (2006 – 2008) nổi lên như là một điểm sáng về thu hút vốn FDI với những bước phát triển hết sức mạnh mẽ, nhanh chóng của lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam. Khởi đầu bằng thành tích ấn tượng của năm 2006 với 987 dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 12004,0 triệu USD, lần đầu tiên và cũng là sau đúng một thập kỷ dòng vốn FDI đã ở ngưỡng trên 10 tỷ USD, vượt qua mức đỉnh cao được thiết lập hồi thập niên 90 của thế kỷ trước. Ngay năm sau, năm 2007, thành tích đó đã bị phá vỡ với 1544 dự án FDI có tổng vốn đầu tư 21347,8 triệu USD, tức tăng trưởng FDI đạt 156,43% về số dự án và 177,84% về số vốn so với năm 2006. Tuy nhiên, năm 2008 mới thực sự là năm ấn tượng nhất trong quá trình thu hút FDI ở Việt Nam. 1557 dự án và 71726,0 triệu USD là những chỉ số về FDI của năm 2008. Những chỉ số này không chỉ vượt qua mức đỉnh cao của năm 1996, mà còn đạt mức cao nhất của cả thời kỳ 2001 – 2008, qua đó đưa năm 2008 trở thành năm đạt kỷ lục về thu hút FDI trong suốt 20 năm Việt Nam tiến


hành mở cửa tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặc biệt, cũng với những chỉ số này, đặt trong cái nhìn so sánh, có thể thấy chỉ riêng năm 2008 số vốn FDI đăng ký đầu tư ở Việt Nam đã cao hơn tổng số vốn FDI của cả hai thời kỳ trước đó (1988 – 1996, 1997 – 2000), và nếu tính riêng trong thời kỳ 2001 – 2008 thì vốn FDI của năm 2008 cũng cao hơn tổng vốn FDI của cả 7 năm trước đó (2001 – 2007). Rò ràng, những điều đó cho thấy trong bức tranh toàn cảnh 20 năm thu hút FDI của Việt Nam (1988 – 2008), năm 2008 có thể xem là năm “bùng nổ” về FDI của Việt Nam.

Sự phục hồi và tăng trưởng trở lại của dòng FDI vào Việt Nam trong thời gian 2001 – 2008 đã trực tiếp đưa lại những tác động tích cực đến tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng như cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội.

Trước hết, xét về giá trị tuyệt đối, mặc dù sự phục hồi trong vài năm đầu của dòng FDI là chưa ổn định và vững chắc, song nhìn chung vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng qua các năm góp phần tạo ra sự tăng trưởng liên tục của tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2001, vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2839 tỷ đồng so với năm 2000, đạt 30011 tỷ đồng, qua đó nâng tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên 170496 tỷ đồng. Đến năm 2008, vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 190670 tỷ đồng. Tương ứng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2008 cũng tăng lên so với cả 7 năm trước, đạt 616735 tỷ đồng.

Xét về tỷ trọng, trong 5 năm đầu của thế kỷ này, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy có sụt giảm so với thời kỳ trước và cũng chỉ đứng thứ 3 trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, nhưng nhìn chung khu vực này cũng đã đóng góp tới gần 1/5 tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội. Cụ thể là năm 2001 tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu đầu tư xã hội


là 17,60%, năm 2005 là 14,9%. Nhìn chung, trong 5 năm (2001 – 2005), tỷ trọng của khu vực này biến động tăng giảm thất thường nhưng xu hướng chung là giảm về tỷ trọng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụt giảm đó là do sự tăng trưởng rất nhanh chóng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước; trong khi đó, với tình hình phục hồi của dòng FDI chưa ổn định, chỉ số tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vì thế thuộc loại thấp nhất. Bảng số liệu đưa ra sau đây sẽ cho thấy rò điều đó.

Bảng 2.11: Chỉ số phát triển vốn đầu tư thời kỳ 2001 – 2008 theo giá so sánh năm 1994 phân theo thành phần kinh tế (Năm trước = 100%)


Năm


Tổng số

Kinh tế


nhà nước

Kinh tế


ngoài nhà nước

Khu vực


có vốn FDI

2001

112,5

113,7

111,0

110,2

2002

114,3

112,0

120,2

114,9

2003

112,7

110,1

121,9

108,8

2004

113,5

110,1

125,0

107,7

2005

113,0

109,6

117,4

116,9

2006

113,7

109,9

116,0

122,0

2007

127,0

104,2

126,9

193,4

2008

107,8

97,5

96,5

136,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 13

Nguồn: Niên giám thống kê 2004, tr. 102


Tuy nhiên, trong 3 năm cuối của thời kỳ (2006 – 2008), nhờ tốc độ tăng trưởng liên tục dẫn đầu trong 3 khu vực kinh tế, tỷ trọng của khu vực có vốn FDI


lại có bước chuyển biến khá nhanh chóng theo xu hướng gia tăng tỷ trọng vốn đóng góp vào cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2006, tỷ trọng của khu vực có vốn FDI chiếm 16,2% thì đến năm 2008 đã tăng lên gần gấp đôi, đạt 30,9%, tức chiếm gần 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Như vậy, với những đóng góp đó, khu vực có vốn FDI tiếp tục khẳng định vị thế của một khu vực có đóng góp quan trọng vào các hoạt động đầu tư phát triển xã hội của Việt Nam.

Mặt khác, xem xét mối tương quan giữa số vốn đăng ký đầu tư và số dự án được cấp phép trong thời gian 2001 – 2008, có thể thấy quy mô trung bình các dự án FDI ở Việt Nam là không lớn và thay đổi theo thời gian. Trong 3 năm 2001 – 2003, có hiện tượng là mặc dù vốn đăng ký đầu tư trực tiếp đang từng bước được phục hồi so với năm 1999 nhưng quy mô trung bình 1 dự án lại có sự suy giảm, thậm chí là giảm xuống mức thấp nhất so với tất cả các thời kỳ. Năm 2001 quy mô trung bình 1 dự án đạt 5,66 triệu USD/dự án thì đến năm 2002 chỉ còn 3,71 triệu USD/dự án và đến năm 2003 tình hình có khá hơn nhưng cũng chỉ đạt 4,03 triệu USD/dự án. Từ năm 2004 trở đi, với sự gia tăng tương đối mạnh mẽ của nguồn vốn FDI vào Việt Nam, quy mô trung bình dự án FDI cũng có chiều hướng tăng lên liên tục và đạt mức khá hơn, song cũng phải đến năm 2006 thì lần đầu tiên kể từ khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997, quy mô trung bình 1 dự án FDI mới đạt mức hai chữ số. Năm 2006 quy mô trung bình 1 dự án đạt 12,16 triệu USD/dự án, năm 2007 đạt 13,82 triệu USD/dự án song vẫn thấp hơn so với năm 1996. Năm 2008, cùng với sự tăng trưởng kỷ lục của dòng FDI, quy mô trung bình dự án FDI cũng đạt mức kỷ lục của cả thời kỳ và vượt cả quy mô dự án FDI của năm 2006, đạt 46,01 triệu USD, và vẫn chỉ thuộc mức trung bình. Mặc dù vậy, trong năm 2008, Việt Nam cũng đã thu hút được một số dự án FDI có vốn đăng ký đầu tư lớn, lên tới hàng tỷ


USD, góp phần tạo ra những điểm nhấn đáng chú ý cho bức tranh đầu tư ở Việt Nam. Nhìn chung trong thời kỳ 2001 – 2008, quy mô trung bình của các dự án đã có những chuyển biến theo những chiều hướng khác nhau so với thời kỳ trước, nhưng về cơ bản quy mô trung bình 1 dự án FDI ở Việt Nam vẫn là trung bình và nhỏ.

