- Cơn đau xảy ra đều đặn sau ăn (1-3 giờ sau ăn trong loét dạ dày) hoặc chậm từ
3-5 giờ sau ăn trong loét tá tràng.
- Cơn đau lập lại đều đặn hàng ngày vào một giờ nhất định sau bữa ăn, đợt đau kéo dài 2-3 tuần nếu không điều trị; nếu có điều trị, cơn đau chỉ giảm hay hết khi uống thuốc và chỉ hết hẳn sau 1 tuần đến 10 ngày. Điểm này giúp chúng ta phân biệt với cơn đau "giả loét" (dưới 3 ngày), một biến thể của cơn đau quặn gan.
- Cơn đau tái phát theo chu kỳ sau 1 hay nhiều năm, thường vào mùa lạnh.
- Đau giảm khi ăn, uống sữa hay dùng thuốc Antacid, tăng với các thức ăn chua,
nhiều acid (dứa, chanh,...).
- Tính chất đau: như xoắn như vặn, ít khi có tính chất nóng, rát như trong viêm
dạ dày.
- Kèm với ợ hơi hay ợ chua. Nôn khi có biến chứng. Táo bón.
- Bệnh nhân có thể sụt cân do giảm ăn vì đau nhưng có người tăng cân do ăn
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Tả Được Các Biểu Hiện Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng Của Bướu Giáp.
- Nêu Được Định Nghĩa Và Các Nguyên Nhân Của Gout.
- Giáo Dục Bệnh Nhân Để Tối Ưu Hóa Tự Chăm Sóc Bệnh .
- Tiên Lượng : Nói Chung Không Điều Trị Khỏi, Tuy Nhiên Nếu Điều Trị Tốt Có Thể Làm Cho Bệnh Ổn Định Được Một Thời Gian Dài (Khoảng 5 Năm).
- Bệnh học cơ sở Dùng cho đào tạo dược sĩ đại học - Trường Đại học Tây Đô - 9
- Bệnh học cơ sở Dùng cho đào tạo dược sĩ đại học - Trường Đại học Tây Đô - 10
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
hay uống sữa nhiều để làm dịu cơn đau.
2.1.2. Thể không điển hình:
- Đau kiểu nóng rát, sau ăn và có tính chu kỳ.
- Đau kiểu xoắn vặn, sau ăn nhưng chu kỳ trong năm thất thường.
- Đau kiểu xoắn vặn, không liên hệ nhiều đến bữa ăn nhưng có tính chu kỳ.
- Thể không đau chỉ phát hiện khi có biến chứng thủng hay xuất huyết chiếm
20-25% trường hợp.
- Chỉ có 30 % bệnh nhân loét tá tràng có cơn đau điển hình.
2.1.3. Dấu hiệu thực thể: trong loét dạ dày rất nghèo nàn, tuy nhiên khám toàn diện cần thiết để tìm các tổn thương của các bệnh khác có thể gây đau ở thượng vị (không điển hình). Thông thường bệnh nhân có thiếu máu nhẹ, mất ngủ, hay có cơ địa lo lắng. Đôi khi bệnh nhân có thể chỉ chính xác một điểm đau ở thượng vị.
2.2. Cận lâm sàng
2.2.1. Chụp X quang dạ dày tá tràng cản quang : phương pháp tốt để chẩn đoán loét bờ cong nhỏ và loét hành tá tràng, ít nhạy với loét nông hay viêm, nay dần dần được thay thế một phần bằng nội soi.
2.2.2. Nội soi dạ dày tá tràng: là phương tiện tốt nhất để chẩn đoán và theo dòi loét dạ dày tá tràng. Qua nội soi chúng ta có thể sinh thiết hay nhuộm màu niêm mạc để có chẩn đoán chính xác hơn. Sinh thiết là phương tiện để chẩn đoán các loét thoái hóa (ung thư) và tình trạng nhiễm Helicobacter pylori bằng nhuộm Giemsa, Starr hay làm test urease nhanh (Clo test), phát hiện urê do Helicobacter pylori phóng thích ra trên mẫu mô sinh thiết.
2.2.3. Các phương tiện khác: để phát hiện nhiễm Helicobacter pylori: huyết thanh chẩn đoán, cấy mảnh sinh thiết dạ dày,...
3. Biến chứng
3.1. Xuất huyết tiêu hóa
3.2. Thủng dạ dày tá tràng
3.3. Hẹp môn vị
3.4. Ung thư hóa
4. Nguyên tắc điều trị:
4.1. Thay đổi lối sống: tránh các yếu tố thuận lợi gây loét.
4.2. Dùng thuốc
- Thuốc trung hòa acid.
- Thuốc giảm tiết acid: kháng thụ thể H2, ức chế bơm proton.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sức đề kháng niêm mạc dạ dày.
- Thuốc diệt HP.
VIÊM GAN
MỤC TIÊU
1. Kể được các nguyên nhân viêm gan.
2. Trình bày được lâm sàng và cận lâm sàng của viêm gan cấp và mạn.
1. Định nghĩa
Viêm gan là tình trạng tổn thương nhu mô gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của
các tế bào viêm.
