Điều Trị Tủy Răng Hoại Tử: Điều Trị Tủy Hoại Từ Có

2.1. Do vi khuẩn: vi khuẩn là tác nhân thường gặp nhất gây viêm tủy răng:

- Các loại vi khuẩn rất đa dạng tồn tại trong khoang miệng như trực khuẩn, vi khuẩn hình sợi, thoi- xoắn khuẩn

- Đường thâm nhập của vi khuẩn vào tủy răng: chủ yếu qua lỗ sâu răng, ngoài ra vi khuẩn còn qua các tổn thương men ngà khác, qua cuống răng trong bệnh lý quang răng (viêm tủy ngược dòng).

2.2. Do hóa chất:

- Các chất hàm răng như các loại xi măng,

amalgam, nhựa acrylic, composte

- Thuốc sát khuẩn có phenol, formol, bạc nitrat, flounatri

2.3. Vật lý:

- Do sang chấn: mạnh đột ngột làm đứt mạch, nghẽn mạch của máu vùng cuốn răng

- Sang chấn nhẹ nhưng thường xuyên liên tục

- Thay đổi áp suất môi trường khi đi máy bay, thợ

lặn.


2.4. Do thầy thuốc:

Gặp khá nhiều do bất cẩn trong thực hành chữa

răng:

- Khoan chạm vào sừng tủy

- Dùng máy khoan tốc độ lớn mà không có nước làm mát

- Thăm khám, đặt chất hàn không nhẹ nhàng.

3. Triệu chứng

Viêm tủy răng là một phản ứng bảo vệ đối với các tác nhân gây bệnh. Tổn thương viêm có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn, nhiều dạng thương tổn khác nhau. Nhưng các dấu hiệu lâm sàng nổi bật có thể thấy được là:

3.1. Triệu chứng cơ năng:

Biểu hiện bằng cơn đau, đau tự nhiên, không có nguồn kích thích nào cũng làm xuất hiện cơn đau. Nhưng nếu có nguồn kích thích như cơ học, nóng, lạnh

… có thể làm xuất hiện cơn đau hoặc làm gia tăng cường độ đau.

Cường độ cơn đau có thể nhẹ nhàng thoáng qua (tiền tủy viêm) hoặc đau âm ỉ kéo dài (viêm tủy mãn) hoặc dữ dội (viêm tủy cấp) …

Thời gian cơn đau có thể thoáng qua, có thể âm ỉ

kéo dài hàng giờ hoặc chỉ 5 10 phút tùy mức độ viêm.

3.2. Triệu chứng thực thể:

- Thường người ta phát hiện ra nguyên nhân gây ra viêm tủy răng là: lỗ sâu răng, răng hàn cũ, vết nứt vỡ thân răng, tiêu cổ răng, túi lợi bệnh lý trong bệnh viêm quanh răng…

- Có những trường hợp rất khó phát hiện tổn thương gây viêm tủy. Vì vậy cần khám xét tỷ mỷ, đối chiếu so sánh từng răng nghi ngờ, chụp X quang … để tìm đúng răng có tủy tổn thương.

- Dấu hiệu gõ răng đôi khi có giá trị trong trường hợp khó chẩn đoán, khi gõ răng có tủy bị viêm tiếng gõ có thể trầm đục hơn răng khác, gõ ngang đau hơn gõ dọc…

- Ngưỡng cảm giác của răng thay đổi. Người ta có thể tìm ngưỡng cảm giác tủy bằng nhiệt độ, ví dụ: dùng lạnh (kelen), dùng nóng (hơ nóng cây gutta-percha đặt vào răng nghi ngờ) hoặc dùng dòng điện 1 chiều để thử.


3.3. Triệu chứng X.quang:

Thường ít có giá trị chẩn đoán trong viêm tủy, nó chỉ có giá trị xác định các lỗ sâu ở dưới lợi, ở mặt xa hoặc gần của răng, một số tổn thương vỡ răng tương đối rõ.

4. Điều trị.

4.1. Điều trị bảo tồn răng:

- Kỹ thuật điều trị bảo tồn tủy răng (chụp tủy) được áp dụng trong các trường hợp.

- Viêm tủy chớm phát

- Chạm tủy răng khi thăm khám, khi tạo lỗ hàn…

- Phương pháp hàn bảo tồn răng (chụp tủy)

- Chụp tủy trực tiếp: là phương pháp đặt trực tiếp chất chụp tủy nóng lên đáy lỗ sâu đã được làm sạch hoặc lên tổn thương của tủy gây nên do thao tác điều trị sâu răng của thầy thuốc.

- Chụp tủy gián tiếp: đặt chất chụp tủy vào lỗ sâu mà không lấy hết ngà mủn hoặc tăng cường thêm ngà vụn khi khoan tạo hình lỗ sâu (ngà nguội).

Sau đó, hàn phủ lên trên bằng một lớp eugenat đặc hay xi măng trung tính. Sau 3 6 tháng sẽ lấy bớt chất hàn và thay vào đó là chất hàn vĩnh viễn.

4.2. Điều trị bằng phương pháp lấy bỏ tủy răng:

4.2.1. Xử lý cơn đau tủy cấp tính:

- Cho bệnh nhân ngậm nước mát, không dùng nước nóng quá hoặc lạnh quá.

- Dùng một số lá cây như cây xuyên tiêu, dễ cây lá lốt, búp cây bang, cây bồ giác… Có thể sắc lấy nước ngậm hoặc nhai tương với muối đắp tại chỗ.

- Thăm khám nhẹ nhàng, tìm lỗ sâu, đặt các thuốc giảm đau như dung dịch xylocain 5 10%, bonain.

- Phong bế tại chỗ bằng novacain 1 2%

- Cho thuốc uống giảm đau như panadol, efferalgan, idarac

- Dùng thuốc an thần như seduxen, rotunda

- Sau khi tạm ổn định chuyển bệnh nhân tới tuyến chuyên khoa điều trị tiếp.

- Tuyến chuyên khoa tiến hành lấy bỏ tủy và hàn

ống tủy.

4.2.2. Điều trị tủy răng viêm:

Với các trường hợp tủy viêm cấp hoặc mãn thì điều trị cơ bản và lấy bỏ toàn bộ tủy răng và hàn kín ống tủy. Các bước điều trị tủy viêm như sau:

- Làm chết tủy bằng thuốc diệt tủy (AS2O3) hoặc gây tê lấy tủy răng

- Lấy bỏ tủy buồng và tủy chân

- Nong bộng ống tủy thành hình chóp từ buồng tủy tới cuống răng làm sạch bằng bơm rửa các hóa chất như dung dịch H2O 3-5 thể tích, nước muối sinh lý

- Hàn kín ống tủy đặc biệt là 1/3 chân răng về phía cuối răng.

4.2.3. Điều trị tủy răng hoại tử: Điều trị tủy hoại từ có

các bước sau:

- Lấy bỏ tủy răng

- Nong rộng làm sạch ống tủy

- Đặt thuốc sát trùng ống tủy: dùng C.P.C (Chhlorophenolcamphre), TCF 1/1 (Tricresolformalin), grinazole

- Hàn kín ống tủy.

Bài 26

TAI BIẾN MỌC RĂNG KHÔN


1. Sự phát triển của răng

Chia làm 3 giai đoạn

1.1. Giai đoạn 1:

- Từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi mọc 20 răng sữa: hàm

trên 10 răng, hàm dưới 10 răng, đối xứng từng đôi

- Kỳ hiệu số hàm là 5, 6, 7 tương ứng với hàm trên bên phải, hàm trên bên trái, hàm dưới bên trái và hàm dưới bên phải.

- Ký hiệu số răng là 1, 2, 3, 4, 5 tính từ đường giữa

- Chữ số ký hiệu hàm viết trước, ký hiệu răng viết

sau

- Trong 20 răng sữa có 8 răng cửa, 4 răng nanh và

8 răng hàm.

1.2. Giai đoạn 2:

- Từ 6 tuổi đến 13 tuổi 20 răng sữa lần lượt được thay thế bằng 20 răng vĩnh viễn

- Mọc thêm 8 răng hàm lớn là số 6 và số 7

- Ký hiệu hàm răng vĩnh viễn là 1, 2, 3, 4 tương ứng hàm trên bên phải, hàm trên bên trái, hàm dưới bên trái và hàm dưới bên phải.

- Ký hiệu số răng giống như răng sữa.

1.3. Giai đoạn 3:

- Từ 18 đến 32 tuổi mọc thêm 4 răng hàm lớn là răng số 8 gọi là răng khôn, có người mọc đủ 4 răng khôn, tổng số răng là 32. Có người không có răng khôn nào.

Răng

Tuổimọc

răng sữa

(tháng)

Thay răng

sữa, mọc

răng vĩnh

viễn (tuổi)

Răng cửa giữa hàm trên

7

7 – 8

Răng cửa giữa hàm dưới

6

6 – 7

Răng cửa bên hàm trên

8

8 – 9

Răng cửa bên hàm dưới

7

7 – 8

Răng nanh hàm trên


16 – 20


11 – 12


Răng nanh hàm dưới


16 – 20


9 – 10


Răng hàm thứ nhất hàm trên


12 – 16


10 – 11


Răng hàm thứ nhất hàm dưới


12 – 16


10 – 12


Răng hàm thứ hai hàm trên


20 – 30


10 – 12


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 25

20 – 30

10 – 12

Răng số 6 hàm trên


Không


6 – 7

có ở trẻ

Răng số 6 hàm dưới


Không


6 – 7

có ở trẻ

Răng số 7 hàm trên


Không


12 – 13

có ở trẻ

Răng số 7 hàm dưới


Không


11 – 13

có ở trẻ

Răng số 8 hàm trên


Không


18 – 32

có ở trẻ

Răng số 8 hàm dưới


Không


18 – 32

có ở trẻ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2024