Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 17

4.1. Viêm họng cấp tính:

- Súc họng nước muối 9

- Khí dung họng: nước muối sinh lý - tinh dầu - kháng sinh - corticoide

- Giảm ho: viên ho bạc hà, cam thảo

- Kháng sinh uống hoặc tiêm Uống: ampixilin 0,5g x 4 viên/ngày

Hoặc tiêm: lincomicin 600mg x 2 ống/ngày

Gentamicin 80mg x 2 ống/ngày

- Hạ sốt: paracetamol 0,5g x 2 viên/ngày


4.2. Viêm họng mãn tính:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

- Súc họng nước muối 9

- Khí dung họng: kháng sinh - corticoide

Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 17

- Giảm ho


- Chấm họng: Glycerin borat 5%

Glycerin Iod 1%

- Kháng sinh dùng khi có sốt kéo dài

- Đốt họng hạt: nitorat bạc, cote điện, áp lạnh nitơ

lỏng (196oC)

Bài 16

VIÊM A, VIÊM AMIĐAN


I. VIÊM V.A

1. Đại cương

1.1. Sơ lược giải phẫu

- V.A (Vegetation – Adenoides) là tổ chức bạch huyết ở nóc vòm hầu, thuộc vòng Waldeyer.

-V.A có từ lúc nhỏ đến năm 7 8 tuổi tự teo đi, trường hợp đặc biệt người lớn vẫn còn V.A

1.2. Định nghĩa

- Viêm V.A cấp tính là viêm nhiễm cấp tính xuất tiết hoặc có mủ tổ chức bạch huyết ở nóc vòm hầu

- Viêm V.A mãn tính là tổ chức V.A bị xơ hóa và

quá phát do viêm cấp tính nhiều lần.

1.3. Nguyên nhân

- Do vi khuẩn: liên cầu, phế cầu

- Do virus: cúm, sởi, ho gà

- Do rối loạn nội tiết làm V.A quá phát

2. Triệu chứng

2.1. Triệu chứng toàn thân:

Sốt 39 – 39oC, mệt mỏi, ăn ngủ kém.

2.1.2. Triệu chứng cơ năng

- Trẻ nhỏ: quấy khóc, bỏ ăn

- Trẻ lớn: đau đầu, ù tai, nghe kém, cảm giác bỏng rát ở vòm họng

- Ngạt mũi, nên thường xuyên há miệng để thở

- Nói giọng mũi

2.1.2. Triệu chứng thực thể

- Hốc mũi đầy mủ nhầy

- Niêm mạc họng xung huyết, có một lớp mủ nhầy chảy từ trên vòm xuống.

- Màng nhĩ mất sáng bong và lõm vào nhiều hơn

- Khám vòm bằng gương soi hoặc bằng ngón tay trỏ thấy V.A quá phát.

2.2. Viêm V.A mãn tính

2.2.1. Triệu chứng toàn thân

- Thường không sốt, cơ thể phát triển chậm, mảnh khảnh, yếu ớt.

- Chân tay lạnh, đêm ngủ trẻ hay giật mình hoảng hốt, đái dầm

- Trí tuệ kém phát triển

2.2.2. Triệu chứng cơ năng

- Ngạt mũi thường xuyên nên phải há miệng để thở

- Chảy nước mũi màu xanh

- Nói giọng mũi

- Ho, nghiến răng

2.2.3. Triệu chứng thực thể:

- Hốc mũi đầy nhầy mủ

- Niêm mạc họng có một lớp mủ nhầy chảy từ trên vòm họng xuống.

- Có thể có thủng màng nhĩ

- Khám vòm bằng ngón tay hoặc bằng gương soi

vòm thấy tổ chức V.A quá phát hoặc sơ hóa.

- Có bộ mặt V.A: Mặt hẹp và dài, hốc mũi hẹp, môi

dưới trề, ngực hẹp và lép, lưng hơi gù

3. Điều trị

3.1. Dùng thuốc

- Kháng sinh toàn thân:

Uống: ampixilin 0,5g x 2 viên/ngày

Hoặc tiêm: Ampixilin 1g x 1 2 lọ/ngày

- Nhỏ mũi acgyrol (không quá 3 ngày)

- Khí dung họng: nước muối sinh lý - tinh dầu - kháng sinh - corticoide

- Hạ sốt giảm đau: paracetamol

3.2. Nạo V.A:

Nạo V.A từ 1 tuổi trở lên. Sau khi nạo kết hợp dùng thuốc như trên.


II. VIÊM AMIDAN

1. Đại cương

1.1. Sơ lược giải phẫu

- Aminđan (amygdane) là tổ chức bạch huyết khẩu cái thuộc vòng Walayer. Bình thường to bằng hạt hạnh nhân nằm giữa trụ trước và trụ sau.

- Chức năng: sinh ta tế bào lympho bảo vệ cơ thể.

1.2. Định nghĩa:

Viêm Aminđan là viêm tổ chức bạch huyết khẩu cái cấp hoặc mãn tính.

1.3. Nguyên nhân:

- Do vi khuẩn (hay gặp do liên cầu) hoặc virus

- Điều kiện thuận lợi:

- Cấu trúc giải phẫu Aminđan có nhiều khe, kẽ là

nơi cư trú của vi khuẩn

- Viêm nhiễm từ bộ phận kế cận lan tới như: răng,

miệng, mũi, xoang.

- Sức đề kháng giảm, thay đổi thời tiết.


2. Triệu chứng

2.1. Viêm Aminđan mãn tính

2.1.1. Triệu chứng toàn thân:

Cảm giác giai rét hoặc rét run, sau đó sốt 38 – 39oC, mệt mỏi, đau đầu, ăn ngủ kém

2.1.2. Triệu chứng cơ năng:

- Đau âm ỉ hai bên họng, sau đó đau họng, có thể lan lên tai, đau tăng khi nuốt, khi ho.

- Ho: thường ho tiếng một, khạc ra đờm nhầy, trắng, dính

- Thở khò khé, ngủ ngáy to

2.1.3. Triệu chứng thực thể:

- Hạch góc hai hàm bên sưng đau

- Niêm mạc họng đỏ, Aminđan sưng to, đỏ vượt quá giới hạn hai trụ, bên bề mặt có nhiều chấm trắng nhỏ, dùng que thăm dò ấn vào có ít mủ trào ra.

2.1.4. Xét nghiệm

Thể viêm Aminđan do vi khuẩn xét nghiệm máu có BC, N.

2.2. Viêm Aminđan mãn tính

2.2.1. Toàn thân và cơ năng:

- Có thể có sốt hoặc không

- Đau âm ỉ hai bên thành họng trong các đợt tái phát

- Ho tiếng một, khạc ra đờm trắng đặc dính đôi khi

có mủ giống như bã đậu

- Thở khò khè, ngủ ngáy to gặp trong thể quá phát.

2.2.2. Triệu chứng thực thể.

- Thể quá phát: Aminđan sưng to cả hai bên vượt quá giới hạn hai trụ, trên bề mật có nhiều khe mủ sâu trong tổ chức Aminđan.

- Thể xơ chìm: Aminđan nhỏ hơn bình thường, mặt gồ ghề, đỏ xẫm, trên bề mặt có nhiều sợi tơ trắng dính giữa Aminđan với hai trụ

3. Điều trị.

3.1. Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn trong viêm Aminđan là phương pháp điều trị chủ yếu.

- Súc họng nước muối 9 hàng ngày.

- Khí dung họng: nước muối sinh lý - tinh dầu - kháng sinh - corticoide

- Kháng sinh uống hoặc tiêm: lincomycin, gentamycin

- Hạ sốt giảm đau: paracetamol

- Giảm ho: viên bạc hà, cam thảo

3.2. Phẫu thuật

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí