Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Danh sách chọn mẫu điều tra khách du lịch đến Hạ Long 24

Bảng 3.1. Tăng trưởng GDP của thành phố Hạ Long 32

Bảng 3.2. Phát triển các loại hình Doanh nghiệp (DN) lữ hành du lịch 43

Bảng 3.3. Tăng trưởng doanh thu du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long 45

Bảng 3.4. Cơ cấu doanh thu du lịch trên địa bàn Vịnh Hạ Long 46

Bảng 3.5. Tốc độ phát triển các loại hình sản phẩm du lịch 47

Bảng 3.6. Tình hình phát triển khách du lịch đến Hạ Long 50

Bảng 3.7. Lượng khách quốc tế lưu trú tại Hạ Long 51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Bảng 3.8. Chất lượng lao động trong ngành du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long 52

Bảng 3.9. Xếp hạng chất lượng khách sạn trên địa bàn vịnh Hạ Long 53

Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2

Bảng 3.10. Tình hình phát triển tầu du lịch nghỉ đêm qua các năm 54

Bảng 3.11. Tốc độ phát triển số lượng và công suất phòng nghỉ 58

Bảng 3.12. Các điểm du lịch được bảo tồn, tôn tạo và xếp hạng trong ngành du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long 61

Bảng 3.13. Đóng góp của ngành du lịch trong GDP của thành phố Hạ Long 66

Bảng 3.14. Đánh giá của khách hàng về các loại dịch vụ du lịch Hạ Long 80

Bảng 4.1. Chỉ tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 85

Bảng 4.2. Dự kiến đóng góp GDP của ngành du lịch cho thành phố Hạ Long ... 87


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Vịnh Hạ Long là một tài nguyên thiên nhiên vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta. Do đó việc tìm hiểu và khai thác những giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của vịnh Hạ Long phục vụ du lịch là một trong những điều rất cần thiết. Du khách sẽ được cảm nhận, hòa mình vào trong những cảnh sắc của tài nguyên thiên nhiên vô cùng hùng vĩ với những đảo đá tuyệt đẹp, hang động lộng lẫy nhiều nhũ đá, măng đá, với những bãi tắm trong xanh,… và những tài nguyên văn hóa phong phú như những kho tàng cổ vật của con người, những kiến tạo kỳ vĩ và rất đặc biệt của hệ thống đảo đá,…

Trên dải đất Việt Nam tươi đẹp, Vịnh Hạ Long luôn nổi bật lên như một hình ảnh độc đáo và hấp dẫn vào bậc nhất. Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn cả trên thế giới. Nơi đây đã được UNESCO hai lần công nhận là một trong bảy Di sản thiên nhiên của thế giới. Đây là một vinh dự và tự hào lớn của Việt Nam cũng như Quảng Ninh. Mặt khác nó cũng đem lại cho chúng ta những lợi thế đáng kể về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời đặt ra cho chúng ta những yêu cầu mới về việc khai thác, bảo tồn phát huy những giá trị của Di sản nhất là việc khai thác một cách bền vũng, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên này phục vụ cho việc phát triển du lịch Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng.

Tuy nhiên trên thực tế trong những năm khai thác vừa qua vịnh Hạ Long dường như đang bỏ lỡ những cơ hội hiếm có này, thực tế cho thấy sự phát triển du lịch và nguồn thu từ du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của vịnh Hạ Long.

Hầu hết khách du lịch đến thăm quan vịnh Hạ Long chỉ biết đến một số hang động, bãi tắm gần đất liền mà không biết rằng vịnh Hạ Long còn đang mang trong mình nhiều giá trị độc đáo, đặc sắc khác, đặc biệt là giá trị về địa


chất – diện mạo, đa dạng sinh học và giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống của các thế hệ ngư dân thủy cư trên vịnh Hạ Long từ ngàn đời nay.

Những tour du lịch tại Hạ Long thường diễn ra trong thời gian ngắn, thông thường là 02 ngày 01 đêm, điều này cũng do việc khai thác các dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long còn hạn chế, đơn điệu, phong cách phục vụ còn nhiều bất cập, môi trường sinh thái cũng chưa tạo được những ấn tượng tốt cho du khách.

Đề tài: “Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” mong muốn sẽ làm cơ sở đầu tư và quản lý phát triển du lịch một cách hiệu quả, bền vững, xứng đáng với vị thế của Di sản thiên nhiên thế giới.

Nhận thức tầm quan trọng trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm Luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long – Quảng Ninh, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển du lịch Hạ Long một cách bền vững, ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là kỳ quan thiên nhiên thế giới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

(1). Hệ thống hóa cơ sở lý tuận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững. (2). Đánh giá thực trạng phát triển du lịch, phân tích các nhân tố ảnh

hưởng đến phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.

(3). Đưa ra các giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long một cách bền vững, ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là kỳ quan thiên nhiên thế giới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn vịnh Hạ Long

Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2020.

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Đóng góp được cho các cấp lãnh đạo Ngành những đánh giá thực trạng, tiềm năng mới về du lịch trên địa bàn vịnh Hạ Long hiện nay.

- Đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch một cách hiệu quả sẽ giúp du lịch Hạ Long nói riêng và du lịch Quảng Ninh nói chung có thể phát triển tốt hơn, đóng góp vào ngân sách Nhà nước tốt hơn.

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu làm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long – Quảng Ninh.

Chương 4: Giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long - Quảng Ninh.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG‌

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững

1.1.1. Các khái niệm về du lịch và phát triển du lịch bền vững

1.1.1.1. Khái niệm về du lịch

Kể từ khi thành lập hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (Inter- national of Union Officical Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn được bàn luận với những quan điểm khác nhau. Đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của một cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong một thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay người ta cho rằng về cơ bản tất cả các hoạt động di chuyển của con người trong hay ngoài nước từ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm hoặc xâm lược đều mang ý nghĩa du lịch.

Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999 khảng định, Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định.

Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ của những doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, ăn uống, lưu trú, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp (Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển trung tâm du lịch Hải Phòng – Quảng Ninh đến 2010).

Du lịch liên quan đến nhiều thành phần như khách du lịch, phương tiện giao thông vận tải, địa bàn đón khách, hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan.


Tác động của hoạt động du lịch đến lãnh thổ là khá rộng rãi ở mọi khía cạnh và tùy thuộc vào loại hình du lịch.

1.1.1.2. Khái niệm về phát triển

Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật văn hóa,… Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loài người nói riêng. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người, bằng phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao các giá trị văn hóa cộng đồng. Sự chuyển đổi của các hình thái xã hội, từ xã hội công xã nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ, lên phong kiến rồi đến xã hội tư bản,… được coi là một quá trình phát triển.

1.1.1.3. Khái niệm về bền vững

Bền vững ở đây được hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên không vượt quá tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một tài nguyên thấp hơn, cung cấp mới hay sự phân phối và tiêu dùng một tài nguyên được giữ ở mức thấp hơn sản lượng bền vững tối đa.

1.1.1.4. Khái niệm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài, phù hợp với thế hệ hôm nay mà không ảnh hưởng nguy hại đến thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn những nhu cầu riêng và trong ngưỡng sống của họ.

Phát triển bền vững được miêu tả như một sự biến đổi sâu sắc, trong đó việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, việc lựa chọn cơ cấu đầu tư, chọn các loại hình tiến bộ kỹ thuật để áp dụng và lựa chọn cơ cấu hành chính phù hợp các nhu cầu hiện tại và tương lai.

1.1.1.5. Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp vì vậy bản thân sự phát triển của du lịch đòi hỏi phải có sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại.


Khái niệm du lịch bền vững mới xuất hiện gần đây. Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992: “Du lịch bền vững là việc nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.

Theo hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế WTTC, 1996 thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.

Theo Tiến sỹ Trần Văn Thông trong cuốn Tổng quan du lịch (trang

231) thì “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để hướng tới lợi ích lâu dài cho các hoạt động du lịch trong tương lai”.

Tóm lại, du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu tối đa các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương.

1.1.2. Nội dung của phát triển du lịch bền vững

1.1.2.1. Phát triển bền vững về môi trường

Nhận định đúng được tầm quan trọng về môi trường đối với cuộc sống của nhân loại (Đất, nước, không khí và cây xanh).


Việc nghiên cứu, khai thác, bảo vệ và cải thiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản về đất, nước và tài nguyên rừng cần phải phù hợp với các điều kiện hiện tại và không ảnh hưởng đến tự nhiên, hạn chế tối đa những tác hại ngược lại của môi trường về thiên nhiên gây hậu quả nghiêm trọng sau này. Vì điều kiện của môi trường thay đổi theo không gian và thời gian, phát triển du lịch phải phù hợp với điều kiện môi trường ở mỗi vùng khác nhau.

1.1.2.2. Phát triển bền vững về xã hội

Là sự công bằng xã hội, và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội bao gồm: Thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh.

Bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hóa đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du lịch phải bảo vệ văn hóa thông qua các chính sách văn hóa du lịch.

1.1.2.3. Phát triển bền vững về kinh tế

Là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai.

Bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng (tăng trưởng GDP và GDP đầu người ở mức cao).

1.1.3. Vai trò của Nhà nước trong phát triển du lịch bền vững

Nhìn từ phương diện phát triển kinh tế đơn thuần thì du lịch có thể được điều khiển một cách hiệu quả bởi khu vực tư nhân, Tuy nhiên đối với sự phát triển của du lịch bền vững đòi hỏi nhất thiết phải có vai trò của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước thể hiện một cách cơ bản nhất là tổ chức và giám sát hoạt động du lịch có phù hợp với định hướng phát triển bền vững. Nhà nước có thể tác động đến phát triển du lịch bền vững bằng cách thông qua các công cụ quyền lực và hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đưa chính sách phát triển du lịch bền vững vào tất cả các thỏa thuận về phát triển du lịch địa phương cũng như quốc gia.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí