Quyền Được Ưu Đãi Đầu Tư Trong Hoạt Động Đầu Tư Kinh Doanh Bất Động Sản Du Lịch


Mặc dù hiện nay các quy định của pháp luật chưa quy định cụ thể nội dung này nhưng bằng những quy định gián tiếp tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 07/2019/TT- BTP ngày 25/11/2019 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với đất đã “ngầm” khẳng định việc thế chấp dự án đầu tư BĐS nói chung và dự án BĐS du lịch nói riêng cũng được áp dụng tương tự các điều kiện khi thế chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với đất là CTXD hình thành trong tương lai: “2. Trường hợp đăng ký thế chấp theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thì thực hiện như đối với đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là nhà ở, công trình xây dựng”. Theo đó, khi thế chấp dự án đầu tư BĐS du lịch cũng phải xem xét điều kiện về QSDĐ của dự án đó theo quy định của pháp luật đất đai.

*Một số nhận định, đánh giá về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền huy động vốn trong đầu tư kinh doanh BĐS du lịch

- Ở khía cạnh tích cực:

Thứ nhất, minh bạch trong huy động vốn đã có tín hiệu tích cực

Trong thời gian qua, các cơ quan quản lý về dự án kinh doanh BĐS nói chung và BĐS du lịch nói riêng đã tập trung rà soát và công bố công khai các dự án không đủ điều kiện được phép huy động vốn từ khách hành cũng như tại các tổ chức tín dụng. Đây là một động thái rất tốt từ phía cơ quan Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, các bên liên quan và chính các tổ chức tín dụng; hạn chế tối đa tình trạng lợi dụng quyền huy động vốn của các CĐT để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chẳng hạn, tính đến tháng 5/2021, Sở Xây dựng tỉnh Bình Định đã cập nhật các dự án BĐS du lịch không đủ điều kiện huy động vốn trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, như: khu Condotel (căn hộ khách sạn) BMC Quy Nhơn; khu condotel (căn hộ khách sạn) Kim Cúc; tổ hợp khách sạn và căn hộ khách sạn Xuân Diệu102. Hay như Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An cũng thông báo dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ thuộc xã Nghi Xuân và Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, do Công ty CP Đầu tư kinh doanh Bãi Lữ làm CĐT,


102 Ngân Khánh (2021), Bình Định “điểm mặt” hơn 30 dự án bất động sản chưa đủ điều kiện huy động vốn, https://toancanhbatdongsan.com.vn/canh-bao-hon-30-du-an-bat-dong-san-chua-du-dieu-kien-huy-dong-von-tai-binh-dinh-a177, truy cập 03/6/2021.


chưa đủ điều kiện huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác liên doanh liên kết với các hộ gia đình, cá nhân đồng thời, Sở Xây dựng cũng chưa có văn bản cho phép CĐT bán CTXD hình thành trong tương lai. Vì vậy, CĐT chưa được phép ký các loại hợp đồng huy động vốn đối với các loại sản phẩm của dự án; đồng thời, chưa được phép rao bán sản phẩm của dự án103.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Thứ hai, mở rộng các hình thức huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán thu được các kết quả tích cực

Cổ phiếu, đặc biệt là trái phiếu luôn là kênh huy động vốn ưa thích của các CĐT BĐS nói chung, BĐS du lịch nói riêng. Tại thời điểm hiện nay, đây có thể coi là “nguồn sống” chính của nhiều doanh nghiệp BĐS để phục hồi hoạt động kinh doanh sau thời gian dài giãn cách xã hội và ngành du lịch bị đóng băng. Thống kê mới nhất của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết, trong nửa đầu tháng 12/2021 (tính đến ngày 17/12/2021), có tổng cộng 19 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị 10.816 tỷ đồng. Trong đó, giá trị phát hành của nhóm BĐS (trong đó có BĐS du lịch) đạt 819 tỷ đồng, chiếm 7% tổng giá trị phát hành tháng (đứng thứ 2 sau nhóm ngân hàng)104

Pháp luật về kinh doanh bất động sản du lịch ở Việt Nam - 16

Điển hình một số doanh nghiệp BĐS thực hiện rất tốt hoạt động huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu như: Công ty cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt vừa thông báo sẽ phát hành tiếp 5.000 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu để huy động 500 tỷ đồng. Đây là đợt phát hành trái phiếu lần thứ 10 của Phát Đạt kể từ đầu năm 2021. Như vậy, trong năm 2021 Công ty Phát Đạt đã chào bán tổng cộng 2.765 tỷ đồng trái phiếu. Hầu hết các lô trái phiếu là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo là cổ phiếu PDR và được tự do chuyển nhượng. Lãi suất dao động từ 12-13%/năm, đáo hạn năm 2023. Phía Công ty Phát Đạt cho biết, mục đích của các đợt phát hành trái phiếu là nhằm tăng quy mô vốn hoạt động để tài trợ cho các dự án BĐS du lịch, nhà ở thương mại của


103 Hà Linh (2021), Dự án Bãi Lữ chưa được huy động vốn, https://theleader.vn/du-an-bai-lu-chua-duoc-huy-dong-von-1624162004780.htm, truy cập 20/6/2021.

104 Trọng Tín (2021), Doanh nghiệp địa ốc tranh thủ gọi vốn trái phiếu, https://bds.tinnhanhchungkhoan.vn/bat-dong-san/doanh-nghiep-dia-oc-tranh-thu-goi-von-trai-phieu-288018.html, truy cập ngày 30/12/2021.


Phát Đạt và các công ty thành viên, cụ thể là các dự án Phân khu 4, Phân khu 2 và Phân khu 9 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định), dự án Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp Bình Dương (Bình Dương) và dự án Hạ tầng kỹ thuật nội bộ khu I (TP.HCM).

Bên cạnh đó, một loạt doanh nghiệp BĐS khác như Glexhomes, Đất Xanh, Sovico, BCG Land, Helios, Vinaconex, An Gia... cũng có kế hoạch phát hành trái phiếu để huy động vốn, trong đó Glexhomes phát hành 500 tỷ đồng, Đất Xanh miền Bắc phát hành 370 tỷ đồng, trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, bao gồm quyền mua lại trước hạn và bảo lãnh thanh toán. Không chỉ doanh nghiệp đại chúng, các doanh nghiệp địa ốc chưa phải là doanh nghiệp đại chúng cũng cấp tập huy động vốn trái phiếu thời gian gần đây. Đơn cử, Công ty TNHH Kinh doanh BĐS Liên Lập vừa thông báo huy động thành công 532 tỷ đồng trong đợt phát hành 2 lô trái phiếu vào ngày 22/11/2021 vừa qua để thâu tóm dự án Khu du lịch - dịch vụ Bắc Bãi Trường (khu

1) tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, do Công ty TNHH Đức Việt làm CĐT. Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm mới đây cũng huy động được hơn 259 tỷ đồng trái phiếu để phục vụ đầu tư dự án Prime Resort & Hotels tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa105.

- Ở khía cạnh hạn chế: Có khá nhiều vướng mắc, khó khăn và rào cản đối với các doanh nghiệp trong việc trong việc huy động vốn cho các dự án kinh doanh BĐS du lịch. Có thể nhận thấy qua hàng loạt các vấn đề nổi cộm sau đây:

Thứ nhất, về khống chế chi phí lãi vay dẫn đến số thuế doanh nghiệp phải nộp cao hơn và có thể khiến cho giá cả BĐS du lịch tăng cao, trở thành một tác động tiêu cực cho thị trường BĐS.

Đối với vấn đề khống chế chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp, theo quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, nếu doanh nghiệp có phát sinh việc vay tiền của cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc người có liên quan


105 Trọng Tín (2021), Doanh nghiệp địa ốc tranh thủ gọi vốn trái phiếu, https://bds.tinnhanhchungkhoan.vn/bat-dong-san/doanh-nghiep-dia-oc-tranh-thu-goi-von-trai-phieu-288018.html, truy cập ngày 30/12/2021.


mật thiết với cá nhân này với giá trị từ 10% vốn chủ sở hữu tại thời điểm vay thì được xem là có phát sinh giao dịch liên kết (điểm l khoản 2 Điều 5) và chi phí lãi vay vượt 10% không được tính vào chi phí.

Đối với tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ đã được sửa đổi tại Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 quy định về tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Văn bản hết hiệu lực ngày 20/12/2020), tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% Ebitda - tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

Theo NCS, kinh doanh BĐS du lịch là lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn lớn mà thông thường doanh nghiệp phải huy động vốn từ nhiều nguồn. Việc khống chế chi phí lãi vay dẫn đến số thuế doanh nghiệp phải nộp cao hơn và có thể khiến cho giá cả BĐS tăng cao, trở thành một tác động tiêu cực cho thị trường106. Việc quy định khống chế chi phí lãi vay đồng đều giữa các ngành, không tính đến đặc thù ngành là một điểm bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi trong thời gian sắp tới.

Thứ hai, bù trừ thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng BĐS

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH12 (áp dụng từ 01/01/2014) đã cho phép doanh nghiệp được bù trừ lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS với lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhưng chưa quy định trường hợp ngược lại (bù trừ một chiều). Đồng thời, doanh nghiệp có lãi từ hoạt động chuyển nhượng BĐS vẫn phải kê khai, nộp thuế riêng, không được bù trừ với thu nhập từ hoạt động sản


106 Bùi Tuấn Minh, Nguyễn Linh Chi, “Một số kiến nghị về chính sách pháp lý về thuế nhằm thúc đẩy thị trường BĐS nói chung và BĐS du lịch nói riêng”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Chính sách, pháp luật về BĐS du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam do Hiệp hội BĐS Việt Nam và Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 16/11/2021, Hà Nội, tr.391


xuất kinh doanh khác. Với sự phát triển kinh tế hiện nay, doanh nghiệp có xu hướng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, bên cạnh đó hành lang pháp lý đã quy củ và chặt chẽ, đồng thời yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính đặt ra ngày càng mạnh mẽ thì quy định doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế riêng đối với lãi từ chuyển nhượng BĐS đã không còn phù hợp. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đa số các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc… đều không có quy định doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ chuyển nhượng BĐS để kê khai, nộp thuế TNDN, ngoại trừ Việt Nam và Malaysia.

Thứ ba, nhiều dự án BĐS du lịch trong thời gian qua chưa đủ điều kiện huy động vốn nhưng CĐT cố tình vi phạm

CĐT có thể huy động vốn từ khách hàng cá nhân thông qua việc mua bán, cho thuê, cho thuê mua BĐS du lịch hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều dự án BĐS du lịch đã được mở bán, rao bán công khai khi chưa đủ điều kiện. Chẳng hạn tại tỉnh Quảng Bình vào tháng 3,4/2021 vừa qua, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình đã ban hành Thông báo số 739/TB-SXD ngày 07/4/2021 về việc chưa đủ điều kiện huy động vốn tại dự án Tổ hợp căn hộ du lịch nghỉ dưỡng Dolce Penisola Quảng Bình. CĐT là Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Onsen Fuji đã thông qua các trang thông tin điện tử tiến hành rao bán các căn hộ của dự án Tổ hợp căn hộ du lịch nghỉ dưỡng Dolce Penisola Quảng Bình. Mặc dù dự án trên chưa đủ điều kiện để mở bán, huy động vốn theo quy định của pháp luật nhưng CĐT vẫn cố tình thực hiện huy động vốn. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thị trường BĐS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Sở Xây dựng thông báo và khuyến cáo các nhà đầu tư, người dân khi thực hiện các giao dịch mua bán, góp vốn...tại dự án Tổ hợp căn hộ du lịch nghỉ dưỡng Dolce Penisola Quảng Bình cần tìm hiểu, kiểm tra chặt chẽ các điều kiện, giấy tờ pháp lý có liên quan đến dự án để tránh rủi ro trong đầu tư kinh doanh.

Ngoài ra, đối với các dự án kinh doanh BĐS du lịch Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 không quy định cụ thể hành vi nào được xác định là huy động vốn trái phép giống như Luật Nhà ở nên thực tế trong thời gian qua nhiều dự án BĐS du lịch


mặc dù chưa đủ điều kiện mở bán nhưng CĐT lại nhận đặt tiền cọc của khách hàng. Việc huy động vốn này thường núp dưới dạng “hợp đồng đặt cọc giữ chỗ”, “hợp đồng góp vốn”, “đặt cọc ưu tiên”… có khi lên đến 20-30% giá trị căn hộ du lịch. Trên thực tế, không ít trường hợp CĐT đã chiếm dụng vốn của người mua, thậm chí lừa đảo, chiếm đoạt khoản tiền đặt cọc.

3.3.1.4. Quyền được ưu đãi đầu tư trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản du lịch

* Nội dung pháp luật về ưu đãi trong hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS du lịch

Để thu hút đầu tư trong hoạt động kinh doanh BĐS nói chung và kinh doanh BĐS du lịch nói riêng, Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đầu tư cho các CĐT. Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, đối với dự án đầu tư kinh doanh BĐS du lịch, CĐT sẽ có quyền được hưởng các ưu đãi đầu tư, cụ thể: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nếu dự án đầu tư kinh doanh BĐS du lịch thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.

Dự án đầu tư kinh doanh BĐS du lịch được hưởng ưu đãi đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, dự án đầu tư BĐS du lịch tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật đầu tư năm 2020, bao gồm: (i) Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; (ii) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trong đó: Khu kinh tế, khu công nghệ cao (kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quy định của Chính phủ) được hưởng ưu đãi đầu tư như địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp được thành lập theo quy định của Chính phủ được hưởng ưu đãi đầu tư như địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Như vậy, nếu dự án đầu tư kinh doanh BĐS du lịch


thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hay địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (Theo Phụ lục III Danh mục địa bàn đầu tư (ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ) sẽ được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư. Đây là danh mục địa bàn đầu tư mới nhất vừa được ban hành. Ví dụ: Đối với dự án đầu tư BĐS du lịch tại tỉnh Khánh Hòa, nếu thuộc các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, huyện đảo Trường Sa và các đảo thuộc tỉnh sẽ thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, còn nếu thuộc các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Dự án đầu tư đặt tại các địa bàn còn lại của tỉnh Khánh Hòa sẽ không được hưởng các ưu đãi về địa bàn đầu tư107.

Thứ hai, dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động;

Như vậy, dự án đầu tư BĐS du lịch không có ưu đãi về đất trên cơ sở loại hình đầu tư mà chỉ được hưởng ưu đãi đầu tư trong hai trường hợp nêu trên. Tuy nhiên qua rà soát, NCS thấy rằng đang có sự mất cân đối giữa quan điểm của Chính phủ đối với tầm quan trọng của loại hình BĐS này và các quy định của Chính phủ về ưu đãi đầu tư dự án BĐS du lịch. Cụ thể, ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 147/QĐ-TTg, về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, trong đó nêu rõ “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác”; tuy nhiên, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư năm 2020 không hề quy định lĩnh vực đầu tư bất động sản du lịch thuộc đặc biệt ưu đãi/ưu đãi đầu tư.


107 Nguyễn Thị Dung, “Pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh BĐS du lịch”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Chính sách, pháp luật về BĐS du lịch, những vấn đề đặt ra cho Việt Nam do Hiệp hội BĐS Việt Nam và Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 16/11/2021, tr.207.


Mức ưu đãi cụ thể đối với từng loại ưu đãi đầu tư được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán và đất đai. Chẳng hạn, đối với những dự án đầu tư BĐS du lịch tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao thì áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm và được miễn thuế không quá 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp không quá 13 năm tiếp theo; nếu dự án BĐS du lịch được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn áp dụng mức thuế suất 17% từ ngày 01 tháng 01 năm 2016108.

Ngoài ra, đối với đầu tư kinh doanh BĐS nói chung và BĐS du lịch nói riêng còn được hưởng chính sách ưu đãi về việc miễn giảm tiền ký quỹ. Căn cứ khoản 4 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP và khoản 5 Điều 15 Luật Đầu tư thì trừ các dự án không được áp dụng ưu đãi đầu tư bao gồm: Dự án đầu tư khai thác khoáng sản; Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở, thì nhà đầu tư được giảm tiền bảo đảm thực hiện dự án trong các trường hợp sau:

- Giảm 25% đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định 31/2021/NĐ-CP; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định tại Phụ lục III Nghị định 31/2021/NĐ- CP;

- Giảm 50% đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định 31/2021/NĐ-CP; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục III của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua Chính phủ Việt Nam cũng đã có những chính sách kéo dài thời gian nộp thuế và giảm gánh nặng nghĩa vụ tài chính liên quan đến dịch Covid-19. Những chính sách này đang thực hiện cho cả năm 2020 - 2021 cũng giúp các ngân hàng và doanh nghiệp có thêm nguồn vốn rẻ, để được hỗ trợ tài chính


108 Điều 13, Điều 14 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2023