Viêm gan dưới 6 tháng gọi là viêm gan cấp, kéo dài trên 6 tháng gọi là viêm gan mạn.
2. Nguyên nhân
2.1. Do virus: A, B, C, D, E.
2.2. Do vi trùng: nhiễm leptospira, thương hàn, nhiễm riskettsia,…
2.3. Do rượu
2.4. Viêm gan thoái hóa mỡ
2.5. Do thuốc: acetaminophen liều cao, thuốc kháng lao, thuốc ngừa thai,…
2.6. Do độc chất
2.7. Viêm gan tự miễn
2.8. Bệnh Wilson
2.9. Bệnh ứ sắt mô di truyền
2.10. Do thiếu α1- antitrypsin
2.11. Do thiếu máu cục bộ
3. Lâm sàng
Đa số các bệnh nhân không có triệu chứng rò ràng, được phát hiện tình cờ khi làm xét nghiệm. Khoảng 25% bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng điển hình gợi ý viêm gan như: đau hạ sườn phải, vàng da.
3.1. Viêm gan cấp
Bệnh có thể chia làm 4 thời kỳ:
3.1.1. Thời kỳ ủ bệnh
Kéo dài trung bình vài tuần đến vài tháng tùy theo từng tác nhân gây bệnh. Hầu như bệnh nhân không có triệu chứng gì đặc biệt.
3.1.2. Thời kỳ khởi phát
- Sốt nhẹ không kèm lạnh run.
- Mệt mỏi, ăn uống kém, đau cơ, đau khớp.
- Đôi khi có đau vùng gan, tiểu màu vàng sậm.
3.1.3. Thời kỳ toàn phát
- Xuất hiện tiểu sậm màu trước tiên, sau đó mới phát hiện vàng da, niêm. Lúc này, sốt giảm dần rồi hết hẳn.
- Triệu chứng suy nhược cơ thể (mệt, ăn uống kém, buồn nôn hoặc nôn,…).
- Có thể ngứa.
- Có thể rối loạn đi tiêu: tiêu chảy hoặc táo bón.
- Gan có thể to, đau tức khi khám.
- Có thể diễn tiến nặng thành thể viêm gan tối cấp với biểu hiện suy chức năng gan cấp gây rối loạn đông máu (xuất huyết da niêm, xuất huyết tiêu hóa,…), rối loạn tri giác, đi dần vào hôn mê gan trong vòng 8 tuần từ khi khởi bệnh, có thể tử vong. Trong thể suy gan cấp, tình trạng phù chân, báng bụng thường rất nhẹ trong khi tình trạng rối loạn đông máu và rối loạn tri giác lại nổi bật.
3.1.4. Thời kỳ hồi phục
Các triệu chứng giảm dần, biến mất, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau 1-2 tháng. Một số bệnh nhân có thể bị vàng da kéo dài nhưng cũng không quá 6 tháng.
3.2. Viêm gan mạn
Giai đoạn đầu thường không có triệu chứng lâm sàng rò. Bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy hơi mệt mỏi, ăn kém, vàng da niêm nhẹ,…hoặc hoàn toàn không có triệu chứng gì. Sau nhiều năm, triệu chứng đầu tiên khiến bệnh nhân quan tâm thường là biểu hiện của biến chứng như xơ gan mất bù (phù chân, báng bụng, tiểu ít, xuất huyết da niêm bất thường,…) hoặc là ung thư gan (gan to, cứng, đau, suy giảm tổng trạng nhanh chóng).
4. Cận lâm sàng
4.1.Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan
- Định lượng các men gan transaminase: AST (SGOT) và ALT (SGPT).
- Lactat dehydrogenase (LDH).
- Bilirubin.
- Phosphatase kiềm (ALP).
- γ glutamyl transpeptidase (GGT).
- Điện di protein.
- Chức năng đông máu.
- Chẩn đoán hình ảnh học: siêu âm, CT scan, MRI,…
- Sinh thiết gan.
4.2. Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân:
Tùy thuộc từng nguyên nhân khác nhau, ví dụ:
- Viêm gan siêu vi B: HBsAg, Anti-HBs, Anti-HBc (IgM: viêm cấp), HBeAg,
Anti-HBe, HBV DNA.
- Viêm gan siêu vi C: Anti-HCV, HCV RNA.
5. Nguyên tắc điều trị
Tùy theo nguyên nhân cụ thể gây viêm gan mà chúng ta có hướng điều trị riêng.
XƠ GAN
MỤC TIÊU
1. Kể được các nguyên nhân gây bệnh xơ gan.
2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh xơ gan.
3. Liệt kê các yếu tố tiên lượng xơ gan theo Child- Pugh.
4. Liệt kê các biến chứng thường gặp.
5. Nêu được nguyên tắc điều trị.
1. Định nghĩa:
- Xơ gan là hậu quả của bệnh gan mạn tính và tiến triển, dẫn đến sự phá hủy lan tỏa tế bào nhu mô gan, thay vào đó những mô sẹo và các nốt tái tạo phá vỡ cấu trúc bình thường của mạch máu và của tiểu thùy gan.
- Về mô học xơ gan được định nghĩa:
Hoại tử tế bào nhu mô gan.
Xơ hóa khoảng cửa lan vào tiểu thùy.
Các u cục tái sinh nhưng không có chức năng.
2. Nguyên nhân:
2.1. Rượu:
Rượu gây tổn thương gan với nhiều mức độ :
- Gan nhiễm mỡ.
- Viêm gan do rượu.
- Xơ gan.
2.2. Viêm gan siêu vi B, C
2.3. Thuốc
2.4. Thừa sắt
- Bẩm sinh: do rối loạn chuyển hóa sắt.
- Thứ phát: do các bệnh phải truyền máu lâu dài.
2.5. Thừa đồng: bệnh Wilson
2.6. Tắc mật:
- Bẩm sinh (không có tắc mật ngoài gan).
- Thứ phát (có tắc mật ngoài gan).
2.7. Hội chứng Budd-chiari: tắc tĩnh mạch trên gan.
2.8. Suy tim: suy tim phải mạn tính xơ gan tim.
2.9. Suy dinh dưỡng
2.10. Nhiễm trùng, ký sinh trùng: sán lá gan, giang mai bẩm sinh.
2.11. Tự phát: không rò nguyên nhân.
Xơ gan có thể do một nguyên nhân gây nên, cũng có thể do nhiều nguyên nhân
cùng tác động.
3. Triệu chứng
3.1 . Xơ gan còn bù
- Là giai đoạn sớm của xơ gan, triệu chứng lâm sàng không rò ràng, ít phát hiện được, chỉ phát hiện tình cờ vì biến chứng của nó: xuất huyết tiêu hóa do dãn vỡ tĩnh mạch thực quản, hoặc có bệnh khác qua phẫu thuật ổ bụng phát hiện xơ gan hoặc qua khám sức khỏe định kỳ.
- Gan thường to, không đau, chắc, bờ sắc, mặt nhẳn hay lổn nhổn,...
- Chẩn đoán xác định trong giai đoạn này dựa vào sinh thiết gan cho hình ảnh xơ gan.
3.2 . Xơ gan mất bù
Là giai đoạn muộn của xơ gan, biểu hiện trên lâm sàng khá rò ràng với nhiều
triệu chứng. Có hai hội chứng:
3.2.1.Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: có khoảng 60% trường hợp xơ gan có
tăng áp lực tĩnh mạch cửa (> 20 cmH2O).
Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa bao gồm :
+ Dãn các tĩnh mạch vòng nối cửa - chủ:
. Tuần hoàn bàng hệ dưới da bụng.
. Dãn tĩnh mạch thực quản.
. Dãn tĩnh mạch trực tràng.
+ Cổ chướng.
+ Lách to.
3.2.2. Hội chứng suy tế bào gan
Gan có khả năng bù trừ rất lớn. Do đó, khi xơ gan giai đoạn muộn, mất bù thì triệu chứng mới rò ràng. Có các triệu chứng chính như sau:
- Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón bất thường.
- Vàng da - niêm.
- Xuất huyết da – niêm.
- Cổ chướng.
- Phù chân.
- Sao mạch, lòng bàn tay son.
- Rối loạn nội tiết: Nam: liệt dương, vú to.
Nữ: rối loạn kinh nguyệt, không có khả năng có thai.
- Rối loạn tâm - thần kinh: giảm trí nhớ, nặng hơn mất định hướng không gian, thời gian, nặng hơn nữa có thể hôn mê.
3.2.3. Khám gan: xơ gan mất bù thường là gan teo nhỏ, cũng có trường hợp gan to với tính chất: không đau, bờ sắc, mật độ chắc, bề mặt thường không nhẳn cũng có thể bề mặt nhẳn tùy nguyên nhân.
3.3. Cận lâm sàng
3.3.1. Các xét nghiệm chức năng gan: xáo trộn
* Điện di protein: albumin giảm, globulin tăng (gama globulin), tỉ lệ A/G <1.
* Tỉ lệ prothrombin: giảm, trong xơ gan thường giảm < 60%. Thời gian Quick: kéo dài.
Cholesterol este hóa
* Tỉ lệ ---------------------------: giảm
Cholesterol toàn phần
* Nghiệm pháp thải BSP ( + )
* Xét nghiệm về hoại tử tế bào gan: men transaminase (SGOT, SGPT) có thể bình thường hoặc tăng.
Transaminase tăng nói lên xơ gan đang tiến triển. Ngược lại nếu bình thường là xơ gan trong giai đoạn ổn định.
3.3.2.. Xét nghiệm dịch màng bụng
Dịch màng bụng trong xơ gan được phân loại: dịch thấm
Dựa vào độ chênh albumin giữa dịch màng bụng và huyết thanh (SAAG)
Trong xơ gan: SAAG 1,1g/dl
3.3.3. Nội soi: để tìm dấu hiệu của tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
3.3.4. Siêu âm
Siêu âm góp phần chẩn đoán qua hình ảnh thay đổi cấu trúc chủ mô gan, dịch màng bụng, lách to, tĩnh mạch cửa dãn.
3.3.5. Sinh thiết gan