Nêu Được Định Nghĩa Và Các Nguyên Nhân Của Gout.

BỆNH GOUT


MỤC TIÊU

1. Nêu được định nghĩa và các nguyên nhân của gout.

2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của gout cấp và mạn.

3. Nêu được nguyên tắc điều trị.

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Định nghĩa:

Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin gây tăng acid uric máu và lắng đọng các tinh thể urat ở một số mô, đặc biệt là ở màng hoạt dịch khớp gây các cơn viêm khớp cấp.

Thường gặp ở nam (90%), tuổi trung niên (30-50 tuổi). Phụ nữ sau tuổi mãn kinh cũng có thể gặp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

1.2. Nguyên nhân

1.2.1. Gout nguyên phát ( 90%)

Bệnh học cơ sở Dùng cho đào tạo dược sĩ đại học - Trường Đại học Tây Đô - 5

Do tăng tạo acid uric hoặc thường gặp hơn là giảm đào thải acid uric ở thận. Nguyên nhân không rò, có thể do bẩm sinh, khiếm khuyết về di truyền kết hợp với một số yếu tố khác.

1.2.2. Gout thứ phát (10%)

Chủ yếu là giảm đào thải acid uric ở thận do: suy thận, do thuốc (aspirin, lợi tiểu, một số thuốc khác), do rượu.

Hoặc tăng tạo acid uric trong một số bệnh máu ác tính, vẩy nến.

2. Triệu chứng

2.1. Lâm sàng

2.1.1 Tăng acid uric máu không triệu chứng

2.1.2. Gout cấp

Các yếu tố khởi phát gout cấp: thường xuất hiện sau bữa ăn nhiều đạm, uống rượu bia nhiều, gắng sức, căng thẳng, nhiễm lạnh, chấn thương, phẫu thuật.

Khởi phát đột ngột ở 1 khớp, hay gặp nhất là khớp bàn ngón 1. Vị trí khác gồm: bàn chân, cổ chân, gối; muộn hơn có thể viêm các khớp chi trên, rất hiếm gặp viêm đa khớp cấp.

Đau đột ngột thường về đêm, cường độ tăng nhanh, có thể kèm theo sốt, lạnh run.

Khớp bị ảnh hưởng sưng, nóng, đỏ rò rệt.

Không cần điều trị triệu chứng viêm khớp tăng tối đa trong vòng 24-48 giờ sau đó giảm dần và kéo dài trong 5-10 ngày rồi tự khỏi hoàn toàn.

2.1.3. Khoảng cách giữa các cơn gout cấp

+ Hoàn toàn yên lặng, viêm khớp khỏi hoàn toàn.

+ Khoảng cách giữa cơn đầu tiên và cơn thứ hai có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm thậm chí > 10 năm.

+ Càng về sau khoảng cách này ngày càng ngắn lại, các cơn viêm khớp xảy ra

liên tiếp dẫn đến gout mạn.

2.1.4. Gout mạn

Nốt tophy:

+ Các u cục ở sụn vành tai, phần mềm cạnh khớp, quanh khớp, cột sống,…

+ Thường được tạo thành ở bệnh nhân gout không điều trị sau 10 năm.

Viêm nhiều khớp có thể đối xứng, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp,…

Biến chứng: vỡ, loét và nhiễm trùng tophi, sỏi thận, thiếu máu mạn, suy thận

mạn,…

2.2. Cận lâm sàng

- Bạch cầu tăng nhẹ, tốc độ máu lắng tăng, CRP tăng.

- Acid uric máu tăng (20-30% bình thường trong cơn gout cấp). Nên định lượng

acid uric niệu 24 giờ.

- Dịch khớp: tăng số lượng tế bào chủ yếu là Neutrophil, có thể thấy tinh thể

urat.


- X quang: muộn có thể thấy hủy xương, biến dạng khớp.

- Siêu âm khớp.

3. Nguyên tắc điều trị

3.1. Mục đích điều trị:

Khống chế các đợt viêm khớp gout cấp.

Làm hạ và duy trì acid uric máu ở mức cho phép.

Kiểm soát tốt các bệnh kèm theo.

3.2. Thuốc

- Colchicin.

- Kháng viêm non-steroid (NSAID).

- Corticosteroid.

- Thuốc giảm tổng hợp acid uric.

- Thuốc tăng thải acid uric.

- Thuốc tiêu hủy acid uric trong máu.

VIÊM PHỔI


MỤC TIÊU

1. Nêu được định nghĩa và nguyên nhân gây viêm phổi cộng đồng.

2. Trình bày được triệu chứng của viêm phổi cộng đồng.

3. Phân độ viêm phổi theo thang điểm CURB-65.

4. Nêu được nguyên tắc điều trị.

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Định nghĩa

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở nhu mô phổi bao gồm phế nang và mô kẽ, có thể ảnh hưởng toàn bộ thùy, phân thùy, phế nang tiếp cận với phế quản hay tổ chức kẽ.

1.2. Phân loại

1.2.1. Theo cấu trúc giải phẫu

- Viêm phổi thùy.

- Viêm phế quản phổi (phế quản phế viêm).

- Viêm phổi mô kẽ.

1.2.2. Theo nơi mắc bệnh

- Viêm phổi cộng đồng: tình trạng viêm phổi khi bệnh nhân đang sống ngoài bệnh viện hay cơ sở chăm sóc y tế, nhà dưỡng lão.

- Viêm phổi bệnh viện: tình trạng viêm phổi trong khi nằm viện mà phổi trước đó bình thường.

Trong phạm vi bài này chỉ đề cập đến viêm phổi cộng đồng.

1.3. Nguyên nhân gây viêm phổi cộng đồng

1.3.1. Vi khuẩn

- Điển hình: Streptococcus pneumoniae, Haemophillus influenza, Staphylococus aureus, K. pneumonia, P. aeruginosa.

- Không điển hình: M.pneumonia, C.pneumonia, Leginella spp, virus hô hấp,…

1.3.2. Nấm.

1.3.3. Ký sinh trùng: amip, giun đũa, sán lá phổi.

1.3.4. Do tác nhân khác: hóa chất, dịch acid, …

2. Triệu chứng

2.1. Lâm sàng: đa dạng và thường không đặc hiệu.

2.1.1. Cơ năng

- Sốt.

- Rét run hoặc vả mồ hôi.

- Ho khan hoặc ho đàm.

- Đau ngực kiểu màng phổi.

- Khó thở.

- Mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, buồn nôn, nôn,…

2.1.2. Thực thể

- Khám phổi: hội chứng đông đặc (gò đục, rung thanh tăng, rì rào phế nang

giảm hoặc mất). Phổi có tiếng thở bất thường và ran nổ.

2.2. Cận lâm sàng

2.2.1. Công thức máu: bạch cầu tăng, neutrophil tăng.

2.2.2. X quang ngực: hình ảnh thâm nhiễm mới hoặc tiến triển.

2.2.3. Các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân: soi tươi và cấy đàm.

3. Biến chứng

Nếu bệnh nhân nhập viện sớm và được điều trị đúng phác đồ bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần điều trị.

Trường hợp bệnh nhân nhập viện muộn hoặc không tuân thủ điều trị bệnh có thể tiến triển nặng hơn, có khả năng tử vong do những biến chứng sau:

- Suy hô hấp.

- Sốc nhiễm trùng.

- Abces phổi.

- Tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi, màng tim,…

4. Độ nặng của viêm phổi theo thang điểm CURB-65

Gồm các yếu tố sau (mỗi yếu tố 1 điểm):

1. Lú lẫn.

2. Ure máu > 7 mmol/L.

3. Nhịp thở > 30 lần/phút.

4. Huyết áp tối đa < 90 mmHg, tối thiểu < 60 mmHg.

5. Tuổi > 65.

Kết quả:

- 0 – 1 điểm: điều trị ngoại trú.

- 2 điểm: nhập viện.

- ≥ 3 điểm: nhập khoa hồi sức tích cực.

5. Nguyên tắc điều trị

5.1. Điều trị triệu chứng: hạ sốt, bù dịch, thuốc ho, trợ sức,…

5.2. Điều trị nguyên nhân: dùng kháng sinh sớm, đúng loại, đủ liều.

HEN PHẾ QUẢN


MỤC TIÊU

1. Trình bày được các yếu tố khởi phát cơn hen.

2. Mô tả được một cơn hen điển hình.

3. Nêu được nguyên tắc điều trị hen phế quản.

1. Đại cương

1.1. Định nghĩa

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào. Tình trạng viêm mạn tính tạo ra hiện tượng tăng tính phản ứng của đường thở với các kích thích, gây ra nhũng cơn thu hẹp lòng đường thở tái đi tái lại với các triệu chứng hô hấp từ nhẹ tới nặng, đặc biệt về đêm và rạng sáng. Tình trạng thu hẹp đường thở diễn tiến thất thường, có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi được dùng thuốc.

1.2. Các yếu tố khởi phát cơn hen:

- Dị nguyên hô hấp.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp.

- Khói thuốc.

- Gắng sức.

- Các yếu tố khác: tâm lý, môi trường, thay đổi thời tiết, thức ăn, thuốc,…

2. Triệu chứng

2.1. Lâm sàng

Cơn hen thường xảy ra sau một yếu tố kích thích hay về đêm do thời tiết thay đổi. Cơn hen điển hình gồm 3 thời kỳ:

2.1.1. Triệu chứng báo trước

Mệt mỏi, hắt hơi, ngứa mũi, ho khan, cảm giác như có vật gì chẹn làm cho khó

thở.

2.1.2. Cơn hen

- Cơ năng: Khó thở là dấu hiệu trung thành nhất của bệnh. Khó thở dữ dội ngày càng tăng làm cho bệnh nhân đang nằm cũng phải ngồi dậy để thở, cảm giác lo sợ tắc nghẽn đường thở.

Khó thở thì thở ra, bệnh nhân phải phải há mồm, tỳ tay lên thành giường để thở. Thở ra rất khó nhọc và kéo dài gây ra tiếng rít, khò khè. Trong cơn có sự co kéo của các cơ hô hấp như: cơ ức đòn chủm, cơ liên sườn,…

- Thực thể: Khám phổi có các dấu hiệu:

+ Nhìn: lồng ngực giãn nở, co kéo.

+ Nghe: rì rào phế nang giảm nhiều, có nhiều ran ngáy, ran rít.

2.1.3. Hết cơn

Lúc bắt đầu hết cơn, bệnh nhân ho khạc đàm nhiều, đàm trắng nhầy dính, khó

khạc về sau dễ khạc hơn. Sau đó bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

2.2. Cận lâm sàng

2.2.1. Công thức máu

Bạch cầu có thể tăng nếu có bội nhiễm.

2.2.2. X quang phổi

Hai phế trường tăng sáng, các khoang liên sườn giãn rộng.

2.2.3. Đo chức năng hô hấp

2.2.4. Khí máu động mạch trong cơn hen

2.2.5. Xét nghiệm đàm, các xét nghiệm về dị ứng

3. Biến chứng

- Cấp tính: hen phế quản cấp nặng, tràn khí màng phổi.

- Mạn tính: khí phế thủng, suy hô hấp mạn, tâm phế mạn.

4. Nguyên tắc điều trị

4.1. Mục tiêu:

Đạt được và duy trì sự kiểm soát triệu chứng.

Ngăn ngừa cơn hen kịch phát.

Giảm nhu cầu dùng thuốc cắt cơn.

Không còn nhập viện hoặc vào cấp cứu.

Duy trì hoạt động hàng ngày, kể cả vận động thể lực.

Hạn chế phản ứng phụ của thuốc.

4.2. Phương pháp điều trị

4.2.1. Kiểm soát các yếu tố khởi phát hen

4.2.2. Thuốc:

- Kích thích β2.

- Anticholinergic.

- Corticoid.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí