Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


PHAN THI ̣PHƯƠNG THANH


BảO Vệ, THúC ĐẩY MộT Số QUYềN DÂN Sự CủA NGƯờI KHUYếT TậT ở VIệT NAM

Chuyên ngành: Pháp luật về Quyền Con Người

Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ THỊ MAI HIÊN


HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Phan Thị Phương Thanh

MỤC LỤC



Trang phu ̣bìa Lời cam đoan Mục lục

Trang

Danh muc

các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY, BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 5

1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY, BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 5

1.1.1. Khái niệm quyền dân sự của Người khuyết tâṭ 5

1.1.2. Sự cần thiết phải thúc đẩy, bảo vệ quyền dân sự của người khuyết tật 10

1.2. NỘI DUNG CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC

TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 17

1.2.1. Nội dung các quyền dân sự cơ bản của người khuyết tật trong luật quốc tế 17

1.2.2. Vấn đề nội luật hóa các điều ước quốc tế về quyền của Người khuyết

tâṭ ở Việt Nam 30

1.3. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 36

1.3.1. Biện pháp xã hội 37

1.3.2. Biện pháp kinh tế 44

1.3.3. Biện pháp pháp lí 45

1.4. CÁC CƠ CHẾ QUỐC TẾ VÀ QUỐC GIA VỀ BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY

CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 48

1.4.1. Cơ chế quốc tế 48

1.4.2. Cơ chế quốc gia 53

Chương 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 57

2.1. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ

CƠ BẢN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 57

2.1.1. Quyền được chăm sóc sức khỏe 58

2.1.2. Quyền tiếp cận nhà chung cư, công trình công cộng, tham gia giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông đối với Người khuyết tâṭ 61

2.1.3. Quyền tiếp cận công lí và quyền trợ giúp pháp lí của Người khuyết tât

....65

2.1.4. Quyền bảo trợ xã hội đối với Người khuyết tâṭ 66

2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUYỀN DÂN SỰ CƠ BẢN CỦA

NGƯỜ I KHUYẾ T TÂT Ở VIỆT NAM 69

2.2.1. Về quyền được chăm sóc sức khỏe, y tế và phục hồi chức năng chỉnh hình 70

2.2.2. Việc thực hiện quyền trợ giúp pháp lí cho Người khuyết tâṭ 70

2.2.3. Trong việc tiếp cận các công trình công cộng, công nghệ thông tin của Người khuyết tâṭ 71

2.2.4. Về vấn đề hôn nhân và gia đình 72

2.2.5. Về vấn đề bảo trợ xã hội 72

2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 73

2.3.1. Xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với Người khuyết tâṭ 74

2.3.2. Nguồn tài chính công hỗ trợ cho Người khuyết tâṭ 74

2.3.3. Thực hiện các chính sách bảo trợ 74

Chương 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VIỆC BẢO VỆ, THÚC ĐẨY CÁC

QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜ I KHUYẾ T TÂT

Ở VIỆT NAM 77

3.1. NHU CẦU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 77

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM 80

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VÀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở

VIỆT NAM 82

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CRC

:

Công ước quốc tế về quyền trẻ em

ĐHĐ

:

Đại hội đồng

ECOSO

:

Hội đồng kinh tế và xã hội

HĐBA

:

Hội đồng Bảo an

HĐQT

:

Hội đồng quản thác

ICCPR

:

Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị

năm 1966

ICJ

:

Toà án công lý

ILO

:

Tổ chức Lao động thế giới

NKT

:

Người khuyết tật

TGPL

:

Trợ giúp pháp lý

UN

:

Liên Hợp Quốc

UNCHR

:

Văn phòng cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nan

UNESCO

:

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên

hợp quốc

UNHRC

:

Hội đồng quyền con người Liên hợp quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Mọi sự vật, hiện tượng hoặc một thực thể nào đó trong thế giới tự nhiên và xã hội đều có những khiếm khuyết nào đó, dù ở mức độ ít hay nhiều, trong thời gian dài hay ngắn. Xã hội nào cũng có những người bị khuyết tật. Trong xã hội văn minh, với tư cách là một đối tượng yếu thế trong đời sống xã hội, người khuyết tật (NKT) có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nhà nước và xã hội luôn dành sự quan tâm để có những chính sách an sinh xã hội cho người bị khuyết tật. Tuy nhiên, do những điều kiện chủ quan và khách quan, NKT vẫn đang bị phân biệt đối xử và gặp khá nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quyền chủ thể của mình, cũng như trong quá trình hòa nhập với cộng đồng.

Trước đây, trong một thời gian dài nhận thức của xã hội về NKT là chưa đúng và họ coi NKT là những đối tượng của lòng thương hại, xem họ là những đối tượng không may mắn trong xã hội, vì vậy mà nhiều người còn có thái độ miệt thị, khinh bỉ, xa lánh những NKT làm cho những NKT lại càng bị tổn thương nhiều hơn. Chính vì vậy mà trong thời gian dài những NKT không được xã hội tôn trọng và các quyền lợi của họ với tư cách là một công dân đã bị tước đoạt. Hiện nay, trong xu thế chung của hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, đất nước đang ngày càng phát triển và yêu cầu chung của quá trình đó là sự phát triển đất nước cũng như về mặt con người một cách toàn diện. Trong quá trình phát triển toàn diện đó thì việc quan tâm đến lợi ích quyền lợi của NKT lại càng quan trọng hơn, làm thế nào để NKT có thể hòa nhập cộng đồng để họ có thể theo kịp dòng chảy của sự phát triển chung là một yếu tố quan trọng vì đất nước phát triển thì nhân dân là đối tượng làm nên điều đó trong đó có những NKT, chính họ đang đóng góp phần quan trọng vào quá

trình hội nhập đó. Họ là nhóm người tuy khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc tinh thần nhưng họ không được coi là những người vô dụng và không phải là gánh nặng của xã hội. Chính vì vậy, việc quan tâm đến quyền và lợi ích của NKT mà cụ thể là quyền dân sự của NKT giúp họ hòa nhập với cộng đồng xã hội là điều cần phải làm bởi vì họ cũng là chủ thể của quyền con người và họ cũng có những quyền và nghĩa vụ bình đẳng với mọi người trong xã hội. Nguyên tắc tự do, bình đẳng của pháp luật tạo cơ hội ngang nhau cho tất cả mọi người trong việc thực hiện các quyền con người, quyền công dân về dân sự. Tuy nhiên, đối với NKT, khả năng hiện thực hóa các quyền đó là không dễ dàng, họ cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía nhà nước và xã hội.

Nhằm tìm hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề trên cũng như đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện pháp luật liên quan đến NKT, tác giả đã lựa chọn đề tài: Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Namđể làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học.

2. Mục đích nghiên cứu

Luận văn hướng tới mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc bảo vệ và thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam, cụ thể: làm rõ khái niệm, nội dung các biện pháp, vai trò của bảo vệ thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật; tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về quyền dân sự của NKT, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền dân sự cho NKT, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy và bảo vệ các quyền dân sự cho NKT, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về các quyền dân sự cho NKT ở Việt Nam.

3. Phạm vi nghiên cứu

Trong luận văn này, tác giả không có tham vọng nghiên cứu hết tất cả các quyền dân sự của người khuyết tật, mà chỉ tập trung về bảo vệ và thúc đẩy

một số quyền dân sự của người khuyết tật, với mục đích đó luận văn tập trung tìm hiểu một số vấn đề như: Quyền dân sự của người khuyết tật, một số quyền dân sự cụ thể của người khuyết tật, làm thế nào để bảo vệ và thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam trong thực tiễn, tìm ra các giải pháp để bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự đó trên thực tế,...

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, tác giả chủ yếu vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Cụ thể là, phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận xuyên suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm pháp luật, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền dân sự cho NKT cũng là cơ sở lý luận soi sáng cho việc phân tích và nghiên cứu đề tài.

Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp logic và phương pháp bình luận.

5. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Quyền của người khuyết tật là một vấn đề còn khá mới ở Việt Nam. Mặc dù gần đây đã có một số đề tài nghiên cứu về người khuyết tật nhưng mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung, chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu các quyền dân sự của nhóm xã hội này ở Việt Nam. Vì vậy, luận văn sẽ góp phần khỏa lấp khoảng trống về nghiên cứu, qua đó nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền này của người khuyết tật trong thực tế.

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền của người khuyết tật. Ngoài ra luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu luật nhân quyền ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023