BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
MỤC TIÊU
1. Kể được các nguyên nhân gây bệnh.
2. Mô tả được các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của bướu giáp.
3. Kể được các biến chứng của bướu giáp.
4. Nêu được nguyên tắc đều trị.
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa:
Bướu giáp đơn thuần là bướu giáp lan tỏa không độc hay phình giáp. Đây là sự phì đại lan tỏa của tuyến giáp không tạo thành nhân, không rối loạn chức năng tuyến trên lâm sàng và xét nghiệm.
Có thể bạn quan tâm!
- Bệnh học cơ sở Dùng cho đào tạo dược sĩ đại học - Trường Đại học Tây Đô - 1
- Bệnh học cơ sở Dùng cho đào tạo dược sĩ đại học - Trường Đại học Tây Đô - 2
- Mg/dl = 3,3 Mmol/l; 100 Mg/dl = 2,6 Mmol/l; 70 Mg/dl = 1,8 Mmol/l;
- Nêu Được Định Nghĩa Và Các Nguyên Nhân Của Gout.
- Giáo Dục Bệnh Nhân Để Tối Ưu Hóa Tự Chăm Sóc Bệnh .
- Chụp X Quang Dạ Dày Tá Tràng Cản Quang : Phương Pháp Tốt Để Chẩn Đoán Loét Bờ Cong Nhỏ Và Loét Hành Tá Tràng, Ít Nhạy Với Loét Nông Hay Viêm, Nay Dần
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
Tần suất chiếm khoảng 70% tổng số người bị bệnh tuyến giáp, đa số là nữ, có lẽ do liên quan đến tính tự miễn, di truyền và tăng nhu cầu iod khi mang thai.
1.2. Nguyên nhân
1.2.1. Thiếu hụt hormon giáp
a. Thiếu hụt hormon tuyệt đối
- Thiếu iod
- Khiếm khuyết di truyền trong tổng hợp hormon giáp: hiếm gặp, mang tính gia
đình
- Nhiễm khuẩn:
E. coli tiết ra một chất kháng giáp làm giảm thu giữ iod trong tuyến giáp; para-
clobactrum, clostridium perfingens tiết ra chất gây bướu giáp.
- Thừa iod.
Ăn nhiều tảo biển làm giảm sự hữu cơ hóa iod, tổng hợp T4 và T3 giảm nên TSH tăng; dùng thuốc có chứa iod (amiodaron, benzodiaron, thuốc cản quang liều cao) ức chế bài tiết hormone.
- Thuốc kháng hormon giáp: lithium, thionamides.
- Thải quá nhiều hormon giáp: trong hội chứng thận hư.
b. Thiếu hụt hormon giáp tương đối
Nhu cầu hormon giáp tăng khi dậy thì (bướu cổ tuổi dậy thì), mang thai.
1.2.2. Yếu tố miễn dịch
Đã xác định được kháng thể TGI (Thyroid Growth Immunoglobulin), hay TGAb (Thyroid Growth Antibody) chỉ kích thích tăng trưởng tế bào nang tuyến không ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp hormon.
2. Triệu chứng
2.1. Lâm sàng
Thường không có triệu chứng và phát hiện tình cờ.
Khám thấy bướu lan tỏa, to cân đối hai bên không đau, mềm sờ không thấy
nhân.
Mật độ bướu có thể gồ ghề, không đều nếu bướu đã tiến triển nhiều năm do
hình thành các nhân.
Giới hạn của bướu khá rò.
Không phải bướu mạch.
Phân độ lớn của bướu trên lâm sàng theo WHO:
Độ 0: không có bướu.
Độ IA: mỗi thùy tuyến to hơn đốt ngón 1 của người bệnh, chỉ cảm nhận được bướu khi sờ nắn.
Độ IB: nhìn thấy được bướu khi người bệnh ngửa đầu tối đa.
Độ II: nhìn thấy được bướu khi đứng gần, đầu người bệnh ở tư thế bình thường.
Độ III: bướu giáp lớn nhìn thấy từ xa làm biến dạng cổ.
2.2. Cận lâm sàng
Chức năng tuyến giáp nên được thực hiện ở tất cả bệnh nhân có bướu giáp để loại trừ cường giáp hay suy giáp. Người thiếu hụt iod có FT3, FT4 và TSH bình thường.
Không cần xạ hình tuyến giáp. Nếu là bướu háo iod hoặc rối loạn tổng hợp hormon sẽ thấy có tăng bắt xạ và không có góc thoát. Trong trường hợp bướu giáp do quá tải iod, độ tập trung phóng xạ thấp.
Siêu âm không chỉ định cho bướu giáp lan tỏa, trừ khi sờ thấy nhân trên lâm sàng. Siêu âm giúp xác định kích thước bướu, cho biết có nhân đặc, nhân hỗn hợp hay nang trống,…
Sinh thiết bằng kim nhỏ chỉ khi cần phân biệt bướu giáp đơn thuần với viêm tuyến giáp.
X-quang: chụp phim cổ ngực thẳng, nghiêng: thấy bướu thòng xuống trung
thất, di lệch khí quản, nốt vôi hóa của bướu.
CT vùng cổ: đánh giá chính xác mức độ chèn ép cơ quan lân cận.
3. Tiến triển và biến chứng
Bướu có thể tự khỏi hoặc giảm tiến triển sau điều trị, giữ kích thước ban đầu
trong nhiều năm, và có thể tăng kích thước khi dậy thì, có thai, mãn kinh.
Quá trình tiến triển có thể gặp những biến chứng sau:
Chèn ép: thực quản, khí quản, tĩnh mạch cổ ngực gây khó nuốt, khó thở.
Xuất huyết: thình lình sưng và đau khu trú do xuất huyết trong nhân.
Nhiễm khuẩn: viêm do vi trùng, áp xe tuyến giáp. Da vùng bướu nóng đỏ, bướu to và đau, bệnh nhân sốt và bạch cầu đa nhân, tốc độ máu lắng tăng cao.
Cường giáp: lúc đầu chỉ là bướu giáp đơn thuần nhưng dần xuất hiện dấu hiệu cường giáp trên một bướu lan tỏa (trên cơ địa có tính tự miễn) hoặc bướu có nhiều nhân (lúc này gọi là bướu giáp đa nhân hóa độc).
Suy giáp.
Ung thư hóa: hiếm gặp.
4. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị nguyên nhân (nếu có).
- Đa số các trường hợp điều trị bằng hormon tuyến giáp hoặc phẫu thuật.
- Chỉ định điều trị bằng iod phóng xạ đơn thuần hay phối hợp với levothyroxin khi bướu giáp quá lớn, ở người già, không thể phẫu thuật vì bệnh lý kèm theo.
BỆNH BASEDOW
MỤC TIÊU
1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh Basedow.
2 Kể được các biến chứng của bệnh Basedow.
3. Nêu được nguyên tắc điều trị.
1. Định nghĩa
Basedow là một bệnh cường giáp, do tình trạng hoạt động quá mức của tuyến
giáp dẫn đến tăng sản xuất hormon giáp nhiều hơn bình thường.
Là một bệnh tự miễn, có tính gia đình, thường gặp ở phụ nữ từ 20 – 50 tuổi.
2. Triệu chứng
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Bướu giáp: bướu lan tỏa, cả 2 thùy, di động khi nuốt, không đau, có tính chất bướu mạch, khi sờ có thể có rung miu, nghe có âm thổi, nghe rò ở cực trên tuyến giáp.
2.1.2. Biểu hiện ở mắt: thường lồi mắt 2 bên, mắt sáng long lanh.
2.1.3. Dấu hiệu nhiễm độc giáp:
- Sụt cân nhanh mặc dù ăn uống bình thường hoặc ngon miệng hơn.
- Da và điều nhiệt: bệnh nhân thường sợ nóng, thân nhiệt tăng nhẹ. Da nóng ẩm,
ra nhiều mồ hôi làm bệnh nhân khát nước, uống nhiều nước và có thể gây tiểu nhiều.
- Tim mạch:
+ Nhịp tim nhanh thường xuyên > 90 lần/phút, tăng lên khi gắng sức hoặc xúc động, không tự trở về bình thường ngay cả khi ngủ hoặc nghỉ ngơi.
+ Hồi hộp, đánh trống ngực.
+ Mạch nhanh, huyết áp tâm thu tăng.
- Thần kinh:
+ Dễ xúc động, thay đổi tính tình.
+ Run đầu ngón tay với biên độ nhỏ, nhanh và đều.
- Tiêu hóa: tiêu chảy nhưng không kèm đau bụng.
- Cơ: yếu cơ, teo cơ nhất là vùng quanh vai.
2.1.4. Phù niêm trước xương chày (ít gặp) : thường có màu vàng hoặc tím đỏ, ấn
không lòm, không đau.
2.2. Cận lâm sàng:
2.2.1. Đo nồng độ hormon giáp trong máu
- T3, T4, FT3, FT4 tăng.
- TSH giảm.
2.2.2. Kháng thể kháng tuyến giáp:
- TPO-Ab và Tg-Ab dương tính.
- TR-Ab đặc hiệu cho Basedow.
2.2.3. Xạ hình tuyến giáp
2.2.4. Hình ảnh học: siêu âm, CT scan, MRI.
3. Biến chứng:
- Tim mạch: rối loạn nhịp tim, suy tim.
- Mắt: viêm, liệt cơ vận nhãn, lồi mắt ác tính.
- Cơn bão giáp.
- Suy kiệt nặng.
4. Nguyên tắc điều trị:
4.1. Điều trị nội khoa: dùng thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc chống cường giao cảm,
an thần, vitamin nhóm B.
- Thuốc kháng giáp tổng hợp: thiouracil và imidazol.
- Thuốc chống cường giao cảm: propranolol.
4.2. Điều trị ngoại khoa:
Được chỉ định khi: điều trị nội khoa thất bại, bướu giáp quá to, bướu giáp nhân độc, Basedow có biểu hiện lồi mắt ác tính.
4.3. Điều trị bằng đồng vị phóng xạ: cho bệnh nhân lớn tuổi.
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
MỤC TIÊU
1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của viêm khớp dạng thấp.
2. Kể được tiêu chuẩn chẩn đoán theo Hội Thấp khớp học Mỹ (ACR) 1987.
3. Nêu được nguyên tắc điều trị.
1. Định nghĩa
- Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khớp tự miễn mạn tính ( 6 tuần) thường gặp với các biểu hiện toàn thân, tại khớp và ngoài khớp ở nhiều mức độ khác nhau gây hậu quả nặng nề, cần phải điều trị tích cực ngay từ đầu để hạn chế tàn phế.
- Thường gặp ở nữ chủ yếu từ 35 - 50 tuổi.
2. Triệu chứng
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Toàn thân
- Sốt nhẹ, trong đợt cấp có thể sốt cao.
- Mệt mỏi, xanh xao, ăn ngủ kém, gầy sút.
2.1.2. Tại khớp: viêm khớp với các đặc điểm:
- Viêm một hoặc nhiều khớp cùng 1 lúc.
- Thường gặp ở: + Khớp bàn tay: cổ tay, bàn ngón, ngón gần.
+ Khớp khuỷu.
+ Khớp gối.
+ Khớp bàn chân: cổ chân, bàn ngón chân.
- Tính chất viêm: + Đối xứng.
+ Sưng, nóng, đỏ, đau rò trong các đợt cấp tính, đau tăng
nhiều vào lúc gần sáng.
+ Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1giờ.
+ Các ngón tay có hình thoi: ngón 2, 3, 4.
+ Có thể có dịch trong khớp gối.
- Tiến triển: viêm khớp tiến triển nặng dần dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp.
Cuối cùng bệnh nhân mất chức năng vận động, tàn phế (sau 10 – 20 năm).
2.1.3. Ngoài khớp
- Nổi hạt dưới da, thường gặp ở mặt duỗi của khớp hoặc quanh khớp.
- Teo cơ, viêm gân.
- Biến chứng nội tạng hiếm gặp.
2.2. Cận lâm sàng
2.2.1. Xét nghiệm máu
- Thiếu máu đẳng sắc, đẳng bào.
- Tốc độ máu lắng tăng: thường gặp trong đợt cấp.
- CRP tăng.
2.2.2. Xét nghiệm đặc hiệu
- Yếu tố dạng thấp (RF) dương tính.
- Kháng thể kháng CCP dương tính.
- X-quang: chụp bàn tay và cổ tay có: hình bào mòn xương, hẹp khe khớp, mất
vôi rò rệt ở các khớp tổn thương.
3. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ACR - 1987
- Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng.
- Viêm tối thiếu 3 trong 14 vị trí khớp (kể cả 2 bên).
- Viêm các khớp ở bàn tay.
- Viêm khớp đối xứng.
- Hạt dưới da.
- Yếu tố dạng thấp (+).
- Dấu hiệu X-quang điển hình của viêm khớp dạng thấp trên phim thẳng bàn tay và cổ tay.
Chẩn đoán xác định khi có 4 tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn từ 1 tới 4 tồn tại ít
nhất 6 tuần.
4. Nguyên tắc điều trị
Kết hợp nhiều biện pháp: nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng một cách kiên trì và liên tục.
- Điều trị triệu chứng: cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau.
+ Corticoid, kháng viêm non-steroid, giảm đau.
- Điều trị cơ bản: làm chậm hoặc ngưng diễn tiến của bệnh (do bác sĩ chuyên khoa chỉ định).
+ Các thuốc chống thấp cổ điển: methotrexat, sulfasalazin, hydroxy chloroquin.
+ Các thuốc sinh học: kháng Interleukin 6, kháng TNF α, kháng lympho B.
- Các biện pháp hỗ trợ: tập vận động, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, phẫu
thuật chỉnh hình, phòng ngừa và điều trị các biến chứng của điều trị.