Bảng 3.5. Phân bố nhóm thuốc trong mẫu nghiên cứu
Số lượt kê đơn (n) | Tỷ lệ (%) | |
Tim mạch | 6881 | 30,6 |
Vitamin và khoáng chất | 4819 | 21,5 |
Đái tháo đường | 1706 | 7,6 |
Tiêu hóa | 1669 | 7,4 |
Paracetamol và NSAID | 1561 | 7,0 |
Kháng sinh | 1370 | 6,1 |
Kháng histamin H1 | 641 | 2,9 |
Thần kinh | 563 | 2,5 |
Corticosteroid | 436 | 1,9 |
Các thuốc khác | 2809 | 12,5 |
Tổng | 22455 | 100,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế - 2
- Các Biện Pháp Quản Lý Tương Tác Thuốc Trong Thực Hành Lâm Sàng
- Thuốc Được Kê Trong Đơn Thuốc Điều Trị Ngoại Trú
- Phân Tích Sự Ảnh Hưởng Của Một Số Yếu Tố Đến Khả Năng Xảy Ra Tương Tác Thuốc Có Ý Nghĩa Lâm Sàng
- Cơ Chế Và Hậu Quả Của Các Tương Tác Thuốc Có Ý Nghĩa Lâm Sàng Xảy Ra Trong Đơn Thuốc Điều Trị Ngoại Trú
- Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế - 8
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
Nhận xét: Thuốc được sử dụng trong mẫu nghiên cứu rất đa dạng, trong đó nhóm thuốc tim mạch được kê đơn nhiều nhất (30,6%), tiếp theo là nhóm vitamin và khoáng chất (21,5%), nhóm thuốc điều trị đái tháo đường (7,6%) và nhóm thuốc điều trị các bệnh trên đường tiêu hóa (7,4%).
3.2. Xác định các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
3.2.1. Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
Sau khi tiến hành phân tích tương tác thuốc trên 5338 đơn thuốc điều trị ngoại trú, chúng tôi ghi nhận được 43 cặp tương tác thuốc có YNLS được đồng thuận bởi các CSDL sử dụng trong nghiên cứu và trình bày ở bảng 3.6 như sau:
Bảng 3.6. Danh sách các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng được đồng thuận bởi các cơ sở dữ liệu
Cặp tương tác | Mức độ tương tác theo các CSDL | Mức độ đồng thuận | Kết luận | |||||
DRUG | MM | SDI | BNF | MED | ||||
1 | Benazepril - Muối kali | NT | NT | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
2 | Captopril - Muối kali | NT | NT | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
3 | Ramipril - Muối kali | NT | NT | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
4 | Imidapril - Muối kali | NT | B | TD | 3/3 | YNLS | ||
5 | Perindopril - Muối kali | NT | NT | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
6 | Benazepril - Spironolacton | NT | NT | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
7 | Captopril - Spironolacton | NT | NT | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
8 | Imidapril - Spironolacton | NT | B | TD | 3/3 | YNLS | ||
9 | Lisinopril - Spironolacton | NT | NT | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
10 | Perindopril - Spironolacton | NT | NT | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
11 | Amiodaron - Bisoprolol | TB | TB | NT | NT | TD | 5/5 | YNLS |
12 | Losartan - Muối kali | NT | TB | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
13 | Irbesartan - Muối kali | NT | TB | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
14 | Losartan - Spironolacton | NT | TB | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
15 | Irbesartan - Spironolacton | NT | TB | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
16 | Aspirin - Cilostazol | TB | NT | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
17 | Ciclosporin - Perindopril | TB | NT | NT | B | TD | 5/5 | YNLS |
18 | Cilostazol - Omeprazol | NT | NT | NT | TB | NT | 5/5 | YNLS |
19 | Clopidogrel - Omeprazol | NT | NT | NT | TB | NT | 5/5 | YNLS |
20 | Clopidogrel - Esomeprazol | NT | NT | NT | TB | NT | 5/5 | YNLS |
21 | Doxycyclin - Muối canxi | TB | TB | NT | TB | NT | 5/5 | YNLS |
22 | Fenofibrat - Gliclazid | NT | TB | 2/2 | YNLS | |||
23 | Fenofibrat - Glimepirid | TB | TB | NT | TB | TD | 5/5 | YNLS |
24 | Fenofibrat - Insulin | TB | TB | NT | TB | TD | 5/5 | YNLS |
25 | Fenofibrat - Rosuvastatin | NT | NT | NT | NT | NT | 5/5 | YNLS |
26 | Fenofibrat - Atorvastatin | NT | NT | NT | NT | NT | 5/5 | YNLS |
27 | Levothyroxin - Muối canxi | TB | TB | NT | TB | TD | 5/5 | YNLS |
28 | Levofloxacin - Muối sắt | TB | TB | NT | TB | NT | 5/5 | YNLS |
29 | Ofloxacin - Muối sắt | TB | TB | NT | TB | NT | 5/5 | YNLS |
30 | Levofloxacin - Tenoxicam | NT | NT | 2/2 | YNLS |
Cặp tương tác | Mức độ tương tác theo các CSDL | Mức độ đồng thuận | Kết luận | |||||
DRUG | MM | SDI | BNF | MED | ||||
31 | Levofloxacin - Diclofenac | TB | TB | NT | NT | TD | 5/5 | YNLS |
32 | Levofloxacin - Meloxicam | TB | TB | NT | NT | TD | 5/5 | YNLS |
33 | Ofloxacin - Tenoxicam | NT | NT | 2/2 | YNLS | |||
34 | Ofloxacin - Diclofenac | TB | TB | NT | NT | TD | 5/5 | YNLS |
35 | Ofloxacin - Meloxicam | TB | TB | NT | NT | TD | 5/5 | YNLS |
36 | Ofloxacin - Sucralfat | TB | TB | NT | TB | TD | 5/5 | YNLS |
37 | Levofloxacin - Mg(OH)2 | TB | TB | NT | TB | TD | 5/5 | YNLS |
38 | Levofloxacin - Al(OH)3 | TB | TB | NT | TB | NT | 5/5 | YNLS |
39 | Ofloxacin - Mg(OH)2 | TB | TB | NT | TB | TD | 5/5 | YNLS |
40 | Ofloxacin - Al(OH)3 | TB | TB | NT | TB | NT | 5/5 | YNLS |
41 | Risedronat - Muối canxi | TB | TB | NT | TB | TD | 5/5 | YNLS |
42 | Rosuvastatin - Al(OH)3 | TB | TB | NT | TB | TD | 5/5 | YNLS |
43 | Spironolacton - Muối kali | NT | NT | NT | B | NT | 5/5 | YNLS |
Từ kết quả tra cứu trên, nhận thấy tương tác giữa một thuốc và các thuốc trong cùng một nhóm tác dụng dược lý được ghi nhận giống nhau về mức độ nặng, cơ chế và hậu quả tương tác tại mỗi CSDL. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành gộp các thuốc trong cùng một nhóm tác dụng dược lý vào cùng một nhóm như sau:
Thuốc ức chế bơm proton: omeprazol, esomeprazol.
Thuốc kháng acid: magnesi hydroxyd, nhôm hydroxyd.
Nhóm sulfonylurea: gliclazid, glimepirid.
Kháng sinh nhóm quinolon: levofloxacin, ofloxacin.
Thuốc ức chế thụ thể AT1: losartan, irbesartan.
Thuốc ức chế men chuyển: benazepril, captopril, imidapril, lisinopril, perindopril, ramipril.
Nhóm statin: rosuvastatin, atorvastatin.
NSAID: diclofenac, meloxicam, tenoxicam.
Kết quả thu được danh sách bao gồm 20 cặp tương tác thuốc có YNLS được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Danh sách 20 cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
Cặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng | ||
Thuốc 1 | Thuốc 2 | |
1 | Clopidogrel | Thuốc ức chế bơm proton |
2 | Kháng sinh nhóm quinolon | Thuốc kháng acid |
3 | Fenofibrat | Nhóm sulfonylurea/insulin |
4 | Kháng sinh nhóm quinolon | NSAID |
5 | Thuốc ức chế thụ thể AT1 | Spironolacton |
6 | Thuốc ức chế men chuyển | Spironolacton |
7 | Thuốc ức chế men chuyển | Muối kali |
8 | Spironolacton | Muối kali |
9 | Levothyroxin | Muối canxi |
10 | Thuốc ức chế thụ thể AT1 | Muối kali |
11 | Cilostazol | Omeprazol |
12 | Risedronat | Muối canxi |
13 | Fenofibrat | Nhóm statin |
14 | Rosuvastatin | Nhôm hydroxyd |
15 | Amiodaron | Bisoprolol |
16 | Aspirin | Cilostazol |
17 | Ciclosporin | Perindopril |
18 | Kháng sinh nhóm quinolon | Muối sắt |
19 | Doxycyclin | Muối canxi |
20 | Kháng sinh nhóm quinolon | Sucralfat |
3.2.2. Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
Mô tả đặc điểm tương tác thuốc có YNLS
Sau khi tiến hành tra cứu tương tác thuốc trên 5338 đơn thuốc, chúng tôi ghi nhận được 355 đơn thuốc xuất hiện tương tác thuốc có YNLS, chiếm tỷ lệ 6,7%. Các đặc điểm tương tác thuốc có YNLS và tần suất xảy ra các tương tác thuốc có YNLS được trình bày lần lượt ở bảng 3.8 và bảng 3.9.
Bảng 3.8. Đặc điểm tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng
Số đơn thuốc (n) | Tỷ lệ (%) | |
Đơn thuốc có 1 tương tác | 292 | 82,3 |
Đơn thuốc có 2 tương tác | 36 | 10,1 |
Đơn thuốc có 3 tương tác | 26 | 7,3 |
Đơn thuốc có 4 tương tác | 1 | 0,3 |
Tổng số đơn thuốc có tương tác thuốc | 355 | 100,0 |
Tổng số lượt tương tác thuốc | 446 | |
Trung vị của số tương tác thuốc | 1 |
Nhận xét: Trung vị của số tương tác thuốc có YNLS tính theo số đơn thuốc có tương tác là 1. Số tương tác thuốc thấp nhất trong một đơn là 1 tương tác và cao nhất là 4 tương tác. Số đơn thuốc có 1 tương tác thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (82,3%) và chỉ có một đơn thuốc có 4 tương tác được phát hiện (0,3%).
Tần suất xuất hiện các tương tác thuốc có YNLS
Bảng 3.9. Tần suất xuất hiện các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng
Cặp tương tác | Số lượt tương tác (n) | Tần suất (%) | |
1 | Clopidogrel - Thuốc ức chế bơm proton | 85 | 1,59 |
2 | Kháng sinh nhóm quinolon - Thuốc kháng acid | 74 | 1,39 |
3 | Fenofibrat - Nhóm sulfonylurea/insulin | 62 | 1,16 |
4 | Kháng sinh nhóm quinolon - NSAID | 41 | 0,77 |
5 | Thuốc ức chế thụ thể AT1 - Spironolacton | 28 | 0,52 |
6 | Thuốc ức chế men chuyển - Spironolacton | 27 | 0,51 |
7 | Thuốc ức chế men chuyển - Muối kali | 26 | 0,49 |
8 | Spironolacton - Muối kali | 23 | 0,43 |
9 | Levothyroxin - Muối canxi | 21 | 0,39 |
10 | Thuốc ức chế thụ thể AT1 - Muối kali | 15 | 0,28 |
11 | Cilostazol - Omeprazol | 10 | 0,19 |
12 | Risedronat - Muối canxi | 7 | 0,13 |
13 | Fenofibrat - Nhóm statin | 6 | 0,11 |
14 | Rosuvastatin - Nhôm hydroxyd | 6 | 0,11 |
15 | Amiodaron - Bisoprolol | 4 | 0,07 |
16 | Aspirin - Cilostazol | 3 | 0,06 |
17 | Ciclosporin - Perindopril | 3 | 0,06 |
18 | Kháng sinh nhóm quinolon - Muối sắt | 3 | 0,06 |
19 | Doxycyclin - Muối canxi | 1 | 0,02 |
20 | Kháng sinh nhóm quinolon - Sucralfat | 1 | 0,02 |
Tổng | 446 | 8,36 |
Nhận xét: Cặp tương tác thuốc xuất hiện với tần suất nhiều nhất là clopidogrel và thuốc ức chế bơm proton (1,59%), tiếp theo là tương tác giữa kháng sinh nhóm quinolon và thuốc kháng acid (1,39%), tương tác giữa fenofibrat và nhóm sulfonylurea/insulin (1,16%). Có những cặp tương tác chỉ xuất hiện một lần như tương tác giữa kháng sinh doxycyclin và muối canxi (0,02%), tương tác giữa kháng sinh nhóm quinolon và sucralfat (0,02%).
3.2.3. Cơ chế và hậu quả của các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
Dựa trên 5 CSDL tra cứu tương tác thuốc sử dụng trong nghiên cứu, thông tin về cơ chế và hậu quả của 20 cặp tương tác thuốc có YNLS được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Cơ chế và hậu quả của các tương tác có ý nghĩa lâm sàng
Cặp tương tác | Cơ chế tương tác | Hậu quả tương tác | |
1 | Clopidogrel - Thuốc ức chế bơm proton | DĐH | Giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính của clopidogrel |
2 | Kháng sinh nhóm quinolon - Thuốc kháng acid | DĐH | Giảm sự hấp thu kháng sinh nhóm quinolon |
3 | Fenofibrat - Nhóm sulfonylurea /insulin | DLH | Tăng nguy cơ hạ đường huyết |
4 | Kháng sinh nhóm quinolon - NSAID | DLH | Tăng tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương |
5 | Thuốc ức chế thụ thể AT1 - Spironolacton | DLH | Tăng nồng độ kali máu |
6 | Thuốc ức chế men chuyển - Spironolacton | DLH | Tăng nồng độ kali máu |
7 | Thuốc ức chế men chuyển - Muối kali | DLH | Tăng nồng độ kali máu |
8 | Spironolacton - Muối kali | DLH | Tăng nồng độ kali máu |
9 | Levothyroxin - Muối canxi | DĐH | Giảm sự hấp thu của cả hai thuốc |
10 | Thuốc ức chế thụ thể AT1 - Muối kali | DLH | Tăng nồng độ kali máu |
11 | Cilostazol - Omeprazol | DĐH | Tăng nồng độ trong máu của cilostazol và chất chuyển hóa có hoạt tính của cilostazol |
12 | Risedronat - Muối canxi | DĐH | Giảm sự hấp thu của cả hai thuốc |
13 | Fenofibrat - Nhóm statin | DLH | Tăng nguy cơ độc tính trên cơ: bệnh cơ (đau cơ và/hoặc yếu cơ), tiêu cơ vân |
14 | Rosuvastatin - Nhôm hydroxyd | DĐH | Giảm sự hấp thu của rosuvastatin |
15 | Amiodaron - Bisoprolol | DLH | Chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ngừng xoang, block nhĩ thất |
16 | Aspirin - Cilostazol | DLH | Tăng nguy cơ chảy máu |
17 | Ciclosporin - Perindopril | DLH | Tăng nồng độ kali máu |
18 | Kháng sinh nhóm quinolon - Muối sắt | DĐH | Giảm sự hấp thu của cả hai thuốc |
19 | Doxycyclin - Muối canxi | DĐH | Giảm sự hấp thu của cả hai thuốc |
20 | Kháng sinh nhóm quinolon - Sucralfat | DĐH | Giảm sự hấp thu của kháng sinh nhóm quinolon |
Từ bảng trên, chúng tôi phân loại các tương tác thuốc có YNLS dựa theo cơ chế tương tác và trình bày ở bảng 3.11 như sau:
Bảng 3.11. Phân loại các tương tác có ý nghĩa lâm sàng theo cơ chế tương tác
Số lượt TTT (n) | Tỷ lệ (%) | Số cặp TTT (n) | Tỷ lệ (%) | |
Dược động học | 208 | 46,6 | 9 | 45,0 |
- Ảnh hưởng lên quá trình hấp thu | 113 | 54,3 | 7 | 77,8 |
- Ảnh hưởng lên quá trình phân bố | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 |
- Ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa | 95 | 45,7 | 2 | 22,2 |
- Ảnh hưởng lên quá trình thải trừ | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 |
Dược lực học | 238 | 53,4 | 11 | 55,0 |
- Tương tác hiệp đồng | 238 | 100,0 | 11 | 100,0 |
- Tương tác đối kháng | 0 | 0,0 | 0 | 0.0 |
Tổng | 446 | 100,0 | 20 | 100,0 |
Nhận xét: Số cặp tương tác theo cơ chế dược lực học (11 cặp tương tác, chiếm tỷ lệ 55,0%), cao hơn số cặp tương tác theo cơ chế dược động học (9 cặp tương tác, chiếm tỷ lệ 45,0%). Tương tác dược lực học và dược động học chiếm lần lượt 53,4% và 46,6% tổng số lượt tương tác thuốc.
Trong nhóm tương tác theo cơ chế dược động học, có 7 cặp tương tác trên quá trình hấp thu, 2 cặp tương tác trên quá trình chuyển hóa và không có cặp nào tương tác trên quá trình phân bố và thải trừ. Tương tác trên quá trình hấp thu và tương tác trên quá trình chuyển hóa chiếm lần lượt 54,3% và 45,7% tổng số lượt tương tác theo cơ chế dược động học.
Trong nhóm tương tác theo cơ chế dược lực học, tất cả 11 cặp tương tác đều theo cơ chế tương tác hiệp đồng và không có cặp nào tương tác đối kháng.