Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 28

Nếu lành bệnh phải cần thời gian khá lâu và để lại nhiều di chứng nặng như viêm tắc tĩnh mạch, viêm khớp lân cận…

Chẩn đoán phân biệt với viêm cốt tủy, viêm mô tế bào tụ.

- Điều trị: chủ yếu bằng phẫu thuật rạch rộng và nhiều nơi để dẫn lưu, nhổ ngay răng nguyên nhân, nâng cao thể trạng kèm phối hợp kháng sinh liều cao.

1.2. Viêm xương hàm [osteomyelitis]:

Xương hàm bị viêm do ba nguyên nhân: nguyên nhân do răng thường gặp nhất vì vi trùng theo ống tủy xâm nhập vào giữa xương nơi không có màng xương và bạch huyết bảo vệ, do đường máu [viêm cốt tủy] và ít gặp hơn là do sự tiếp cận như trong viêm nha chu, viêm quanh răng trong khi mọc răng khôn, viêm mô tế bào… vì xương hàm có màng xương dày che chở rất tốt. Ngoài các bệnh toàn thân hoặc gãy hàm cũng là yếu tố thuận lợi. Bệnh thường gặp ở hàm dưới vì động mạch răng dưới nằm rất gần chóp răng [răng 8 răng 5] và lại là động mạch tận cùng do đó dễ bị ảnh hưởng của các nhiễm trùng chóp gốc và nhiễm trùng dễ lan rộng, khác với hàm trên các động mạch phong phú hơn và không phải

là tận cùng nên vi trùng khó tập trung và dễ bị tiêu diệt, nhưng nếu xương hàm trên bị viêm thì rất nặng có thể lan nhanh chóng đến các xương sọ và xương mặt để lại nhưng tổn thương vĩnh viễn. Không có vi trùng đặc hiệu mà thường là phối hợp nhiều loại vi trùng.

- Triệu chứng:

Sốt cao ớn lạnh mệt lã, đau nhức răng dử dội lan tỏa khắp xương hàm, vùng má sưng to da đỏ hồng, sờ cảm thấy xương dày u thêm và đau, trong miệng có nhiều răng lung lay có triệu chứng của viêm khớp răng, có thể bị cứng hàm.

- Tiến triển:

Sau đó mủ thoát ra ngoài theo lỗ dò ở da hoặc niêm mạc, lúc này tổng trạng có vẻ tốt hơn nhưng ngay cả khi răng nguyên nhân đã được nhổ khối sưng vẫn không thuyên giảm. Dùng thám châm đi theo đường dò cảm thấy miếng xương chết bên trong rung rinh và chỉ khi nó được rút ra bệnh mới thuyên giảm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

- Điều trị:

+ Nhổ răng nguyên nhân nhưng không nhổ các răng lân cận dù có lung lay, cho kháng sinh sớm nhiều và lâu, phối hợp an thần và bồi bổ thể trạng.

Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 28

218

+ Rạch abces tránh tình trạng tạo thành lổ dò.

+ Theo dõi lấy xương chết ra khi nó đã hoàn toàn

tách khỏi xương lành.

1.3. Viêm xoang hàm do răng:

Là viêm niêm mạc xoang nhưng không tổn thương xương, nguyên do điểm thấp nhất của nền xoang nằm gần chóp răng 4,5,6 trường hợp xoang lớn thì từ răng 3 đến răng 7,8. Nền xoang có khi xuống rất thấp nằm giữa hai chân răng nên những răng nhiễm trùng chóp, u nang, răng ngầm nhiễm trùng dễ gây viêm xoang, ngoài ra viêm cốt tủy hoặc tai nạn lúc nhổ răng làm chân răng bị đẩy vào xoang, gãy xương hàm trên làm máu ứ đọng trong xoang cũng là những nguyên nhân gây viêm xoang hàm.


- Triệu chứng:

Người ngây ngất sốt, mỏi mệt, mất ngủ. Nhìn bên ngoài hơi sưng ở vùng xoang tương ứng, ấn vào đau, trên film X quang xoang bị mờ bên viêm do hiện diện mô viêm hoặc do tích tụ chất dịch trong xoang, đau tức nữa mặt âm ĩ lan đến mi mắt dưới đau ngày càng tăng cho đến khi mủ hôi thối thoát ra được từ lỗ mũi phía bên

đau thì người nhẹ hẳn. Nếu mủ không thoát ra được, một thời gian sau sẽ viêm xoang trán, viêm xương hàm, hoặc biến chứng ở mắt [viêm dây thần kinh thị giác, viêm mống mắt], viêm tắc tĩnh mạch xoang hoặc tạo lỗ dò ra da.

- Điều trị:

+ Nếu xoang mới bị viêm thì nhổ răng nguyên

nhân có thể lành bệnh.

+ Chân răng lọt vào xoang thì tìm cách lôi ra nếu không được phải đục mở xoang và nạo niêm mạc xoang tân sinh.

2. Bệnh viêm nhiễm nguyên nhân không do răng:

2.1.Đinh nhọt:

Là ổ nhiễm khuẩn làm tiêu hủy tổ chức chân lông do tụ cần khuẩn vàng [staphylocoque Doré] xâm nhập qua những vết trầy xước ở da, nếu xuất hiện ở mặt nhất là ở môi thì rất nguy hiểm vì có nhiều mạch máu nên có thể bùng phát sưng tấy dữ dội nếu chích nặn cái ngòi còn non, thể hiện với các triệu chứng toàn thân và tại chỗ nguy kịch có thể dẫn đến tử vong vì viêm tắc tĩnh mạch xoang.

- Triệu chứng:

+ Toàn thân: bệnh nhân đau nhức sốt tăng cao,

mạch nhỏ yếu, khó thở.

+ Tại chỗ: lúc đầu nổi lên một mụn nhỏ, cứng lan rộng sau đó bắt đầu hoại tử ở giữa lan dần làm da có màu trắng. Da hoại tử vở có mủ vàng chảy ra, ở giữa có một ngòi màu vàng xanh.

- Tiến triển: đến ngày thứ 8-9 ngòi theo nước mủ trôi ra ngoài, lúc này bớt bệnh da liền dần có màu tím.

Điều trị: các đinh nhọt ở mặt cấm chích nặn chỉ dùng kháng sinh liều cao, chườm nóng, theo dõi bảo vệ cẩn thận tránh đụng dập. Trường hợp bùng phát mặt tấy đỏ căng bóng lan đến mi mắt phải đưa ngay vào hồi sức cấp cứu.


2.2. Bệnh noma hoặc cancrum oris [Cam Tẩu Mã]

Là bệnh loét hoại tử xương hàm và phần mềm vùng hàm mặt. Nguyên nhân không rõ, không có vi trùng đặc hiệu, thường xuất hiện sau những bệnh gây suy nhược nặng như thương hàn, kiết lỵ, sốt phát ban, nhất là trẻ sau khi lên sởi kèm tình trạng vệ sinh răng miệng kém.

- Triệu chứng:

+ Toàn thân: sau khi hết sởi bắt đầu bị sốt cao trở lại, toàn thân mệt mõi, xanh xao, mạch nhanh, thể trạng chung rất kém, đặc biệt là hơi thở hôi, chảy nhiều nước bọt.

+ Tại chỗ: bắt đầu là vết loét ở nướu lan nhanh đến các mô lân cận, loét ra da sau đó hoại tử thủng môi, má và xương trơ ra, quá trình diễn ra chỉ 1-2 ngày nhanh như ngựa chạy, răng lung lay rồi rụng nhiều răng một lần.

- Tiến triển: không điều trị dần đến tử vong sau 5-7 ngày do nhiễm trùng huyết hoặc biến chứng ở phổi. Điều trị muộn xương hàm hoại tử để lại di chứng về chức năng và thẩm mỹ.

- Điều trị: chủ yếu dùng kháng sinh Penicillin liều cao, nâng cao thể trạng bằng vitamin B1, C, truyền huyết thanh ngọt, trợ tim, chết độ dinh dưỡng kèm với vệ sinh răng miệng bằng nước muối bơm rửa nhiều lần. Nếu có răng lung lay và xương hoại tử thì lấy ra sau đó làm phẫu thuật tạo hình.

2.3. Viêm tuyến nước bọt:

Trong miệng có nhiều tuyến nước bọt, có tuyến nhỏ rải rác trong miệng như ở vòm miệng, niêm mạc má, niêm mạc môi, có tuyến lớn như tuyến mang tai, dưới lưỡi, dưới hàm, nhưng thường gặp nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai.

Nguyên nhân do có sự giảm tiết nước bọt làm những vi trùng thông thường như Streptococus, Staphylococus, Pheumococus dễ xâm nhập theo đường ống tuyến, ít khi theo đường máu.

- Triệu chứng:

+ Viêm có mủ: bắt đầu tuyến sưng to, sốt tăng cao nhanh chóng, mạch nhanh, người mê mệt. Tại chỗ có đầy đủ dấu hiệu của viêm, đau tự nhiên có thể lan đến cổ và thái dương, giảm thính giác, há miệng khó, lổ ống Stenon cương đỏ, cảm giác khô họng vì tuyến không bài tiết nữa, ấn vào da vùng tuyến có in dấu ngón tay và có mủ chảy ra ở lổ ống tuyến nước bọt.

+ Viêm hoạt tử: chỉ gặp trong trường hợp suy kiệt, người mệt lã khó thở, tại chỗ da đỏ tím thủng loét có nhiều tổ chức bị hoại tử, trong tuyến có khí sờ thấy lạo sạo, có nhiều mủ chảy ra từ ống Stenon.

- Tiến triển: không điều trị tuyến càng sưng to, dò mủ ra da khoảng ngày thứ 5,6 sau đó bệnh lui dần, sau một thời gian tự nhiên hết dò, tuyến bị xơ cứng. Trong viêm hoại tử sẽ dẫn đến liệt dây thần kinh mặt.

- Chẩn đoán phân biệt:

+ Nếu viêm tuyến cả hai bên: phân biệt với quai bị [bịnh lây thành dịch, mau khỏi, có thể có biến chứng viêm dịch hoàn hoặc buồng trứng, xét nghiệm máu men amiloaza tăng].

+ Viêm tuyến một bên: phân biệt với viêm cành cao xương hàm dưới [tiền sử bệnh về răng, ấn vào xương thấy đau, có tổn thương xương trên film]: với viêm xương chũm [tiền sử bệnh về tai]; với viêm hạch góc hàm [vị trí thấp hơn, sờ vào mới đau không đau tự nhiên, không có mủ ở lổ Stenon].

Điều trị: nặn mủ bằng cách ấn tay vào tuyến 4-5 phút/ngày:

+ Chườm lạnh ngày thứ 2-3.

+ Bơm rửa thông ống Stenon.

+ Cho thuốc tăng bài tiết nước bọt như Pilocacpin.

+ Vitamin và kháng sinh nâng cao thể trạng và tránh bội nhiễm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2024