Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính - 12


quyền của công dân cũng không được thực hiện

Quyền con người liên quan trực tiếp đến quyền lực nhà nước, thể hiện bằng pháp luật. Nhà nước tôn trọng, thừa nhận và bảo vệ quyền tự do của con người được thể hiện qua quy định của luật pháp chứ không chỉ mang tính chính trị hay thể hiện đạo lý. Quyền con người biểu hiện mối quan hệ pháp lý công dân - Nhà nước nên quyền được bảo đảm trước hết bằng việc thực hiện nghĩa vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. Nhà nước có ưu thế và vai trò quyết định, chi phối, định hướng cho hoạt động của mọi chủ thể trong xã hội nên bảo đảm quyền con người là trách nhiệm của Nhà nước, cụ thể là:

- Trong xây dựng pháp luật, đặc biệt là ban hành pháp luật cụ thể hóa quyền để tạo ra hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và công bằng; hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý của các chủ thể trong xã hội.

- Trong tổ chức thực hiện pháp luật: Nhà nước bảo đảm cho quyền con người thông qua việc tổ chức giúp đỡ, hỗ trợ công dân thực hiện quyền.

- Trong bảo vệ quyền: Nhà nước ngăn chặn những hành vi xâm hại quyền con người và xử lý nghiêm minh những chủ thể vi phạm; tạo ra phương thức, công cụ để công dân bảo vệ quyền tự do của mình khi quyền bị xâm hại (trong đó có quyền tự bảo vệ). Bảo vệ quyền con người gồm cả hình thức xử lý vi phạm quyền con người từ phía Nhà nước sao cho mọi hành vi cản trở quyền, hạn chế quyền không đúng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Trên bình diện quốc tế, trong xu thế hội nhập, trách nhiệm bảo đảm quyền con người còn là trách nhiệm của mỗi quốc gia cụ thể trong hợp tác, tham gia ký kết và thừa nhận các thủ tục pháp lý quốc tế bảo đảm quyền tự do của cá nhân công dân. Tuy bảo đảm thực hiện quyền con người là vấn đề quốc gia, không thể áp đặt từ bên ngoài song mỗi Nhà nước phải cam kết,


thừa nhận các chuẩn mực và nguyên tắc quốc tế trong lĩnh vực này phù hợp với điều kiện thực tế về truyền thống lịch sử, trình độ kinh tế, chế độ chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán… của quốc gia và khu vực.

Bảo đảm quyền con người đòi hỏi nhận thức của các cá nhân và các tổ chức trong xã hội về nghĩa vụ tôn trọng quyền công dân, không vi phạm quyền của công dân, hỗ trợ công dân thực hiện quyền. Theo nghĩa này, bảo đảm quyền con người là trách nhiệm của xã hội dân sự. Quyền chỉ được bảo đảm khi hoàn thiện mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước, song bảo đảm quyền không chỉ đòi hỏi sự phối hợp giữa cá nhân và Nhà nước mà còn đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ từ phía cộng đồng xã hội (từ các cá nhân khác, các tổ chức, hiệp hội, đoàn thể hay báo giới). Nếu như bảo đảm quyền từ định chế nhà nước là thể hiện trách nhiệm của xã hội chính trị, thì bảo đảm quyền của công dân từ cộng đồng, từ các định chế xã hội là thể hiện trách nhiệm của xã hội dân sự. Cộng đồng xã hội có ý nghĩa quan trọng đến bảo đảm quyền con người ở nhiều khía cạnh: tích cực, tiêu cực, vấn đề thống nhất giữa tự do cá nhân với tự do cộng đồng, vấn đề cung ứng dịch vụ công.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Để bảo đảm thực hiện biện pháp này cần phải có cơ chế, công cụ thích hợp. Trước hết là:

Bảo vệ quyền bằng công cụ do nhà nước thiết lập: Việc thiết lập công cụ để bảo vệ quyền con người là tạo ra các thiết chế nhà nước bảo vệ quyền. Đây là yếu tố không thể thiếu của hệ thống bảo đảm quyền. Về nguyên tắc, bộ máy nhà nước hiện đại được thiết kế không cồng kềnh song phương thức, công cụ bảo đảm quyền công dân thì cần đa dạng và phong phú. Ở phạm vi quốc gia, thực chất của việc bảo vệ quyền công dân là nghĩa vụ của mọi cơ quan nhà nước và công chức nhà nước. Công dân bảo vệ tự do của mình thông qua cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp (cơ quan dân cử, đại biểu dân cử hay các cơ cấu bên trong của cơ quan dân cử, thông qua cơ quan thanh tra và cơ quan

Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính - 12


hành chính nhà nước, qua cơ quan công tố và Tòa án). Ngoài ra, việc Nhà nước thừa nhận công cụ quốc tế (ví dụ, cho phép công dân bảo vệ quyền thông qua Liên hợp quốc và các thiết chế của nó, các thiết chế bảo vệ khu vực) cũng là thiết lập công cụ pháp lý để bảo vệ quyền tự do của các cá nhân trong xã hội. Trong số các công cụ để bảo vệ quyền công dân, công cụ hiệu quả và phổ biến nhất là Tòa án, đặc biệt là Toà án hành chính và Toà án Hiến pháp vì chúng có khả năng đối đầu, kiềm chế cơ quan nhà nước trong trường hợp vi phạm quyền.

Cá nhân tự bảo vệ quyền: Quyền con người được tôn trọng và bảo đảm tốt nhất trong điều kiện của nhà nước pháp quyền dân chủ, một chế độ Hiến pháp phù hợp với những nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan mà đối với mỗi quốc gia, điều này cần không ít thời gian để đạt được. Quyền tự do của cá nhân có thể bị vi phạm thường xuyên khi hệ thống các cơ quan nhà nước có chức năng bảo vệ quyền hoạt động không có hiệu quả. Vì thế, Nhà nước cần thừa nhận hình thức tự vệ cá nhân của công dân: mỗi người có quyền tự bảo vệ mình trước những hành vi trái pháp luật của những người khác bằng biện pháp hợp pháp. Tự vệ là bảo đảm quan trọng đặc biệt đối với bảo vệ các quyền tự do cá nhân cơ bản của công dân như quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe… vì nó cho một kết quả trực tiếp, rò ràng, nhanh chóng. Cá nhân có thể tự bảo vệ quyền trước hành vi xâm hại quyền của người khác hoặc tự bảo vệ trước nhà nước.

Bảo vệ quyền thông qua dịch vụ pháp lý: Có nhiều hình thức tổ chức thực hiện dịch vụ pháp lý, song cơ bản là chúng được cung cấp bởi các tổ chức hành nghề luật sư và các tổ chức tư vấn pháp luật khác; dịch vụ của các tổ chức trợ giúp pháp lý hoạt động theo chính sách xã hội của Nhà nước. Nhìn chung, các hoạt động giúp đỡ công dân về mặt pháp lý chỉ có ý nghĩa bảo đảm cho quyền tự do của cá nhân khi nó hoạt động có hiệu quả và cá nhân


tiếp cận dễ dàng với chúng. Kết quả hoạt động của các dịch vụ này phụ thuộc vào thái độ chấp nhận của công quyền và chất lượng dịch vụ; còn sự dễ dàng tiếp cận dịch vụ phụ thuộc vào số lượng tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ và giá thành dịch vụ.

Bảo vệ quyền thông qua cơ chế bồi thường thiệt hại: Khi quyền tự do của cá nhân bị xâm hại, về nguyên tắc, chủ thể xâm hại quyền phải bồi thường cả về vật chất, sức khỏe và tinh thần cho công dân. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi chủ thể xâm hại quyền công dân là Nhà nước.

3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Từ những trình bày trên tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC như sau:

1. Cần sớm rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp luật triển khai và hướng dẫn việc áp dụng BPXLHC phù hợp các quy định của luật xử lý vi phạm hành chính và các luật có liên quan. Đặc biệt là cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với hiến pháp 2013.

2. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quyền con người cho đội ngũ cán bộ công chức nhà nước nói chung, đặc biệt là cho các thẩm phán, các cán bộ công chức thực thi công vụ liên quan đến quá trình phát hiện, xem xét, đề nghị và quyết định áp dụng các BPXLHC.

3. Cần nghiên cứu xem xét để kịp thời sửa đổi bổ sung các luật tổ chức cơ quan tư pháp (Tòa án, Viện kiểm sát), các luật tố tụng… để xác định và ghi nhận việc xem xét, quyết định áp dụng BPXLHC do luật xử lý VPHC năm 2012 quy định là một chức năng, một nhiệm vụ, một việc của Tòa án và cơ quan tiến hành tố tụng liên quan.

4. Tăng cường nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên, y, bác sỹ và cán bộ quản lý tại các cơ sở thực thi quyết định áp dụng BPXLHC như


trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở chữa bệnh bắt buộc.

5. Đẩy mạnh và xác định rò trách nhiệm và đầu mối cho cơ quan, tổ chức kiểm tra, giám sát việc áp dụng biện pháp giaó dục tại xã, phường, thị trấn.

6. Bảo đảm và tăng cường cơ sở vật chất, các công trình xây dựng cơ sở nơi thực hiện áp dụng BPXLHC, bảo đảm chế độ sinh hoạt, chế độ khám chữa bệnh, chế độ ăn uống, các chế độ bảo đảm sinh hoạt văn hóa xã hội cho các đối tượng bị áp dụng BPXLHC tại các trường và cơ sở thực hiện BPXLHC.

7. Chú trọng và quan tâm đến quyền khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh và bảo đảm công tác xem xét và giải quyết khiếu nại tố cáo. Cần chú ý đề cao trách nhiệm và trình độ năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền xem xét và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quá trình áp dụng BPXLHC.

8. Tăng cường hợp tác quốc tế, hạn chế và xóa dần những khác biệt quá trình áp dụng BPXLHC giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Tăng cường giao lưu, trao đổi, tọa đàm, hoạt động nghiên cứu khoa học với các nước nhằm củng cố, tăng cường các bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng BPXLHC tại Việt Nam.


KẾT LUẬN


Đảng và Nhà nước ta, trước sau như một, đều nhất quán khẳng định sự quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền con người, luôn đề cao sự tôn vinh, tôn trọng quyền con người. Mặt khác cũng đã, đang và sẽ làm hết sức mình để thực hiện quyền con người thông qua việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thông qua việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó luôn giữ vững môi trường hòa bình, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, làm cho “dân no, dân yên, dân tin”. Điều đó thể hiện rất rò ở sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta là phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện tốt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tạo cơ sở vững chắc để thực hiện đầy đủ quyền con người trên đất nước Việt Nam.

Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, quyền con người là vấn đề rất nhạy cảm và hết sức phức tạp, vì nó gắn liền với bản chất chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Mà bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính là một bộ phận không tách rời của các thành tố chung về bảo đảm quyền con người.

Luận văn mở đầu bằng cái nhìn một cách tổng quan nhất về quyền con người, và sự cần thiết của việc bảo đảm quyền con người, để từ đó có cái nhìn khách quan nhất về chính sách pháp luật của nhà nước ta trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính một mặt góp phần củng cố, tăng cường kho tàng lý luận về bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người trong lĩnh vực này nói riêng. Đặc biệt là làm rò khái niệm, đặc điểm của một loại bảo đảm pháp lý cụ thể đối với quyền con người trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Từ việc tập hợp các


quan niệm, các tri thức về bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính để trên cơ sở đó cho phép tiếp cận thực trạng việc bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính một cách khách quan, toàn diện hơn.

Qua việc nghiên cứu thực trạng này một mặt giúp tổng kết thực tiễn từ trước đến nay công tác bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực cụ thể này nhưng điều có ý nghĩa quan trọng nhất là giúp chúng ta nắm được những kết quả, thành tựu đã đạt được; những khó khăn, vướng mắc đối với việc bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác. Qua những trình bày trên cũng cho thấy cơ chế, thiết chế có ý nghĩa trung tâm trong việc bảo đảm quyền con người thông qua vai trò của Tòa án với những thủ tục tư pháp là một nội dung có ý nghĩa đặc biệt. Việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo trình tự tư pháp một mặt đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong việc đề cao vai trò bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người của Tòa án. Mặt khác nó cũng cho thấy bước phát triển mới của quá trình cải cách tư pháp và vai trò ý nghĩa của nó đối với việc bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính ở Việt Nam.

Hy vọng, với sự nghiên cứu chuyên sâu, đề tài “ Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính” sẽ góp phần tạo thêm một viên gạch vào ngôi nhà lý luận và thực tiễn của vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp nói riêng ở nước ta hiện nay.

Do điều kiện nghiên cứu và khả năng của bản thân có hạn. Trong khi đó nội dung của đề tài lại phức tạp nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp của các các thầy cô và những ai quan tâm đến vấn đề, liên quan đến đề tài này chắc chắn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.

3. Bộ Công an (2004), Thông tư số 22/2004/TT-BCA ngày 15/12/2004 hướng dẫn thi hành một số quyết định của nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19/1/2003 “Quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”.

4. Bộ Công an (2013), Báo cáo công tác thi hành pháp luật về áp dụng các BPXLHC đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Giới thiệu tập huấn về tư pháp người chưa thành niên, NXB Lao động, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp (2005), Báo cáo tổng kết thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính ngày 1/1/2005.

7. Bộ Y tế (2012), Quyết định 5075/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 về việc “Hướng dẫn chẩn đoán người nghiện ma túy nhóm opiats”.

8. Chính phủ (2001), Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 về việc “Hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng”

9. Chính phủ (2003), Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19/1/2003 “Quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”.

10. Chính phủ (2003), Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 “Quy định việc Xử lý Hành chính đưa vào trường giáo dưỡng”.

11. Chính phủ (2003), Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 về “Quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục”

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí