Quyền Được Đảm Bảo Tự Do Cơ Bản

Như vậy, qua quy định này ta thấy được rằng bất kì con người nào cũng cần được hưởng quyền sống này, và bản thân chính mỗi con người cũng như chính quốc gia đó phải đảm bảo các điều kiện tốt nhất để con người dù khuyết tật hay không được thụ hưởng quyền này một cách đầy đủ nhất. Đối với NKT điều đó lại càng có ý nghĩa hơn, khi Nhà nước phải có nghĩa vụ bảo vệ các quyền và điều kiện để họ được sống như những công dân bình thường khác mà không được vì những khuyết tật của họ mà cướp đi quyền sống của họ được. Tôn trọng quyền sống của NKT là một trong những bước tiến quan trọng giúp cho NKT được khẳng định vị trí và vai trò của mình trong xã hội.

b. Quyền được thừa nhận bình đẳng

Quan niệm về sự bình đẳng được xuất phát từ tư tưởng cho rằng tất cả mọi người, bất kể họ khác nhau về vị trí, thể lực, đều có giá trị và tầm quan trọng ngang nhau. Mỗi con người đều có quyền được hưởng và được quan tâm, tôn trọng như nhau. Điều này đã được khẳng định từ rất lâu và đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lí quan trọng. Bản thân NKT cũng được coi là công dân của một quốc gia, là một chủ thể quyền nên về mọi mặt đời sống xã hội NKT luôn có sự bình đẳng tất cả những công dân khác trong xã hội.

Quyền bình đẳng của NKT được phản ánh ở nhiều khía cạnh, bao gồm:

Thứ nhất: Sự bình đẳng về địa vị xã hội mà sự thể hiện trước hết là bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng với người khác. Pháp luật quốc tế khẳng định NKT có quyền được công nhận ở tất cả mọi nơi là những con người trước pháp luật, năng lực pháp lí của NKT phải được công nhận trên cơ sở bình đẳng như công dân khác trong mọi mặt của đời sống.

Sự bảo vệ này bảo đảm rằng những biện pháp có liên quan tới việc thực hiện năng lực pháp lí sẽ tôn trọng quyền, ý nguyện và sở thích của NKT, không bị tranh chấp về quyền lợi và cũng không chịu ảnh hưởng.

NKT được nhà nước hỗ trợ bằng tất cả các biện pháp áp dụng ở quốc gia để có thể thực thi năng lực pháp luật và được Nhà nước bảo vệ thích hợp trước mọi sự lạm dụng đặc biệt trong vấn đề liên quan tới sở hữu, thừa kế, quản lí tài sản,... Thêm vào đó, quyền này còn đòi hỏi các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho NKT được tiếp cận với luật pháp và hệ thống tư pháp một cách hiệu quả.

Thứ hai: Sự bình đẳng về cơ hội

Bản thân NKT sở dĩ họ không thể tham gia vào đời sống xã hội bởi những khuyết tật của họ, nhưng đây không phải là vấn đề đầu tiên cản trợ họ mà việc họ không thể tham gia vào đời sống xã hội là do những rào cản từ bên ngoài đời sống không cho phép họ tham gia được vào. Những định kiến xã hội, môi trường xung quanh đã làm cho NKT càng thu mình hơn trong các hoạt động. Định kiến không coi trọng NKT, cho rằng họ chỉ là những thành phần ăn bám xã hội đã làm cho bản thân NKT họ không phát huy được năng lực của chính bản thân mình. Chính vì vây, để tạo ra được cơ hội tiếp cận của NKT cũng ngang bằng với những người xung quanh chúng ta phải thay đổi nhận thức của xã hội về NKT cũng như Nhà nước cần có những chính sách tạo điều kiện về cơ sở vật chất giúp NKT tự mình làm được những công việc của họ.

Thứ ba, NKT được bình đẳng với những người khác trong việc thực hiện quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư, tôn trọng tổ ấm và gia đình.Theo đó thì:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Không người khuyết tật nào, dù họ sống ở bất cứ đâu, cư trú ở khu vực nào, bị can thiệp vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nhà riêng hoặc thư tín hoặc bất kỳ hình thức giao tiếp nào hay bị tấn công trái pháp luật vào danh dự và uy tín của mình một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật. Các quốc gia thành viên phải bảo vệ tính riêng tư của các

thông tin cá nhân, thông tin về sức khỏe và sự hồi phục của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng với những người khác [13, Điều 22].

Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam - 4

Pháp luật quốc tế cũng đã quy định:

Các quốc gia thành viên cần thực thi các biện pháp hữu hiệu và thích hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, quyền làm cha mẹ và các mối quan hệ khác, trên cơ sở bình đẳng với những người khác [13, Điều 23].

Như vậy, ở đây đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau mà các quốc gia phải tuân thủ áp dụng để bảo vệ các quyền cơ bản của NKT. Đây là những quyền quan trọng mà mỗi người trong xã hội đều được tôn trọng thực hiên, nhưng đối với NKT thì việc thực hiên các quyền này rất khó khăn, chính vì thế Nhà nước phải luôn có cơ chế thực hiện trên thực tế đối với NKT, bảo vệ các quyền của họ.

1.2.1.2. Quyền được đảm bảo tự do cơ bản

a. Tự do và an toàn cá nhân

NKT cần được hưởng đầy đủ quyền tự do và an toàn cá nhân. Điều này đã được quy định tại Điều 14 Công ước về quyền của người khuyết tật của UN rằng:

Các quốc gia thành viên phải bảo đảm NKT được hưởng quyền tự do và an ninh con người, không bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Nếu như một NKT bị tước tự do, dù thông qua bất cứ hình thức nào họ phải được bảo vệ bởi luật quốc tế về quyền con người bình đẳng như những người khác, đồng thời phải được đối xử phù hợp với pháp luật quốc tế, trong đó bao gồm những sự điều chỉnh hợp lí [13, Điều 14].

An toàn cá nhân của NKT bao gồm những khía cạnh cụ thể như được

tôn trọng, bảo vệ sự toàn vẹn về thể chất, tinh thần, không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, không bị bóc lột, lạm dụng và bạo lực. Tinh thần chung là các quốc gia thành viên phải dành cho NKT sự bảo vệ đặc biệt hơn chống lại những hành vi xâm hại đến an toàn cá nhân của họ.

b. Quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư

NKT có quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư, bảo vệ trước sự can thiệp tùy tiện trái pháp luật vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nhà riêng, thư tín, danh dự, quan hệ,...Quyền này cần được nhấn mạnh và giải thích một cách thích hợp nhằm thực hiện đầy đủ sự tôn trọng cuộc sống riêng tư của NKT, đặc biệt trong những hoàn cảnh NKT cần có người giám hộ, quản lí, hay chăm sóc. “Các quốc gia thành viên phải bảo vệ tính riêng tư của các thông tin về cá nhân, sức khỏe, phục hồi chức năng của NKT, trên cơ sở sự bình đẳng với những người khác trong xã hội” [13. Điều 22].

c. Quyền sống độc lập và hòa nhập cộng đồng

NKT có quyền được sống độc lập trong cộng đồng, có những sự lựa chọn bình đẳng với những người khác. Quốc gia cần tiến hành những biện pháp hữu hiệu và thích hợp để tạo điều kiện cho NKT được hưởng thụ đầy đủ quyền này và bảo đảm sự hòa nhập, tham gia đầy đủ của họ vào cộng đồng, bao gồm những bảo đảm sau:

NKT có cơ hội lựa chọn nơi sinh sống và họ sống ở đâu, với ai, không bị bắt buộc phải sống ở nơi nuôi dưỡng cụ thể nào.

NKT được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tại nhà, tại khu vực sinh sống và trong cộng đồng, bao gồm sự hỗ trợ cá nhân cần thiết nhằm trợ giúp cho cuộc sống và hòa nhạp cộng đồng.

Phải có các dịch vụ và hạ tầng cơ sở công cộng để NKT sử dụng trên cơ sở bình đẳng với những người khác và phù hợp với nhu cầu của NKT.

d. Quyền được tôn trọng gia đình và tổ ấm.

Pháp luật quốc tế quy định các quốc gia thành viên cần thực thi các biện pháp hữu hiệu và thích hợp để xóa bỏ sự phân biệt đối xử với NKT trong tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, quyền làm mẹ và các mối quan hệ khác, trên cơ sở bình đẳng với những người khác [13, Điều 23].

Quyền này bao gồm các khía cạnh cụ thể như có quyền kết hôn và tạo lập gia đình trên cơ sở tự do và đồng thuận, được tự do quyết định và chịu trách nhiệm về số con, khoảng cách giữa các thời gian sinh con, được tiếp cận với các thông tin, chương trình giáo dục về sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, được duy trì khả năng sinh sản của họ, quyền và nghĩa vụ trong các vấn đề về bảo vệ, giám hộ, ủy nhiệm, nhân nuôi con nuôi. Các quốc gia thành viên phải đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp với NKT để họ thực thi trách nhiệm nuôi dạy con cái.

Ngoài ra, công ước quy định các quốc gia thành viên có trách nhiệm đảm bảo trẻ em khuyết tật có quyền bình đẳng trong cuộc sống gia đình, ngăn chặn việc che giấu, ruồng bỏ, sao nhãng hoặc cô lập trẻ em khuyết tật, cung cấp các thông tin, dịch vụ và sự hỗ trợ sớm và toàn diện dành cho trẻ em khuyết tật và gia đình có trẻ em khuyết tật, cung cấp các thông tin, dịch vụ hỗ trợ sớm và toàn diện dành cho trẻ em khuyết tật và gia đình có trẻ em khuyết tật, không để trẻ em bị chia tách khỏi bố mẹ chúng trái với ý nguyện của chúng, ngoại trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền xem xét một quyết định của tòa án, phù hợp với quy trình và luật pháp, và sự chia tách đó là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của đứa trẻ. Khi gia đình không thể trực tiếp chăm sóc trẻ em khuyết tật, quốc gia thành viên cần phải đảm bảo cung cấp các hình thức chăm sóc thay thế, trong một gia đình lớn hoặc một cộng đồng được kết cấu theo mô hình gia đình, nếu không có gia đình như vậy.

e. Quyền tự do đi lại, tự do cư trú và tự do quốc tịch

Đảm bảo quyền tự do đi lại của NKT là vấn đề lớn. Trong nhiều trường hợp NKT bị phân biệt đối xử và không thể thực hiện được quyền tự do đi lại, ví như NKT đi xe lăn bị yêu cầu trả thêm phí dịch vụ nếu muốn lên tàu bay, người khiếm thính bị từ chối không được sử dụng dịch vụ bay vì lí do không đảm bảo an toàn cho chuyến bay do người khiếm thính không thể nghe được các hướng dẫn an toàn khi đi tàu bay....

Theo công ước UN, NKT được quốc gia thực hiện những biện pháp hữu hiệu để đảm bảo sự độc lập trong đi lại ở mức cao nhất có thể, bao gồm được tạo điều kiện cho việc đi lại bằng phương tiện và thời gian mà NKT chọn lựa, với chi phí có thể chấp nhận được. Tiếp cận với các phương tiện, thiết bị, công nghệ hỗ trợ vận động có chất lượng. Quốc gia cũng có trách nhiệm đào tạo các kĩ năng vận động cho NKT và các cán bộ, chuyên gia làm việc với NKT, khuyến khích các cơ sở sản xuất các phương tiện, thiết bị và công nghệ hỗ trợ đi lại xem xét tới tất cả các khía cạnh đi lại của NKT.

NKT có quyền tự do lựa chọn nơi sinh sống và quốc tịch, họ có quyền được có và chuyển đổi quốc tịch, không bị tước quốc tịch, giấy tờ về quốc tịch hay những giấy tờ nhận dạng khác một cách tùy tiện hoặc với những lí do họ bị khiếm khuyết, họ được tự do rời bỏ bất cứ quốc gia nào, bao gồm đất nước của họ, không bị tước đi một cách tùy tiện hay với lí do bị khiếm khuyết, quyền trở về đất nước của họ

Trẻ em khuyết tật khi sinh ra sẽ được đăng kí khai sinh ngay lập tức, các em cũng có quyền có tên, có quốc tịch, có quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc.

f. Quyền tự do biểu đạt, chính kiến và tiếp cận thông tin

Quyền tự do ngôn luận của NKT bao gồm tự do thu thập, tìm kiếm và phổ biến thông tin, ý kiến, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, bằng tất cả các hình thức giao tiếp mà họ lựa chọn. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù

của NKT mà luật pháp quốc tế yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm quyền này bằng việc cung cấp thông tin đại chúng cho NKT bằng các hình thức có thể tiếp cận được và các công nghệ phù hợp với những loại khuyết tật khác nhau như một cách kịp thời, quốc gia phải chấp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, chữ nổi Braille, phóng to chữ hay cách giao tiếp thay thế khác, bằng tất cả các phương tiện và dạng thức giao tiếp phù hợp do NKT lựa chọn. Các quốc gia cũng cần phải thúc đẩy các tổ chức cá nhân, các nhà cung cấp thông tin cung cấp các dịch vụ công cộng, bao gồm thông tin Internet, cung cấp thông tin và các dịch vụ bằng các hình thức mà NKT có thể tiếp cận và sử dụng được.

1.2.1.3. Quyền được bảo vệ.

Quyền này được chia ra thành các quyền như:

a. Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, bị đối xử, áp dụng các hình thức tàn nhẫn

Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 của UN quy định rằng “không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm” [11, Điều 5]. Công ước về quyền của NKT không chỉ khẳng định mà còn nhấn mạnh quyền đó của NKT. Điều 15 công ước quy định NKT có quyền được bảo vệ không bị tra tấn, hoặc bị đối xử, áp dụng những hình phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc bị nhục hình, làm giảm phẩm giá hay bị ngược đãi, đặc biệt không một ai bị coi là đối tượng của thí nghiệm y tế hoặc thí nghiệm khoa học mà không có sự đồng ý một cách tự nguyện của người đó. Các quốc gia có trách nhiệm tiến hành tất cả các biện pháp có hiệu quả về luật pháp, hành chính, pháp lí hoặc những biện pháp khác để bảo vệ NKT, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, để không bị hành hạ hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm giảm phẩm giá hay ngược đãi.

b. Quyền không bị bóc lột, bạo hành và lạm dụng.

Với các rào cản về tâm lí, cơ chế, quy định, thiết kế kiến trúc và các dịch

vụ xã hội (trong đó có các dịch vụ về đào tạo, dạy nghề...) khả năng tiếp cận giáo dục, dạy nghề và việc làm của NKT rất ít ỏi. Ngay cả khi tìm được việc làm thì khuynh hướng phải làm những công việc giản đơn, ở những địa điểm sản xuất nhỏ hoặc khu vực phi kết cấu rất cao. Đây cũng chính là khu vực tiềm tàng nhiều nguy cơ như tiền công rẻ mạt, điều kiện làm việc tồi tệ, bị lạm dụng, bóc lột. Công ước về quyền của người khuyết tật của UN yêu cầu “các quốc gia thành viên cần tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp về luật pháp, hành chính, xã hội, giáo dục và các biện pháp khác để bảo vệ quyền của NKT, cả ở trong và ngoài gia đình, tránh khỏi tất cả các hình thức bóc lột, bạo hành và lạm dụng, bao gồm các mặt về giới tính” [13, Điều 6, khoản 1].

Điều 16 của công ước quốc tế về quyền của NKT nêu ra những biện pháp cụ thể mà quốc gia thành viên phải thực hiện để ngăn chặn những hành động bóc lột, bạo hành gia đình và lạm dụng NKT kể cả trong môi trường gia đình và ngoài xã hội, trong đó bao gồm việc tổ chức các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ thích hợp cho NKT, tuyên truyền và giáo dục, phòng ngừa, giám sát các chương trình phục vụ NKT, phục hồi và tái hòa nhập cho những NKT là nạn nhân của bóc lột, bạo hành hay lạm dụng...

Cụ thể “để ngăn chặn sự xuất hiện của mọi hình thức bóc lột, bạo hành và lạm dụng, các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng tất cả các cơ sở vật chất và chương trình nhằm để phục vụ NKT được cơ quan chức năng độc lập giám sát có hiệu quả” [13, Điều 16, khoản 3]. Khi NKT trở thành nạn nhân của bất cứ hình thức bóc lột, bạo hành hay lạm dụng nào thì các quốc gia thành viên cần thực hiện tất cả các biện pháp có hiệu quả để thúc đẩy sự bình phục về thể chất, nhận thức và tâm lí, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng của họ. Vì đây là vấn đề nhạy cảm, có khả năng gây phương hại về thể chất, tâm li... của NKT, sự bình phục và tái hòa nhập này cần phải được tiến hành trong môi trường nhằm tăng cường sức khỏe, phúc lợi, tự tôn, phẩm

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí