Giáo Dục Bệnh Nhân Để Tối Ưu Hóa Tự Chăm Sóc Bệnh .

- Ức chế leukotriene.

- Methyxanthin.

- Kháng thể IgE.

4.2.3. Theo dòi đáp ứng điều trị

4.2.4. Giáo dục bệnh nhân để tối ưu hóa tự chăm sóc bệnh.

TIÊU CHẢY


MỤC TIÊU

1. Trình bày được định nghĩa tiêu chảy.

2. Nắm được cơ chế bệnh sinh và các nguyên nhân gây tiêu chảy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy.

4. Nêu được nguyên tắc điều trị.

Bệnh học cơ sở Dùng cho đào tạo dược sĩ đại học - Trường Đại học Tây Đô - 6

1. Định nghĩa

Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng > 2 lần/ngày với lượng phân > 200

gam/ngày. Tùy thời gian diễn tiến, tiêu chảy được phân loại như sau:

< 2 tuần: tiêu chảy cấp.

2 – 4 tuần: tiêu chảy dai dẳng.

> 4 tuần: tiêu chảy mạn.

2. Cơ chế bệnh sinh

Có bốn cơ chế chính gây ra tiêu chảy. Tuy nhiên trên thực tế, tiêu chảy có thể

xảy ra do một hoặc nhiều cơ chế sau phối hợp:

2.1. Tăng tiết dịch

Khi sự tiết dịch gia tăng vượt quá khả năng hấp thu có thể gây tiêu chảy.

2.2. Rối loạn nhu động ruột

Tăng nhu động làm cho thức ăn qua ruột nhanh chóng không kịp tiêu hóa và hấp thu.

2.3. Tiêu hóa kém

2.4. Hấp thu kém (tổn thương niêm mạc ruột)

3. Nguyên nhân

3.1. Tiêu chảy cấp

Nhiễm trùng (thường gặp)

Vi trùng: Salmonella, Shigella, Campylobacter, Vibrio cholerae, E.coli, Clostridium difficile, Yersinia,…

Virus: Rota virus, Norwalk virus,…

Ký sinh trùng: E.histolitica, giun đũa, giun móc, giun lươn, Giardia lamblia,…

Độc chất

Độc chất từ vi trùng (ngộ độc thức ăn): Staphylococcus, C.perfingens, E.coli, Clostridium bolilinum, P. Pseudomonas,...

Hóa chất độc: chì, thủy ngân, arsenic,…

Chế độ ăn uống

Rượu, tình trạng không dung nạp thức ăn không đặc hiệu, dị ứng thức ăn.

Tác dụng phụ của một số thuốc.

Khác

Viêm ruột thừa, viêm túi thừa, xuất huyết tiêu hóa, chứng nghẹt phân.

3.2. Tiêu chảy mạn tính Bệnh lý dạ dày

Sau phẫu thuật cắt dạ dày.

Hội chứng Zollinger – Ellison.

Bệnh Menetrier.

Bệnh lý ruột non (có thể gây hội chứng kém hấp thu)

Sau phẫu thuật cắt một đoạn ruột non dài.

Viêm: bệnh tạo keo (lupus, xơ cứng bì, viêm đa động mạch), bệnh Crohn, viêm đại tràng do tia xạ.

Nhiễm Giardia mạn tính.

Lymphoma ruột.

Suy tụy.

Thiếu disaccarid.

Bệnh Spure.

Giảm gammaglobulin huyết.

Bệnh lý đại tràng

Viêm: viêm loét đại trực tràng xuất huyết, Crohn.

U: ung thư đại tràng, u tuyến nhánh đại trực tràng. Tiêu chảy ở bệnh nhân AIDS (thường do nhiễm trùng) Các nguyên nhân khác

Rượu hoặc thuốc (antacid, kháng sinh, hạ áp, nhuận tràng, thuốc chống trầm

cảm).

Bệnh lý nội tiết: suy thượng thận (bệnh Addison), tiểu đường, cường giáp,

bệnh tuyến phó giáp, u tiết nội tiết tố (u carcinoid, hội chứng Zolliger – Ellison).

Hội chứng ruột kích thích.

U ruột non.

Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan.

Dò mật, dạ dày, hoặc tá tràng với đại tràng.

Viêm nhiễm (Giardia, amib, lao).

Lạm dụng thuốc nhuận trường.

4. Triệu chứng

4.1. Lâm sàng

- Tính chất của tiêu chảy.

- Rối loạn tiêu hóa khác + dấu hiệu toàn than.

- Hội chứng mất nước và điện giải trụy tim mạch.

- Hội chứng suy dinh dưỡng (tiêu chảy mạn).

4.2. Cận lâm sàng:

- Đánh giá hậu quả tiêu chảy: công thức máu, ion đồ, chức năng thận, protein

máu.

- Các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân: soi phân, X quang hoặc nội soi đại

trực tràng,…

5. Nguyên tắc điều trị

- Bù nước và điện giải: quan trọng nhất.

- Thuốc cầm tiêu chảy khi cần.

- Kháng sinh khi cần.

TÁO BÓN


MỤC TIÊU

1. Trình bày được định nghĩa táo bón.

2. Nắm được cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây táo bón.

3. Nêu được nguyên tắc điều trị táo bón.

1. Định nghĩa

Táo bón là một triệu chứng thường gặp được thể hiện dưới những hình thức

sau:


Đi tiêu khó, phải rặn nhiều.

Giảm số lần đi tiêu hơn bình thường (< 3 lần/tuần).

Phân cứng.

Cảm giác đi tiêu không hết phân.

2. Cơ chế bệnh sinh

2.1. Chậm vận chuyển ở đại tràng

Do rối loạn chức năng vận động của đại tràng.

Triệu chứng thường khởi phát từ từ và xảy ra quanh tuổi dậy thì. Đối tượng thường gặp nhất là phụ nữ trẻ, và đặc trưng bởi biểu hiện giảm số lần đi cầu ít hơn một lần/tuần.

Các triệu chứng đi kèm là đau bụng, chướng hơi, mệt mỏi và không cải thiện

mặc dù đã sử dụng chế độ ăn nhiều chất xơ, các thuốc nhuận trường thẩm thấu.

2.2. Rối loạn thoát phân

Quá trình làm trống trực tràng không hiệu quả do không có sự phối hợp nhịp nhàng của cơ bụng, cơ hậu môn trực tràng và cơ sàn chậu. Bệnh nhân thường có tình trạng co cơ vòng hậu môn không thích hợp khi rặn.

Rối loạn thoát phân thường là do mắc phải và xảy ra từ tuổi nhỏ. Đây có thể là hậu quả của thói quen nín đại tiện nhằm tránh đau khi đi tiêu phân lớn, cứng hoặc khi đang bị nứt hậu môn, trĩ viêm,… Rối loạn thoát phân cũng đặc biệt phổ biến ở những người già bị táo bón mạn tính, phải rặn nhiều và không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.

2.3. Cảm nhận sai về thói quen đi tiêu

Những bệnh nhân này thường có kèm các rối loạn về tâm lý – xã hội. Tốc độ

vận chuyển dọc khung đại tràng bình thường. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có kèm

theo bất thường chức năng cảm giác và vận động ở vùng hậu môn trực tràng do đó rất

khó phân biệt với nhóm bệnh nhân táo bón do chậm vận động đại tràng.

3. Nguyên nhân

Táo bón có thể xảy ra do các bệnh lý thuộc hai nhóm là rối loạn làm đầy trực

tràng và rối loạn tống xuất trực tràng.

3.1. Rối loạn làm đầy trực tràng

Bệnh lý thực thể đường tiêu hóa gây hẹp lòng ruột

U lành hoặc ác tính.

Viêm: lỵ mạn tính, viêm đại tràng – trực tràng xuất huyết, Crohn, viêm túi

thừa.


Rối loạn chức năng: hội chứng ruột kích thích.

Bất thường bẩm sinh: Bệnh Hirschsprung.

Thứ phát do các tình trạng làm thay đổi nội tiết, điện giải toàn thân

Thai kỳ.

Suy giáp.

Cường tuyến cận giáp.

Tiểu đường.

Hạ kali máu.

Ngộ độc chì.

Tác dụng phụ của thuốc

Nhóm á phiện.

Kháng cholinergic.

Antacid.

Chống trầm cảm.

Lợi tiểu.

3.2. Rối loạn làm trống trực tràng

Rối loạn phản xạ đi tiêu do bệnh lý tại chỗ

Bệnh lý hậu môn trực tràng (loét hậu môn, nứt hậu môn, dò hậu môn, viêm trực tràng, trĩ, tăng áp lực cơ thắt hậu môn).

Bệnh lý thần kinh.

Thiểu động, cơ bụng yếu, tuổi già.

Rối loạn phản xạ đi tiêu do nguyên nhân khác

Không tập thói quen đi tiêu tốt.

Lạm dụng thuốc nhuận trường.

Nguyên nhân tâm lý.

4. Nguyên tắc điều trị

4.1. Thay đổi lối sống

- Chế độ ăn: nhiều chất xơ, uống nhiều nước.

- Luyện tập: xoa bụng kết hợp với tập đi đại tiện đúng giờ.

- Năng vận động, tránh nằm hoặc ngồi nhiều.

4.2. Dùng thuốc

- Thuốc nhuận trường.

- Thuốc làm mềm phân.

- Thuốc bôi trơn.

LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG


MỤC TIÊU

1. Trình bày được nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi của loét dạ dày tá tràng.

2. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của loét dạ dày tá

tràng.


3. Biết được các biến chứng của loét dạ dày tá tràng.

4. Nêu được nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng.

1. Đại cương

1.1. Định nghĩa

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh diễn tiến mạn tính do suy giảm các yếu tố bảo vệ và/hoặc tăng các yếu tố phá hủy, gây nên các tổn thương đến lớp cơ – niêm của niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng.

Bệnh gặp ở nam nhiều gấp 3-10 lần ở nữ, hiện nay tỉ lệ này có xu hướng giảm dần. Lứa tuổi thường gặp từ 30-50 tuổi, loét tá tràng thường gặp nhiều nhất, nhiều hơn loét dạ dày 3-4 lần.

1.2. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi

1.2.1. Nhiễm Helicobacter Pylori (HP): chiếm 50% nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng.

1.2.2. Yếu tố thuận lợi:

- Các thuốc dễ gây loét: aspirin, kháng viêm non-steroid, corticoid.

- Yếu tố xã hội: căng thẳng gây tăng tiết dịch vị và tăng co bóp.

- Yếu tố tiết thực:

+ Thiếu dinh dưỡng kéo dài.

+ Ăn vội, rối loạn giờ giấc ăn uống, ăn quá nhiều chất kích thích,…

+ Nghiện rượu, nghiện thuốc lá.

- Di truyền.

2. Triệu chứng

2.1. Lâm sàng

2.1.1. Cơn đau loét điển hình dễ nhận ra với các đặc tính:

- Đau thượng vị không lan hay lan ra sau lưng (tá tràng) hay lan lên vùng giữa 2 xương bả vai (dạ dày).

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí