Bảng Phân Loại Béo Phì Theo Chỉ Số Khối Cơ Thể [24]

PGS.TS Tạ Văn Bình khẳng định như sau: Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể. Theo ông thừa cân - béo phì thường gặp nhất ở các quốc gia, đặc biệt là các nước tăng phát triển. Xã hội có sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa, sự thay đổi lối sống tăng làm tăng tỉ lệ thừa cân - béo phì. Điều đáng lo nhất là bệnh lại tập trung vào lứa tuổi trẻ, lứa tuổi tăng phát triển. [21]

Theo Trần Hữu Dàng, bệnh béo phì là tình trạng cân nặng vượt quá so với chiều cao theo chuẩn. Đây là hiện tượng tích lũy quá nhiều và không đạt chuẩn của lipit trong các tổ chức mỡ, năng lượng mỡ ở một vị trí hay toàn cơ thể. [16]

Vì vậy, chúng ta có thể hiểu béo phì là tình trạng tích mỡ quá mức dẫn đến nguy cơ tăng bệnh tật, tình trạng này xảy ra do sự tích lũy năng lượng không cân đối của cơ thể.

1.2.2. Phân loại béo phì

Chúng ta có nhiều cách để phân loại béo phì như: theo nguyên nhân, theo hình thái mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì, ...

Béo phì theo nguyên nhân: Béo phì nội sinh hay còn gọi là béo phì thứ phát, chỉ có số ít (<10%) béo phì trẻ em có nguyên nhân nội tiết. Béo phì ngoại sinh hay còn gọi là béo phì nguyên phát, liên quan chủ yếu đến ăn uống làm tăng năng lượng ăn vào và giảm năng lượng tiêu hao.

Béo phì theo hình thái mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì: Béo phì nếu bắt đầu từ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên) là béo phì do tăng số lượng tế bào mỡ. Béo phì bắt đầu từ nhỏ và dai dẳng, thường là béo nặng và sẽ sớm phát triển những bất thường trong cuộc sống. Có hai giai đoạn dễ xuất hiện béo phì trẻ em dai dẳng là béo phì trong 2 năm đầu đời và béo phì giữa 4 -11 tuổi, trong đó nghiêm trọng nhất là béo phì 4 -11 tuổi và loại béo phì tăng tế bào mỡ thường đề kháng với điều trị. Còn béo phì nếu bắt đầu ở người lớn là béo phì do tăng kích thước tế bào mỡ (số lưỡng tế bào mỡ bình thường).

Ngoài ra, người ta còn dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) để phân loại béo phì theo cấp độ. Theo cách chia này, béo phì có 3 cấp độ là: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3. Cách tính chỉ số khối cơ thể như sau: lấy cân nặng chia cho chiều cao bình phương (cân nặng tính bằng ki - lô - gam, chiều cao tính bằng mét).

Cân nặng BMI = -------------------

(Chiều cao)2

Dưới đây là bảng phân loại béo phì theo chỉ số khối cơ thể. Chúng ta có thể dựa vào cách tính và tra bảng này để xác định nguy cơ phát triển bệnh béo phì.

Bảng 1.3. Bảng phân loại béo phì theo chỉ số khối cơ thể [24]


1 2 3 Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì Hiện nay có nhiều nguyên nhân dẫn đến 1

1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ở cả người lớn lẫn trẻ em. Trong đó, một số nguyên nhân chủ yếu đã đến tình trạng này phải kể đến chế độ dinh dưỡng không hợp lí; lười vận động; do yếu tố di truyền hay do yếu tố kinh tế - xã hội,…

Chế độ dinh dưỡng

Theo các báo cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, 80% học sinh bị béo phì là do ăn quá nhiều thức ăn, nhất là thức ăn béo chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra, chất béo dư trữ và tích lại dần dần trong lớp mỡ dưới da do sự chuyển hóa của lipit, protein và gluxit dư thừa. Thời gian trôi qua, lớp mỡ dày lên làm cho HS đó bị

béo phì. Vì vậy, việc ăn nhiều thịt, nhiều mỡ, nhiều tinh bột, nhiều đường cũng đều là nguyên nhân gây nên béo phì.

Mặt khác, nếu cứ ăn mãi một loại thức ăn thì HS cũng sẽ có khả năng bị béo

phì.

Chế độ vận động

Tỉ lệ béo phì ở HSTH gia tăng cùng với với việc tham gia các hoạt động thể thao khá ít trong lối sống của các em. Cuộc sống của HS có ít hoạt động thể lực thì càng làm tăng nguy cơ béo phì. Tỉ lệ mỡ trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi tần suất tham gia rèn luyện thể lực của HS. Khi vận động, cơ thể có lượng mỡ giảm đi cùng với sự tăng dần khối lượng cơ bắp. Học sinh nào ít vận động thì khả năng tích lũy mỡ cao, sự phát triển của cơ bắp bị hạn chế. HS béo phì thường ít tham gia hoạt động rèn luyện SK, thường lười vận động, hay ngồi một chỗ, không di chuyển.

Yếu tố kinh tế - xã hội

Các yếu tố kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng to lớn đến HS, phần nào làm số lượng HS bị béo phì tăng nhanh. Cuộc sống có chất lượng ngày càng ổn định, cao hơn so với những năm trước, các món ăn trong bữa cơm ở nhà chứa nhiều chất béo, đồ ăn sẵn. Trong gia đình luôn có sẵn thức ăn bánh kẹo, phô mai, xúc xích, sữa, nước ngọt để thỏa mãn nhu cầu của HS. Cha mẹ bận rộn nên ít quản lí nhu cầu ăn uống của con em mình. Đặc biệt tại các đô thị lớn, HS thường được đưa đón bằng xe máy, ô tô, ít đi bộ, vận động. Các khu vui chơi giành cho HS chơi ít, HS thường lười vận động, khi đến lớp, về nhà HS thường ngồi vào chỗ xem tivi, ăn uống. Do vậy, HS bị hạn chế vận động trong khi điều kiện ăn uống lại dư thừa dẫn đến tình trạng béo phì.

Yếu tố di truyền

Ở gia đình có cha hay mẹ bị béo phì thì khả năng thừa cân - béo phì của người con cao hơn. Bố, mẹ béo phì có khả năng di truyền chứng bệnh này cho con cái rất lớn. Có bằng chứng cho thấy gen là nhân tố quan trọng của việc di truyền bệnh béo phì. Các nghiên cứu về gia đình cho thấy yếu tố sinh học ảnh hưởng tới béo phì thể hiện việc kiểm soát cân nặng, và việc di truyền quyết định từ 25% đến 40% nguy cơ bị béo phì, còn môi trường chiếm 30 - 60%. [9]

1.2.4. Yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì

Ở tất cả độ tuổi đều có khả năng bị béo phì. Tuy nhiên, đến một khoảng thời gian nào đó thì nguy cơ đó sẽ tăng cao hơn, nhất là sự khác biệt giới tính.

Cơ thể người mẹ trước sinh có những chỉ số sẽ làm ảnh hưởng đến ngoại hình của em bé sau khi được sinh ra. Trong quá trình mang thai, người mẹ mà bị béo phì/ tăng quá nhiều thì con của họ có nguy cơ béo phì càng cao. Thêm nữa, ở giai đoạn sớm thời kỳ mang thai, nếu mẹ bị thiếu dinh dưỡng thì đứa trẻ sinh ra cũng dễ bị bệnh tim mạch và béo phì khi lớn lên.

Ở thời kì vẫn đang bú mẹ, nếu trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn hay bằng hình thức nuôi dưỡng khác thì những bạn nhỏ đó sẽ có nguy cơ béo phì cao hơn những trẻ được mẹ nuôi bằng sữa mẹ.

Tùy theo độ tuổi và tiền sử gia đình thì nguy cơ bị béo phì cũng thay đổi. Những trẻ béo phì khi dưới 3 tuổi ít nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành hơn, trừ trường hợp bố hoặc và mẹ bị béo phì. Nếu sau 3 tuổi trẻ còn bị béo phì thì nguy cơ béo phì khi lớn lên sẽ tăng và không phụ thuộc vào việc bố mẹ có béo phì hay không.

Khi còn nhỏ, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp chiều cao có sự liên quan tỉ lệ thuận với béo phì: Những trẻ em khi sinh ra có cân nặng dưới 2500g và cân nặng lúc một tuổi dưới 8kg thì về sau mỡ có khuynh hướng tập trung ở bụng. Chính vì vậy, việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em hôm nay, chính là để phòng chống béo phì và bệnh tim mạch, đái tháo đường khi trưởng thành.

Ở thời kì thiếu niên, béo phì sẽ liên quan trực tiếp với béo phì khi con người lớn lên. Thêm nữa, khả năng mắc các bệnh xấu về sức khoẻ càng cao nếu mắc béo phì ở độ tuổi này.

Phụ nữ hầu hết đều tăng cân sau độ tuổi dậy thì.

- Quá trình mang thai tăng cân: Một số phụ nữ tăng cân mất kiểm soát trong thời kỳ mang thai, có thể tới 60kg. Mang thai có thể là yếu tố khiến phụ nữ tăng cân.

- Thuốc tránh thai đường uống: nhiều người cho rằng thuốc tránh thai đường uống làm tăng cân. Tuy nhiên các nghiên cứu lại cho thấy tăng cân không phải là một tác dụng phụ của thuốc tránh thai đường uống.

- Thời kì mãn kinh: Sự giảm hóc môn estrogen và progesteron làm thay đổi hoạt tính sinh học của các tế bào mỡ, do đó làm tăng tích mỡ ở trung tâm của cơ thể. Tuy nhiên điều trị estrogen liệu pháp không dự phòng được nguy cơ tăng cân ở thời kì mãn kinh.

Khi còn trẻ, nam giới thường tăng cường hoạt động nhưng khi đến tuổi trưởng thành, họ lại giảm hoạt động hơn. Sự thay đổi thói quen này dẫn đến khả năng bị cơ béo phì cao hơn. Trước tuổi 60, nam giới tăng cân khá nhanh, sau 55 đến 64 tuổi, nam giới có số cân nặng ổn định, về sau có thể giảm dần do các yếu tố khác.

Để có một chế độ cân đối giữa lượng chất nạp vào lượng chất mất đi thì việc rèn luyện thể lực bằng việc tham gia vào các hoạt động sức khỏe là hoàn toàn cần thiết. Nếu giảm dần tần suất tham gia rèn luyện thể dục thể thao thì cơ thể sẽ bị tích trữ mỡ, dẫn đến nguy cơ béo phì cao.

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không hợp lý cũng gây đến hậu quả béo phì. Nếu chúng ta ăn quá nhiều hay cố gắng kìm chế ăn uống sẽ dẫn đến việc dư thừa năng lượng. Trong một ngày, số lượng các bữa ăn cũng ảnh hưởng một phần tới việc bị béo phì hay là không. Việc ăn vào buổi sáng có thể làm giảm yếu tố gây béo phì. Thêm nữa, việc ăn quá nhiều chất béo, ăn đồ đóng sẵn, ăn vào bữa ban đêm cũng làm tăng tỉ lệ những người bị béo phì.

1.2.5. Hệ quả của béo phì đối với trẻ em

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Đối với các hoạt động thể chất, HS béo phì thường thao tác chậm chạp, nặng nề hơn HS khác do các em có một lớp mỡ dày đè lên các cơ bắp ở chân tay, hạn chế hoạt động của chúng.

Đối với sức khỏe, càng lớn lên thì HS béo phì càng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, sỏi mật, bệnh sương khớp, rối loạn chức phận dạ dày, ruột, bệnh ngoài da và có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư: ung thư vú, tử cung, tiền liệt tuyến.

Hình 1 3 Một số bệnh có thể do béo phì gây ra Đối với những học sinh Tiểu 2


Hình 1.3. Một số bệnh có thể do béo phì gây ra

Đối với những học sinh Tiểu học bị bệnh béo phì, các em sẽ có những ảnh hưởng đến sức khỏe như bảng sau:

Bảng 1.4. Ảnh hưởng của béo phì tới các hệ cơ quan


Hệ vận động

Hệ hô hấp

Hệ tim mạch

Hệ thần kinh

Khả năng vận động bị ảnh hưởng. Các khớp xương phải chịu sức nặng của cơ thể nên dễ bị tổn thương. Học sinh mất nhiều thời gian và sức lực hơn để làm một công việc hoặc thực hiện một động tác, bài tập nào đó do trọng

lượng cơ thể quá

Học sinh béo phì thường có giấc ngủ không bình thường, hay khó thở đường hô hấp trên, đặc biệt khi ngủ khó thở kèm theo ngáy to.

Học sinh béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao như tăng huyết áp, nguy cơ thừa lipit và mắc các bệnh về đường máu cũng cao hơn.

Chất xám của học sinh béo phì thấp hơn bình thường. Thị giác, thính giác, khả năng tiếp nhận, khả năng nắm bắt yếu điểm của học sinh béo phì không tốt; khả năng tính toán trong học tập, mức độ tư duy, nhạy bén thấp. Khả năng chịu nóng kém,

nhanh mệt mỏi khi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

thao ở trường.



vận động, có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân hay nhức đầu, 2 chân bị tê buốt.

nặng nề. Học sinh sẽ khó khăn trong việc vận động đi lại cũng như tham gia các hoạt động thể

Ảnh hưởng về tâm lí, lối sống

HS bị béo phì dễ bị mặc cảm do các bạn bè thường trêu chọc, đối xử phân biệt với các bạn khác, làm tâm lí và khả năng học tập của HS không ổn định. Chính vì vậy, các em ngày càng xa cách bạn bè và không muốn tham gia vào các hoạt động tập thể. Nếu cứ kéo dài đến khi các HS bị béo phì lớn lên thì biểu hiện tâm lí như vậy sẽ làm cho HS trở nên khó hòa nhập với môi trường, có xu hướng nổi loạn, nguy hiểm hơn có thể có những hành vi làm ảnh hưởng đến tính mạng bản thân.

Trong cuộc sống, HS cảm thấy không thoải mái, thấy bí bách và cực kì khó chịu do lớp mỡ dày dẫn đến việc cảm thấy nóng, nhất là vào mùa hè. Nó dường như một hệ thống cách nhiệt gắn trực tiếp vào người các em, khiến các em thấy toàn thân mệt mỏi, cuộc sống thiếu thoải mái.

Học sinh ăn nhiều, thích ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt và ăn những thức ăn giàu chất béo. Học sinh có thói quen buổi tối ăn nhiều, ăn xong thì đi nằm luôn không hoạt động. Do đó, lâu ngày, khẩu phần ăn có nhiều chất béo tích tụ lại gây ra béo phì.

Học sinh thường ngại vận động, thích xem ti vi, ngồi một chỗ, có tính ỷ lại. Tâm lý, thói quen ít vận động này làm gia tăng nguy cơ béo phì ở học sinh vì sự tích lũy mỡ, sự hạn chế phát triển cơ bắp. Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng xem tivi nhiều dẫn tới nguy cơ bị béo phì rất lớn.

Học sinh mắc bệnh thường bị các bạn bè cùng trang lứa trêu chọc, chế giễu nên các em thấy mặc cảm về bản thân, không tự tin trước mọi người. Nếu nó cứ tiếp diễn sẽ làm cho HS cô lập bản thân, ít tiếp xúc với mọi người xung quanh, dẫn đến tình trạng kết quả học tập và giao tiếp của học sinh không được tốt. Khi còn nhỏ tuổi, học sinh sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi do mình "chậm chạp, vụng

về"; khó hòa đồng với các bạn ngay trong chính lớp học của mình. Các em sẽ cảm thấy không thoải mái so với học sinh bình thường, hạn chế thích ứng với môi trường xung quanh.

Hậu quả về kinh tế

Béo phì có hai loại hậu quả về kinh tế là trực tiếp và gián tiếp. Chi phí bỏ ra để chữa bệnh béo phì và một số bệnh liên quan là hậu quả trực tiếp. Còn hậu quả gián tiếp là năng lực sản xuất, học tập, lao động của người bệnh bị giảm sút so với người khỏe mạnh. Do đó, chúng ta cần phải để ý, quan tâm HS hơn từ ngay khi HS chỉ mới có nguy cơ béo phì để phòng chống hiệu quả.

1.2.6. Các xét nghiệm và chuẩn đoán béo phì

Để chuẩn đoán một người bị béo phì thì bác sĩ phải đọc, phân tích và đánh giá một cách chi tiết, cẩn thận lịch sử sức khỏe của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiểm tra sức khỏe và làm một số xét nghiệm nếu cần thiết.

Bác sĩ xem xét xem lịch sử trọng lượng của người đó ra sao, họ đã từng quyết tâm giảm cân hay chưa, có thường xuyên tập thể dục không, các bữa bệnh nhân ăn uống như thế nào cùng một số yếu tố cần khác đã có những gì: sử dụng thuốc, tần suất bị căng thẳng và các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, việc nắm được hồ sơ bệnh án của các thành viên trong gia đình của bệnh nhân cũng là việc cần làm của bác sĩ để có những sự đánh giá đúng nhất về sức khỏe.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ đo xem chỉ số khối cơ thể (BMI) đang ở mức nào để đánh giá tình trạng béo phì của người bệnh. BMI còn có thể tìm ra những vấn đề khác về sức khỏe nếu như người bệnh đó gặp phải; từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Eo của con người là vùng lưu trữ mỡ dày, đôi khi được gọi là "mỡ nội tạng" hoặc "mỡ ở vùng bụng". Tại vị trí này, việc có mỡ sẽ làm người bệnh có khả năng cao bị đái tháo đường hay các bệnh liên quan đến tim mạch. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành đo chu vi vòng eo. Nếu phái nữ có chu vi vòng bụng bé hơn 35inch và phái nam với chu vi vòng bụng bé hơn 40 inch thì ít có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe (bệnh béo phì) so với những người có chu vi vòng eo lớn hơn.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí