X.quang: Chụp X Quang Là Phương Pháp Tốt Nhất Để

Răng hàm thứ hai hàm dưới

2. Nguyên nhân tai biến răng khôn

- Răng số 8 mọc muộn và chậm (muộn về thời gian, chậm về tốc độ) khi đó khớp cắn của răng đã ổn định, khoảng cách để răng mọc thiếu, vì vậy khi nó mọc hay gây nhiều biến chứng.

- Mầm răng số 7 và số 8 cùng chung nhau cho nên răng số 7 mọc trước có xu hướng kéo răng số 8 về phía nó.

3. Triệu chứng

3.1. Triệu chứng toàn thân và cơ năng

- Đau ở góc hàm chỗ răng mọc nhất là khi ăn uống

– 39oC

- Sốt 38

3.2. Thực thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

mệt mỏi, ăn uống kém

- Lợi trùm: vì răng số 8 mọc ở chỗ lợi dày, đồng thời do mặt nhai của răng to nên không mọc được dễ gây viêm tấy tại chỗ.

Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 26

Khám thấy lợi chỗ đó nền đỏ, có khi sưng tấy to và

đội lên thành hình vòng cung

- Mọc lệch:

+ Răng số 8 mọc thường nghiêng đâm vào mặt xa của răng số 7 và gây sâu mặt xa của răng số 7, là biến chứng hay gặp nhất. Có thể tạo ổ viêm cục bộ hay lan tỏa ra vùng cơ cắn gây khít hàm, hạn chế ăn uống

+ Răng số 8 mọc lệch ngoài má gây viêm loét niêm mạc má

- Mọc ngầm: hay gây viêm tổ chức liên hết trong góc hàm

3.3. X.quang: chụp X quang là phương pháp tốt nhất để

chẩn đoán xác định tình trạng mọc răng số 8.

4. Điều trị:

- Lợi trùm: cắt lợi hình bán nguyệt phía trên mặt răng để cho răng mọc lên bình thường khi răng đủ chỗ mọc.

- Các biến chứng khác: nhổ răng số 8 càng sớm càng tốt.

- Kết hợp dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, an

thần.

Bài 27

CHỈ ĐỊNH NHỔ RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN


I. NHỔ RĂNG SỮA

1. Chỉ định nhổ răng sữa:

- Nhổ răng sữa đến tuổi thay, lung lay nhiều hoặc chưa lung lay nhưng mầm răng vĩnh viễn đã mọc.

- Nhổ răng sữa có hướng dẫn:

+ Răng sữa sâu bị nhiễm trùng ở chân răng hoặc chẽ chân răng nhổ để tránh gây ảnh hưởng mầm răng vĩnh viễn (thiểu sản men răng vĩnh viễn và abcess xương ổ răng).

+ Mầm răng lạc chỗ gây biến chứng.

+ Răng cản trở cho sự mọc răng vĩnh viễn (nhổ răng số 3 sữa nếu răng số 2 vĩnh viễn mọc lệch do thiếu chỗ nhiều).

+ Răng cần nhổ để nắn hàm.

2. Chống chỉ định:

- Trẻ đang bị viêm lợi cấp hay các loại viêm cấp tương tự.

- Bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh về máu gây chảy máu kéo dài hay dễ bị nhiễm trùng sau nhổ. Ở những bệnh nhân này chỉ nhổ khi có sự chuẩn bị càng: có sự hội chẩn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch và huyết học, truyền máu và dùng kháng sinh trước và sau nhổ.

- Khi trẻ bị thấp khớp cấp hay bệnh lý gan: cần cho trẻ dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.

- Khi trẻ đang bị bệnh truyền nhiễm (ví dụ như sởi) vì dễ gây biến chứng do nhiễm độc ổ răng.

- Khi trẻ đang mang các khối u ác tính.

- Trong mùa sốt bại liệt cũng không nên nhổ răng cho trẻ.

- Trẻ bị đái tháo đường, nếu cần nhổ thì phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, cho trẻ ăn theo chế độ thích hợp, dùng kháng sinh trước và sau nhổ.

3. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau nhổ răng

- Lưu bệnh nhân lại 10-30 phút sau nhổ răng để kiểm tra lại tình hình chảy máu.

- Cần căn dặn bệnh nhân trước khi cho về những điểm sau:

+ Cắn ép gạc ở ổ răng mới nhổ khoảng 15-30 phút

để cầm máu.

+ Không mút chíp, thay bông nhiều để cục máu đông được hình thành tốt.

+ Không đá lưỡi, sờ tay hoặc nhét bông gạc vào ổ răng.

+ Tránh ăn nhai bên răng nhổ một bữa, nên ăn thức ăn mềm hoặc lỏng.

+ Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.

+ Nếu sau nhổ có chảy máu hoặc sưng đau, sốt đến khám lại ngay để giải quyết kịp thời.


II. CHỈ ĐỊNH NHỔ RĂNG VĨNH VIỄN

1. Chỉ định nhổ răng vĩnh viễn:

- Sâu răng trầm trọng làm cho răng không thể phục hồi lại được.

- Hoại tử tủy mà không thể điều trị được với thủ thuật nội nha.

- Bệnh nha chu tiến triển dẫn đến răng lung lay trầm trọng mà không thể phục hồi.

- Răng sai vị trí và răng không chức năng.

- Răng nứt hay vỡ mà không thể tái tạo để bảo tồn.

- Chỉ định phục hình

- Răng ngầm khi được chỉ định (không phải tất cả răng ngầm đều có chỉ định nhổ)

- Răng dư

- Răng có sang thương bệnh lý như là khối u mà không thể điều trị hoàn toàn nếu như không nhổ răng.

- Trước khi điều trị ung thư loại bỏ tủy trầm trọng hoặc xạ trị, bất kì răng nào có tiên lượng mơ hồ hay có tiềm năng nhiễm trùng đều phải được nhổ đi.

- Răng nằm trong vùng gãy xương hàm. Số răng nhổ ở mỗi lần tùy thuộc vào vị trí của các răng, tình trạng răng và sức khỏe của bệnh nhân, có thể nhổ

2 đến 3 răng trong cùng 1 lần. Không nên nhổ các răng ở hai bên hàm cùng lúc vì làm trở ngại việc ăn uống.

2. Chống chỉ định nhổ răng

Các trường hợp không thể nhổ răng có thể liên quan

đến bệnh lí toàn thân hay tai chỗ.

- Các bệnh lí toàn thân bao gồm các bệnh lí về đông máu, bệnh tim mạch không kiểm soát, bệnh mác ác tính, bệnh tiểu đường không kiểm soát và một số loại thuốc điều trị. Trong những trường hợp này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chỉ can thiệp khi bệnh lí của bệnh nhân đã ổn định sau điều trị nội khoa.

- Các bệnh lí tại chỗ bao gồm những răng trong vùng đang điều trị xạ trị và bị nhiễm trùng cấp tính.

Chống chỉ định nhổ răng nếu không khẩn cấp ở phụ nữ có thai. Sự hiện diện của một ổ abcess xương ổ răng tại chỗ không phải là chống chỉ định tuyệt đối nhổ răng.

3. Những biến chứng chủ yếu của nhổ răng

- Gãy chân răng hoặc phiến xương ổ răng

- Di chuyển chóp chân răng

- Chảy máu

- Viêm xương ổ răng khô

- Bể lồi củ

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí