Kiến Nghị Nhằm Áp Dụng Có Hiệu Quả Quy Định Mới Của Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình

khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của các thành viên trong gia đình.

- Luật cần dự liệu cụ thể (bổ sung khoản 2 Điều 37 Luật HN&GĐ năm 2014) về tài sản chung của vợ chống được bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng, bao gồm:

+ Các khoản nợ phát sinh nhằm đáp ứng như cầu sinh hoạt thiết yếucủa gia đình;

+ Các khoản nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lý, sử dụng, định đoạttài sản chung của vợ chồng;

+ Các khoản nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình;

+ Các khoản nợ phát sinh có liên quan đến công việc mà cả hai vợchồng cũng thực hiện;

+ Các khoản nợ theo thỏa thuận của hai vợ chồng.

3.2.1.2. Về góp vốnquyền sử dụng đất

Một là, sau khi xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều chính sách về kinh tế. Kinh tế trang trại ra đời là sản phẩm của sự đổi mới các chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển nhằm khai thác có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc và đất hoang hóa. Kinh tế trang trại là hình thức sản xuất mới có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Mà một trong những tiền đề của việc phát triển kinh tế trang trại là nhu cầu vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, để giải quyết nhu cầu này Nhà nước cần quy định cho hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Hai là, hiện nay Nhà nước ta thực hiện chính sách “mở cửa” nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và cho phép các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

doanh nghiệp Việt Nam được góp vốn liên doanh để sản xuất, kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế do khả năng tài chính hạn chế nên doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về nguồn vốn trong thực hiện liên doanh đối với các đối tác trong và ngoài nước để sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, các doanh nghiệp này lại được Nhà nước giao hoặc cho thuê những diện tích đất rất lớn có giá trị hàng ngàn tỉ đồng. Do đó, để giải quyết khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp này được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Ba là, trên thực tế có một bộ phận gia đình, cá nhân ở nông thôn là các hộ nghèo. Để giúp các hộ gia đình, cá nhân này nâng cao mức sống và giảm sự nghèo đói, Nhà nước thực hiện chủ trương cho các hộ gia đình, cá nhân nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư cho sản xuất. Tuy nhiên, để vay được nguồn vốn của Nhà nước thì một trong những biện pháp nhằm bảo toàn nguồn vốn cho vay là hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân này phải có tài sản thế chấp. Mà đối với các hộ gia đình, cá nhân nghèo không có tài sản có giá trị nào khác ngoài đất đai. Tuy nhiên, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý; người sử dụng đất chỉ được quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài. Vì vậy, cho phép các hộ gia đình, cá nhân nghèo được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất của đối tượng sử dụng này.

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam - 12

Bốn là, hiện nay nhu cầu về nhà ở đang có chiều hướng ngày càng gia tăng trong xã hội, do Nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp về nhà ở đối với cán bộ, công nhân viên chức khiến số lượng người có nhu cầu về nhà ở tăng lên. Trước đòi hỏi thực tế, nhiều tổ chức kinh tế đã được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm giải quyết các nhu cầu về nhà ở cho nhân dân. Tuy nhiên để thực hiện được mục đích này, đòi hỏi các tổ chức kinh tế phải có tiềm lực tài chính dồi dào. Các tổ chức kinh tế này thường có xu hướng hợp tác với các tổ chức, cá

nhân trong và ngoài nước hoặc vay vốn tại các tổ chức tín dụng nhằm huy động các nguồn vốn. Vì vậy phải có các quy định để tạo thuận lợi cho các tổ chức sử dụng đất này được thực hiện việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh.

Năm là, Nhà nước thực hiện công khai hóa quy hoạch, kế hoạch, cùng những chính sách thông thoáng khác đã tạo nên sự an tâm cho các tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh. Bằng các nguồn vốn khác nhau như tiền mặt, giá trị quyền sử dụng đất… các chủ thể trên tham gia vào thị trường ở các mức độ khác nhau, có thể là độc lập tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hay hợp tác với nhau.

3.2.2. Kiến nghị nhằm áp dụng có hiệu quả quy định mới của pháp luật hôn nhân và gia đình

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, pháp luật HN&GĐ hiện hành đã có sự phát triển cao hơn, đáp ứng được tốt hơn các yêu cầu khách quan trong sự phát triển của xã hội và gia đình (chế độ tài sản của vợ chồng là một trong những chế định của Luật HN&GĐ phản ảnh rõ nét nhất vấn đề này). Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý cho thấy, các qui định nói chung, chế độ tài sản của vợ chồng nói riêng trong pháp luật HN&GĐ hiện hành còn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa thành những chuẩn mực pháp lý trong xử sự của các thành viên trong gia đình. Nguyên nhân thì có nhiều, song theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản nhất không phải là do thiếu các quí định pháp luật, hay các qui định pháp luật chưa cụ thể mà là do còn quá nhiều hạn chế trong công tác tổ chức và áp dụng Luật HN&GĐ. Sự yếu kém trong công tác tổ chức và áp dụng Luật HN&GĐ, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng xuất phát từ những lý do chủ quan hoặc khách quan khác nhau và để khắc phục hiện tượng này, theo chúng tôi cần tiến hành đồng bộ những giải pháp sau:

Thứ nhất, xuất phát từ đặc thù của quan hệ HN&GĐ, các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng cũng mang những đặc điểm riêng biệt so với các tranh chấp tài sản khác. Song trong tổ chức và hoạt động của Tòa án, Tòa dân sự giải quyết cả hai loại việc dân sự và HN&GĐ. Do đó, kỹ năng xét xử các vụ việc dân sự thường áp dụng chung cho cả các tranh chấp HN&GĐ và tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng. Thực tế này cũng tạo nhiều thuận lợi trong công tác tổ chức và hoạt động của Tòa án, tuy nhiên trong nhiều vụ việc lại không phù hợp với đặc thù của tranh chấp từ các quan hệ HN&GĐ. Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết các loại tranh chấp này, theo chúng tôi, ngành Tòa án cần xây dụng một đội ngũ thẩm phán chuyên trách cả về chuyên môn và nghiệp vụ xét xử về các vụ việc HN&GĐ và thành lập Tòa án HN&GĐ.

Thứ hai, một trong những khó khăn mà TAND các cấp thường gặp trong xét xử các vụ việc này là do các qui định của pháp luật hoặc thiểu hoặc không cụ thể. Để khắc phục tình trạng này, Tòa án cần đa dạng hóa việc áp dụng pháp luật, đặc biệt vận dụng các phong tục, tập quán truyền thông tốt đẹp trong đời sóng xã hội về HN &GĐ. Ngoài ra, cũng cẩn thiết phải khẩn trương triển khai hình thức án lệ áp dụng cho các quan hệ mới phát sinh khi chưa có qui định pháp luật điều chính hoặc đã có qui định pháp luật nhưng việc điều chính không còn phù hợp với thực tế. Trên thực tế, TANDTC hàng năm đều có các công văn hoặc báo cáo công tác ngành để tổng kết rút kinh nghiệm, hướng dẫn công tác xét xử cho Tòa án các cấp. Đây là hoạt động rất cẩn thiết song chưa đủ, bên cạnh những hoạt động đó, 'I'AND cần định kỳ ban hành các tập hợp án lệ điển hình để Tòa án các cấp học tập và rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử, cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tiến tới xây dụng các Tập án lệ về HN&GĐ.

Thứ ba, việc xác định chủ quyền hoặc định giá tài sản đang là đối tượng của tranh chấp (đặc biệt đối với tài sản tranh chấp là bất động sản)

hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Có thể do giá cả thị trường luôn biến động, sự phối hợp không hiệu quả giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Vì vậy, cần thành lập một cơ quan định giá tài sản chuyên nghiệp và thống nhất làm chức năng tham mưu cho các hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động xét xử của Tòa ăn nói riêng; cũng như đáp ứng các yêu cầu của xã hội về định giá tài sản. Ngoài ra, cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp với Tòa án giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng;

Thứ tư, tăng cường và đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật HN&GĐ của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Việc nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về pháp luật HN &GĐ nói chung và chế định tài sản của vợ chồng nói riêng được Nhà nước rất quan tâm, Bộ Tư pháp đã ban hành Chỉ thị số 3176/QĐ-BTP ngày 28/11/2014 về việc tổ chức thi hành Luật HN &GĐ năm 2014, trong đó xác định: "Công tác phổ biến, tuyên truyền Luật HN&GĐ phải được tiến hành thường xuyên, sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và trong nhân dân...".

Qua thực tiễn áp dụng Luật HN &GĐ qui định trên đã được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật HN&GĐ chưa toàn diện, hầu như mới chỉ tập trung vào các qui định về kết hôn, quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng, của cha mẹ và con, ly hôn... Theo chúng tôi, bên cạnh việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các qui định trên cần chú trọng đến việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các qui định của pháp luật về quyền sở hữu trong gia đình, quyền của người vợ, người phụ nữ liên quan đến tài sản. Nếu làm tốt việc này mới hạn chế các tranh chấp về tài sản trong gia đình, sự công bằng, bình đẳng, tiến bộ giữa vợ và chồng về Sở hữu mới được nhân dân "nắm bắt" và thực hiện.

3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giá đất làm cơ sở cho việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng

Nhà nước ban hành khung giá đất làm cơ sở cho các bên thương thảo, thỏa thuận làm vốn góp nhưng không được thấp hơn mức giá đất trong khung giá đất do Nhà nước ban hành. Điều này có thể được hiểu là giá đất mà Nhà nước quy định chỉ có giá trị tham khảo đối với các bên khi thỏa thuận về quyền sử dụng đất được tính ra bằng giá trị tiền để làm vốn góp.

Từ những nghiên cứu ở trên có thể đặt ra việc đổi mới khung pháp luật về quản lý giá đất như sau:

Một là, sự thừa nhận của pháp luật đối với giá đất trên thị trường. Sự tồn tại của giá đất trên thị trường là một yếu tố khách quan. Pháp luật đã thừa nhận quyền chuyển nhượng đất đai trên thị trường thì cũng phải thừa nhận giá đất gắn với chuyển nhượng đó. Vấn đề phức tạp hơn là làm sao để giá đất do Nhà nước quy định phải phù hợp thị trường khi giá đất có nhiều biến động cả không gian và thời gian. Vấn đề này sẽ xem xét tiếp ở phần sau, nhưng để làm mọi việc theo bất kỳ cơ chế nào thì chúng ta cũng cần một hành lang pháp lý để buộc giá đất trên thị trường phải xuất hiện trên các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Có làm được điều này thì chúng ta mới có được một cơ sở dữ liệu giá đất trên thị trường và từ đó mới có cơ hội xác định giá đất của Nhà nước theo một quy tắc nào đó để đạt được nguyên tắc phù hợp thị trường.

Theo kinh nghiệm ở các nước, Luật Đất đai năm 2013 cần có dẫn chiếu phù hợp với Luật dân sự năm 2015 về quy định quyền tiên mãi của Nhà nước đối với quyền sử dụng đất. Quyền này được áp dụng đối với mọi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước khi các bên được quyền thực hiện, cũng có thể được áp dụng đối với mọi thửa đất dựa trên

giá đất do người sử dụng đất đăng ký. Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, quyền này chỉ nên áp dụng tại các đô thị phát triển (loại 3 trở lên) và vùng quy hoạnh thành đô thị phát triển để tránh đi các phức tạp trong triển khai tại những nơi dân trí còn thấp.

Luật Đất đai năm 2013 đã có quy định này, cần có thêm quy định tiếp về phạm vi áp dụng.

Hai là, sự hình thành giá đất của Nhà nước và phạm vi áp dụng Giá đất của Nhà nước có thể vẫn để dưới dạng khung giá của Chính phủ và bảng giá của UBND cấp tỉnh. Nhiều ý kiến thảo luận đã tập trung vào vấn đề “cần hay không cần khung giá đất của Chính phủ”. Sự thực, ý kiến thảo luận này cũng không phải là nội hàm của vấn đề. Thực tế hiện nay là các đô thị phát triển đang để giá đất của Nhà nước quá thấp và lấy lý do vì khung giá đất của Chính phủ để quá thấp. Vậy giải pháp phải là điều chỉnh lại khung giá đất của Chính phủ sao cho phù hợp với giá đất trên thị trường.

Một vấn đề mang tính bản chất hơn là thực hiện nguyên tắc “giá đất do Nhà nước quy định phải phù hợp giá đất trên thị trường”. Để bàn về việc thực hiện nguyên tắc này, chúng ta cần xem xét phạm vi áp dụng giá đất của Nhà nước. Luật Đất đai cần quy định giá đất của Nhà nước được áp dụng để tính các loại thuế, phí, mức phạt hành chính có liên quan tới đất đai, các trường hợp khác đều phải định giá đất cụ thể tại thời điểm thực hiện. Về nguyên tắc, nên đặt phạm vi áp dụng giá đất của Nhà nước bao gồm các trường hợp mà giá đất đó thấp hơn giá thực tế trên thị trường cũng không thiệt hại cho dân.

Khi đã xác định phạm vi áp dụng giá đất của Nhà nước thì có thể đặt ra chu kỳ xác định giá đất của Nhà nước là 5 năm; giá đất của Nhà nước là giá trung bình theo không gian có cùng mức giá trị trong thời gian 5 năm trước đó. Khi đã có cơ sở dữ liệu về giá đất trên thị trường thì việc

xây dựng khung giá đất của Chính phủ và bảng giá đất của UBND cấp tỉnh không gặp khó khăn gì.

Ba là, hành lang pháp lý đối với việc định giá đất phù hợp thị trường trong những trường hợp không áp dụng giá đất do Nhà nước quy định.

Hiện nay, theo quy định của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP Chính phủ đã quy định 5 phương pháp định giá đất: phương pháp thu nhập, phương pháp so sánh, phương pháp thặng dư và phương pháp chiết trừ và phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Bộ Tài chính đã ban hành Tiêu chuẩn quốc gia về định giá đã quy định thêm 2 phương pháp định giá nữa là phương pháp chi phí và phương pháp lợi nhuận. Trên thực tế, phương pháp thu nhập đang được áp dụng để định giá đối với đất nông nghiệp làm cho giá đất nông nghiệp được xác định rất thấp, thấp hơn giá đất nông nghiệp chuyển nhượng trên thị trường tại những khu dân cư hoặc tại những khu vực đất nông nghiệp được quy hoạch chuyển thành đất phi nông nghiệp. Chính phủ đã quy định thêm phần hỗ trợ (lớn hơn phần được bồi thường) đối với nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, nhưng nhiều người bị thu hồi đất nông nghiệp vẫn chưa hài lòng. Mặt khác, trên thực tế đang có nhiều phương pháp định giá mới (dưới dạng cải tiến các phương pháp định giá hiện hành) sẽ khó có thể được áp dụng vào thực tế. Ở hầu hết các nước, pháp luật có quy định trên nguyên tắc giao cho Hiệp hội định giá quy định chuẩn định giá, bao gồm cả phương pháp định giá sao cho phù hợp chuẩn quốc tế hoặc chuẩn khu vực.

Như vậy, giải pháp đưa ra là giao cho Hiệp hội định giá quy định về tiêu chuẩn định giá, bao gồm cả phương pháp định giá. Hiện nay, Việt Nam chưa quen với cơ chế giao cho các hiệp hội nghề nghiệp có thẩm quyền quyết định về tiêu chuẩn nghề nghiệp, các thẩm quyền này vẫn giao cho cơ quan hành chính của Nhà nước vì cho rằng các hiệp hội nghề nghiệp không đủ năng lực. Cách tư duy này cần được đổi mới cho phù hợp với cách quản lý phổ cập hiện nay trên thế giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/03/2024