của các doanh nghiệp trong nước là 1041 triệu USD, chiếm 9,87% tổng vốn thực hiện. Tỷ lệ thực hiện dự án như vậy quả thực là rất cao và có thể xem đó là một hiện tượng đáng chú ý bởi đây là thời kỳ mà dòng FDI vào Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất. Mặc dù vậy, xem xét cơ cấu vốn thực hiện có thể thấy, rò ràng, sự chênh lệch về vốn thực hiện của phía đối tác nước ngoài với nước chủ nhà Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì trong thời kỳ này. Điều này có thể coi là sự phản ánh tương đối trung thực năng lực thực tế của cả hai phía – phía nhà đầu tư nước ngoài và phía nước chủ nhà Việt Nam, trong các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.
2.2.2. Biến đổi cơ cấu FDI phân theo khu vực kinh tế
Những diễn biến bất ổn của tình hình kinh tế khu vực và Việt Nam trong thời gian 1997 – 2000 đã tác động trực tiếp tới sự phát triển của các khu vực kinh tế nói chung và dòng FDI vào các khu vực nông – lâm nghiệp – thuỷ sản, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ nói riêng. Hệ quả là, dòng FDI vào các khu vực trên đều giảm mạnh, kéo theo những biến chuyển trong cơ cấu FDI phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam.
Trước hết, đáng chú ý nhất trong sự biến đổi của cơ cấu FDI phân theo khu vực kinh tế thời kỳ này chính là sự vươn lên mạnh mẽ của khu vực công nghiệp – xây dựng để trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất, đồng thời cũng là khu vực đóng vai trò quan trọng nhất, thay thế cho khu vực dịch vụ. Thực ra, xu hướng tập trung dòng FDI vào khu vực công nghiệp – xây dựng đã bắt đầu diễn ra ngay từ năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á bùng phát. Biểu hiện là, năm 1997, khu vực này đã thu hút được 246 dự án với tổng vốn đăng ký 2733 triệu USD, chiếm 72,35% số dự án và 61,24% số vốn đăng ký đầu tư vào tất cả các khu vực kinh tế. Những năm tiếp
sau, tỷ trọng dự án và vốn đăng ký đầu tư vào khu vực công nghiệp – xây dựng luôn chiếm cao hơn tỷ trọng dự án và vốn đăng ký vào các khu vực kinh tế khác. Đặc biệt, đến năm 2000, dòng FDI chảy vào khu vực công nghiệp – xây dựng đạt đến đỉnh điểm và có thể nói là chiếm ưu thế gần như là tuyệt đối cả về giá trị cũng như tỷ trọng dự án và vốn đăng ký so với 2 khu vực còn lại. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2000, số dự án mà khu vực công nghiệp – xây dựng tiếp nhận là 291 dự án với tổng vốn đăng ký là 1828,5 triệu USD, chiếm 78,44% số dự án và 90,86% số vốn đăng ký đầu tư vào các khu vực kinh tế. Tính chung, trong cả thời kỳ 1997 – 2000 khu vực công nghiệp – xây dựng đã thu hút tới 930 dự án có tổng vốn đăng ký là 7964,8 triệu USD, tương đương với 71,65% số dự án và 66,70% số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhìn rộng ra, trong bối cảnh thế giới những năm 1997 – 2000, có thể nói, xu hướng tập trung của dòng FDI vào khu vực công nghiệp – xây dựng ở Việt Nam là một hiện tượng khá dị biệt. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, hiện tượng đó ở Việt Nam giống như Trung Quốc hơn 10 năm trước đây nhưng nó lại trái với xu hướng vận động của dòng FDI trên thế giới trong những thập niên gần đây khi mà dòng FDI trên thế giới đang có xu hướng tập trung vào khu vực dịch vụ [4, tr. 46].
Bảng 2.9: Cơ cấu FDI phân theo khu vực kinh tế thời kỳ 1997 – 2000
Dự án | Vốn đầu tư | |||
Tổng (Dự án) | Tỷ trọng (%) | Tổng (Triệu USD) | Tỷ trọng (%) | |
Nông – lâm – thuỷ sản | 129 | 9,94 | 339,5 | 2,85 |
Nông – lâm nghiệp | 107 | 8,24 | 292,2 | 2,45 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biến Đổi Cơ Cấu Vốn Fdi Phân Theo Vùng Lãnh Thổ
- Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Phân Theo Vùng Lãnh Thổ Thời Kỳ 1988 – 1996 13
- Biến Đổi Cơ Cấu Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trong Thời Gian Suy Giảm Của Fdi Ở Việt Nam (1997 – 2000)
- Biến Đổi Cơ Cấu Fdi Phân Theo Đối Tác Đầu Tư
- Biến Đổi Cơ Cấu Fdi Trong Thời Gian Phục Hồi Và Tăng Trưởng Trở Lại Của Fdi Ở Việt Nam (2001 – 2008)
- Vốn Fdi Phân Theo Khu Vực Kinh Tế Thời Kỳ 2001 – 2008
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
22 | 1,69 | 47,3 | 0,40 | |
Công nghiệp – xây dựng | 930 | 71,65 | 7964,8 | 66,70 |
Công nghiệp | 836 | 64,41 | 6898,9 | 57,78 |
Trong đó: dầu khí | 23 | 1,77 | 2695,8 | 22,58 |
Xây dựng | 94 | 7,24 | 1065,9 | 8,93 |
Dịch vụ | 239 | 18,41 | 3636,3 | 30,45 |
Khách sạn, du lịch | 21 | 1,62 | 1142,8 | 9,57 |
GTVT, Bưu điện | 31 | 2,39 | 1236,9 | 10,26 |
Tài chính, Ngân hàng | 10 | 0,77 | 68,8 | 0,58 |
Văn hoá, Y tế, GD | 45 | 3,47 | 247,2 | 2,07 |
Dịch vụ khác | 132 | 10,17 | 940,6 | 7,88 |
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 1997 – 2000
Cùng với xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI từ khu vực dịch vụ sang khu vực công nghiệp – xây dựng, trong thời gian 1997 – 2000, cơ cấu FDI phân theo khu vực kinh tế đang có xu hướng phân hoá ngày càng sâu sắc hơn. Cụ thể là, khu vực công nghiệp – xây dựng, như đã nói ở trên, chiếm tới 71,65% số dự án và 66,70% số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp vào tất cả các khu vực kinh tế. Hai khu vực còn lại đều giảm so với thời kỳ trước và chiếm chưa đến 1/3 số dự án và số vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, khu vực dịch vụ giảm xuống còn 18,41% số dự án và 30,45% số vốn đăng ký; khu vực nông – lâm nghiệp – thuỷ sản chỉ còn chiếm 9,94% số dự án và 2,85% số vốn đăng ký. Như vậy, khoảng cách về tỷ trọng dự án và vốn đăng ký giữa các khu vực ngày càng được nới
rộng. Nếu trong thời kỳ 1988 – 1996, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực công nghiệp – xây dựng chỉ bằng 95,45% khu vực dịch vụ và gấp 9,57 lần khu vực nông – lâm nghiệp – thuỷ sản, thì đến thời kỳ 1997 – 2000 khu vực công nghiệp – xây dựng đã gấp 2,19 lần khu vực dịch vụ và gấp 23,40 lần khu vực nông – lâm nghiệp – thuỷ sản. Xu hướng sụt giảm nhanh chóng của khu vực dịch vụ chủ yếu vẫn là do đây là khu vực chịu tác động mạnh mẽ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực.
Mặc dù trong những năm 1997 – 2000 đã có sự thay đổi vai trò của các khu vực trong cơ cấu FDI phân theo khu vực kinh tế nhưng sự thay đổi đó cũng chỉ có thể làm giảm quy mô mà không đồng thời làm thay đổi thứ tự giữa các khu vực khi xem xét quy mô trung bình dự án FDI của mỗi khu vực. Theo đó, cũng giống như thời kỳ trước, dịch vụ vẫn là khu vực có quy mô dự án FDI cao nhất với 15,20 triệu USD/dự án, giảm 1,63 lần so với những năm 1988 – 1996. Khu vực công nghiệp – xây dựng giảm 1,39 lần, đạt 8,56 triệu USD/dự án. Cuối cùng, có quy mô nhỏ nhất là khu vực nông – lâm nghiệp – thuỷ sản với 2,63 triệu USD/dự án.
2.2.3. Biến đổi cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư
Trong thời gian 1997 – 2000, cùng với sự biến đổi chung của luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư tiếp tục có những biến chuyển quan trọng.
Trước hết, về cấu thành, cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư thời kỳ này về cơ bản không khác nhiều so với những năm cuối của thời kỳ trước. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu vẫn là: hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và BOT. Hình thức BTO, BT mặc dù đã được phép áp dụng từ cuối năm 1996
nhưng trong suốt thời kỳ này vẫn không có dự án nào được cấp phép. Nguyên nhân căn bản có lẽ là do các dự án này thường có phạm vi áp dụng không rộng rãi, điều kiện thực hiện dự án thường phức tạp và phải mất nhiều thời gian cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng,… làm chậm tiến độ triển khai của dự án. Tuy nhiên, đây cũng là những hình thức còn mới mẻ với bên Việt Nam cho nên chúng ta đang còn thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quá trình cấp phép và triển khai dự án.
Mặt khác, xét giá trị tuyệt đối về dự án và vốn đầu tư của các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian này, có thể thấy hiện tượng sụt giảm của một số hình thức đầu tư do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực diễn ra vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX. Sự sụt giảm đó đã trực tiếp làm thay đổi tỷ trọng của các hình thức đầu tư trong cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư. Chịu tác động mạnh nhất là hình thức doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Trái với thực trạng suy giảm giá trị tuyệt đối vốn đầu tư, xét về tỷ trọng, có thể thấy, tiếp tục xu hướng gia tăng về tỷ trọng trong thời kỳ trước, ở thời kỳ này, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã có những bước tiến mạnh mẽ về tỷ trọng dự án và vốn đầu tư. Cụ thể là, năm 1997 tỷ trọng dự án và vốn đăng ký theo hình thức này là 172 dự án với tổng vốn đăng ký 1193,9 triệu USD, chiếm 49,5% số dự án và 25,4% vốn đăng ký vào tất cả các hình thức nhưng vẫn kém hình thức doanh nghiệp liên doanh 1,96 lần, thì đến năm 2000 số dự án và vốn đăng ký theo hình thức này đã đạt 303 dự án có tổng vốn đăng ký 727,9 triệu USD, chiếm 36% tổng vốn đăng ký nhưng lại gấp 7,35 lần tỷ trọng vốn đăng ký của hình thức doanh nghiệp liên doanh. Năm 2000 cũng chính là năm mà lần đầu tiên hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã vượt hình thức doanh
nghiệp liên doanh về tỷ trọng vốn đăng ký. Từ đây trở đi, hình thức 100% vốn nước ngoài luôn chiếm ưu thế so với hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng như so với các hình thức khác và trở thành hình thức có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư. Tuy nhiên, tính chung trong 4 năm (1997 – 2000), hình thức này chỉ đứng vị trí thứ hai trong thu hút FDI với số dự án và số vốn đăng ký lần lượt là 865 dự án và 3124,1 triệu USD, chiếm 64,50% số dự án và 24,66% số vốn đăng ký.
Bảng 2.10: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư thời kỳ 1997 – 2000
Dự án | Vốn đầu tư | |||
Số dự án | Tỷ trọng (%) | Giá trị (Triệu USD) | Tỷ trọng (%) | |
Liên doanh | 380 | 28,34 | 5769 | 45,54 |
100% vốn nước ngoài | 865 | 64,50 | 3124,1 | 24,66 |
Hợp đồng hợp tác kinh doanh | 93 | 6,94 | 3356,7 | 26,50 |
BOT | 3 | 0,22 | 419,3 | 3,31 |
Tổng | 1341 | 100 | 12669,1 | 100 |
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 6/2004)
Trái với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, trong thời gian này, hình thức doanh nghiệp liên doanh có xu hướng sụt giảm mạnh về tỷ trọng dự án và vốn đầu tư. Năm 1997, theo thống kê, các chủ đầu tư đã đăng ký 155 dự
án với tổng vốn đăng ký 2339,8 triệu USD, chiếm 45% số dự án và 49,8% số vốn đăng ký theo tất cả các hình thức đầu tư. Đến năm 2000, tỷ trọng của hình thức này lần lượt giảm xuống còn 17% số dự án và 4,9% số vốn đăng ký. So với năm cao nhất của hình thức này trong cả thời kỳ 1997 – 2000 là năm 1998 thì năm 2000 tỷ trọng vốn đầu tư đã giảm đi 14,9 lần. Tính chung trong cả thời kỳ, hình thức doanh nghiệp liên doanh đã thu hút được 380 dự án có tổng vốn đăng ký 5769 triệu USD, chiếm 28,34% số dự án và 45,54% số vốn đăng ký vào tất cả các hình thức.
Một hiện tượng đáng chú ý trong cơ cấu FDI phân theo hình thức đầu tư thời kỳ này đó là sự tăng trưởng có thể nói là đột biến của hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, qua đó chặn đứng đà giảm sút diễn ra trong thời kỳ trước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 1997 hình thức này thu hút được 17 dự án có tổng vốn đăng ký 890,4 triệu USD, chiếm 5% số dự án và 19% số vốn đăng ký vào tất cả các hình thức. Đến năm 2000, hình thức này đạt đến mức kỷ lục mới về tỷ trọng vốn đầu tư trong thu hút FDI sau khi đạt mức cao nhất vào năm 1988 với 19 dự án có tổng số vốn đăng ký là 847,4 triệu USD, chiếm 6% số dự án và 59,1% số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Tính chung, trong thời kỳ 1997 – 2000, đã có 93 dự án theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng vốn đăng ký 3356,7 triệu USD, chiếm 6,94% số dự án và 26,50% vốn đầu tư vào Việt Nam.
Riêng hình thức BOT, cả thời kỳ này chỉ có 3 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 419,3 triệu USD, chiếm 0,22% số dự án và 3,30% số vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Như vậy, so với thời kỳ trước, hình thức này không có sự biến chuyển nào đáng kể. Đây vẫn là hình thức thu hút được ít dự án và vốn FDI nhất trong tất cả các hình thức.
Dưới góc độ lịch sử, sự hình thành xu hướng trên có thể bắt nguồn từ cả 2 phía: phía chủ đầu tư và phía tiếp nhận đầu tư.
Về phía chủ đầu tư, sau một thời gian khá dài tìm hiểu, tiếp cận, làm quen với môi trường đầu tư và thị trường Việt Nam, họ đã tích lũy được một số vốn kinh nghiệm cũng như những hiểu biết nhất định về chính sách, pháp luật, thủ tục đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam, về đặc điểm, tư chất và cuộc sống của con người Việt Nam. Điều này cho phép họ tự tin hơn, chủ động hơn, ít phải tính toán đến phương án chia sẻ rủi ro với phía nước chủ nhà thông qua hình thức cùng liên kết để sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, trong thực tiễn đầu tư và hoạt động theo hình thức liên doanh đã phát sinh nhiều tranh chấp giữa hai bên – bên chủ đầu tư nước ngoài và bên chủ nhà tiếp nhận đầu tư Việt Nam, đặc biệt là những tranh chấp trong vấn đề quản lý, điều hành doanh nghiệp liên doanh. Vì vậy, việc lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài thực sự là một giải pháp tối ưu đối với phía chủ đầu tư, nó cho phép họ có thể hoàn toàn chủ động điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tránh được những tranh chấp với phía đối tác Việt Nam.
Về phía tiếp nhận đầu tư, cụ thể là phía Việt Nam, sự yếu kém về trình độ quản lý, sự thiếu hụt nghiêm trọng về đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý có trình độ, và sự hạn chế về khả năng tham gia góp vốn khi tiến hành liên doanh với các đối tác nước ngoài có lẽ là những nguyên nhân căn bản nhất làm cho khả năng tham gia liên doanh với nước ngoài của Việt Nam trở nên có hạn. Do đó, sự suy giảm của hình thức đầu tư này là điều không thể tránh khỏi. Mặt khác, trong thời gian này, Chính phủ Việt Nam đã có một số động thái nới lỏng những hạn chế về hình thức đầu tư FDI, qua đó tạo cho nhà đầu tư nước ngoài có nhiều cơ hội hơn và nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc lựa chọn hình thức đầu tư.