Như vậy, chuyển biến quan trọng nhất và có ý nghĩa to lớn nhất trong sự biến đổi giá trị FDI thời kỳ này chính là sự phục hồi và tăng trưởng trở lại của nguồn vốn FDI ở Việt Nam. Dưới góc độ lịch sử, sự chuyển biến đó là hệ quả kéo theo của những nhân tố sau:

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng, đã căn bản được khắc phục. Không những vậy, trong thời gian này, nhờ có sự giúp đỡ nhiều mặt của các ngân hàng quốc tế, các tổ chức tài chính, kinh tế quốc tế cũng như nhờ có những đối sách thích hợp, nhiều quốc gia ở châu Á đã phục hồi và đưa nền kinh tế của quốc gia mình đạt được những bước phát triển mới. Sự phục hồi và phát triển đó của các quốc gia châu Á hơn hết chính là cơ sở, là động lực cho sự phục hồi và tăng trưởng trở lại của dòng FDI ở Việt Nam, bởi như đã biết các quốc gia châu Á chính là đối tác chủ yếu của Việt Nam trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặt khác, việc Việt Nam cũng cơ bản khắc phục xong những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực đã làm giảm thiểu những nguy cơ rủi ro cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó góp phần đưa các nhà đầu tư quay trở lại với Việt Nam.

Thứ hai, từ năm 2000 trở đi, đặc biệt là trong nửa cuối thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực để chặn


đà giảm sút của FDI trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX đồng thời thu hút mạnh mẽ hơn nữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Cụ thể là:

Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài theo hướng ngày càng minh bạch, rò ràng, cởi mở, thuận tiện. Trong vòng 6 năm, Việt Nam đã 2 lần tiến hành điều chỉnh Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Lần đầu là vào năm 2000 với việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Lần thứ hai là vào năm 2005. Đây là lần sửa đổi và ban hành mới luật có tính đột phá, bởi với việc ban hành Luật Đầu tư, lần đầu tiên Việt Nam có một đạo luật áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, qua đó thực hiện đối xử công bằng, bình đẳng với cả hai khu vực. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam còn ban hành nhiều nghị định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành nhiều thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư nước ngoài và nhiều nội dung có liên quan đến đầu tư nước ngoài. Mặt khác, để tạo lập sự đồng bộ cho hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng điều chỉnh các vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài như: Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Thương mại, Luật sở hữu trí tuệ,…

Cùng với việc tạo lập đồng bộ hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng không ngừng cải cách thủ tục đầu tư theo hướng đơn giản hoá dần các thủ tục hành chính. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài khi đăng ký và xin giấy phép đầu tư sẽ không phải qua nhiều “cửa”, nhiều cơ quan như trước đây, thời gian cấp giấy phép đầu tư cũng được rút ngắn, thậm chí một số nơi (như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương) chỉ mất 3 ngày là nhận được giấy phép


đầu tư do các cơ quan có thẩm quyền cấp. Điều này đã giúp nhà đầu tư giảm chi phí, nhất là tiết kiệm được thời gian, từ đó có thể nhanh chóng triển khai dự án đầu tư. Sự điều chỉnh trên vì thế là hợp lý, phần nào đáp ứng được mong mỏi của nhà đầu tư nước ngoài nên nó cũng khuyến khích họ đầu tư vào Việt Nam.

Song song với việc thực thi các biện pháp cải cách về thủ tục đầu tư, về pháp luật đầu tư, Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hơn nữa hệ thống kết cấu hạ tầng như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, xây dựng bến bãi, văn phòng,… để thu hút thêm ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Như đã biết, vấn đề cơ sở hạ tầng luôn là một trong những điểm yếu, điểm hạn chế căn bản của Việt Nam trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu khắc phục được điểm yếu này, thái độ của nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận với môi trường đầu tư Việt Nam chắc chắn sẽ có những chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Trên thực tế, cho đến năm 2008, với những nỗ lực và cố gắng lớn, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, và điều này đã góp phần tạo ra sức hút lớn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy họ tiến hành đăng ký đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Thứ ba, sự ổn định của tình hình chính trị – xã hội, sự phát triển khá ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây là yếu tố có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Như đã biết, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, khi có ý định đầu tư vào địa bàn nào thì sự ổn định về chính trị – xã hội luôn là một yếu tố quan trọng được họ tính đến. Với Việt Nam, trong hơn một thập niên trở lại đây, sự ổn định luôn là đặc điểm nổi bật và là điểm mạnh của tình hình chính trị – xã hội Việt Nam. Tiếp tục những thành tựu đã đạt được trong thập kỷ cuối của thế kỷ trước, trong thập kỷ đầu của thế kỷ này, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước,

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí