Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam - 2

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn có kết cấu 3 chương.

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thúc đẩy, bảo vệ quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng thúc đẩy và bảo vệ quyền dân sự của người khuyết tật tại Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp thực hiện việc bảo vệ, thúc đẩy các các quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY, BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM


1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY, BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM

1.1.1. Khái niệm quyền dân sự của Người khuyết tâṭ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

1.1.1.1. Khái niệm Người khuyết tâṭ

Con người là một thực thể tự nhiên và xã hội, phát sinh, phát triển dưới sự tác động của các quy luật tự nhiên và xã hội. Cũng như mọi thực thể khác, con người cũng được sinh ra và tồn tại một cách đa dạng và có thể có những đột biến, những rủi ro về tâm sinh lý, nên có thể bị khiếm khuyết, bị dị tật. Tuy nhiên, trước tạo hóa, con người luôn bình đẳng. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, con người đã xác định được những quy tắc xử sự chi phối mọi hoạt động của các chủ thể biết tôn trọng và bảo đảm quyền tự do và bình đẳng của con người. Điều 1 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 tuyên bố: “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hóa ban cho lí trí và lương tâm và cần đối xử với nhau trong tình bằng hữu” [11, Điều 1].

Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam - 2

Chính quy định này đã cho thấy rõ vị trí của mỗi người sinh ra trong xã hội là hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, không có sự phân biệt đối xử giữa những người được sinh ra bình thường và những người sinh ra đã có khiếm khuyết. Nói một cách nôm na, người khuyết tật (NKT) là người có khiếm khuyết và người bị tàn tật.

Trong pháp luật quốc tế về quyền con người, NKT thuộc nhóm người

dễ bị tổn thương. Họ “dễ bị tổn thương” trong cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này.

Trước đây, khi xã hội chưa phát triển, nhận thức của con người còn hạn chế, hầu như mọi người trong xã hội đều có cái nhìn chưa tốt về NKT. Xã hội coi những NKT là gánh nặng cho xã hội, coi họ là những đối tượng cần sự thương cảm, giúp đỡ của người khác, việc bảo vệ hỗ trợ họ chủ yếu dựa trên cách tiếp cận của tình thương và lòng nhân đạo, chính vì vậy mà họ không có quyền, không phải là chủ thể của quyền công dân. Cách tiếp cận này không những không đảm bảo cho NKT được hưởng đầy đủ các quyền con người mà còn ngăn cản họ tham gia, hội nhập có hiệu quả vào đời sống xã hội.

Hiện nay, cùng với những nỗ lực của cộng đồng quốc tế việc thay đổi nhận thức về vị trí và vai trò của NKT đã diễn ra một cách mạnh mẽ hơn, vị trí của NKT ngày càng được nâng cao. Cùng với những thay đổi về vai trò của NKT thì vị trí của họ cũng được ghi nhận và khẳng định trong hệ thống các văn bản pháp luật của các quốc gia. Sự chuyển biến về nhận thức dẫn tới thay đổi cả cách gọi tên của nhóm xã hội này. Nếu như trước đây việc dùng tên gọi là người tàn tật có hàm ý, miệt thị và hạ thấp, thì hiện nay đã được gọi tên là những NKT. Với tên gọi mới này cho thấy rằng đây là nhóm người tuy có những khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần, nhưng họ không phải và không được coi là những người vô dụng trong xã hội mà họ cũng là chủ thể của quyền con người.

Cùng với những sự thay đổi đó thì đã có hai quan điểm khác nhau về NKT đó là: Quan điểm khuyết tật cá nhân và quan điểm khuyết tật xã hội.

a. Quan điểm khuyết tật cá nhân hay quan điểm khuyết tật dưới góc độ y tế. Quan điểm này cho rằng NKT là do hạn chế cá nhân, là ở chính con người đó, chú trọng rất ít hoặc không để ý đến các yếu tố môi trường xã hội và môi trường vật thể xung quanh NKT. Quan điểm này cho rằng NKT có thể

hưởng lợi từ phương pháp khoa học như thuốc điều trị và các công nghệ cải tiến chức năng. Mô hình y tế chú trọng vào việc trị liệu cá nhân chứ không xem trọng việc trị liệu xã hội. Như vậy mô hình y tế nhìn nhận NKT là vấn đề đưa ra và đưa ra giải pháp để làm người đó “bình thường”.

Với quan điểm này xã hội đã coi NKT là những người có vấn đề về thể chất và cần phải chữa trị. Do đó đã đẩy những NKT vào thế bị động của người bệnh.

b. Quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội

Đây được coi là nền tảng của những chuyển biến của vấn đề NKT. Ở đây, NKT được nhìn nhận là hệ quả bị xã hội phân biệt. Bởi vì xã hội được tổ chức không tốt nên NKT bị phân biệt đối xử.

Từ những quan điểm khác nhau thì mỗi quốc gia có một cách nhìn nhận riêng và có cách hiểu riêng về định nghĩa NKT riêng được ghi nhận trong pháp luật quốc gia đó.

Trong điều 2 Luật của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về bảo vệ người khuyết tật năm 1990:

Người khuyết tật là một trong những người bị bất thường, mất mát của một cơ quan nhất định hoặc chức năng, tâm lí hay sinh lí, hoặc trong cấu trúc giải phẫu và những người đã mất toàn bộ hoặc một phần khả năng tham gia vào các hoạt động một cách bình thường.

Người khuyết tật là những người có thính giác, thị giác, lời nói hoặc khuyết tật về thể chất, chậm phát triển tâm thần, rối loạn tâm thần, khuyết tật nhiều và/ hoặc khuyết tật khác [4, Điều 2].

Còn theo quy định trong khoản 1 Điều 1 Công ước số 159 của ILO về phục hồi chức năng lao động và việc làm của NKT năm 1983, quy định: “Người khuyết tật dùng để chỉ một cá nhân mà khả năng có một việc làm phù hợp, trụ

lâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó bị giảm sút đáng kể do hậu quả của một khiếm khuyết về thể chất và tâm thần được thừa nhận” [20, Điều 1].

Ngày 17/6/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật NKT, có hiệu lực từ 01/01/2011, chính thức sử dụng khái niệm “Người khuyết tật” thay cho khái niệm “Người tàn tật”, phù hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề NKT. Theo đó thì: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [19, Điều 2].

Ở đây ta có thể hiểu NKT bao gồm cả những người bị khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do bệnh tật, tai nạn, thương binh, bệnh binh.... Như vậy, Luật người khuyết tật Việt Nam đã đưa ra khái niệm NKT dựa vào mô hình xã hội, tuy nhiên còn chung chung so với khái niệm NKT của Công ước về quyền của NKT Như vậy, ta có thể thấy định nghĩa về NKT dù tiếp cận dưới bất cứ góc độ nào, nhất thiết phải phản ánh thực tế là NKT có thể gặp các rào cản do yếu tố xã hội, môi trường hoặc con người khi tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Họ phải được đảm bảo rằng họ có quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt động của đời sống như bất cứ công dân nào với tư cách là các quyền của con người.Với cách tiếp cận đó, có thể hiểu định nghĩa người khuyết tật theo quy định của Công ước quốc tế về quyền của NKT như sau:

Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của những người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác [13, Điều 1].

1.1.1.2. Khái niệm quyền dân sự của người khuyết tật

Theo Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 của UN thì quyền dân sự, chính trị của mỗi con người được xem là giá trị của tất cả mọi người mà nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ. Theo đó, ta có thể hiểu Quyền dân sự là những quyền gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác được như quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền không bị bắt làm nô lệ, quyền không bị tra tấn, quyền được đối xử nhân đạo, quyền kết hôn và xây dựng gia đình, quyền có tài sản riêng... Đây là những quyền quan trọng của mỗi công dân và bản thân những NKT cũng là những công dân bình thường nên họ cũng có đầy đủ các quyền này, các quyền này của NKT cũng được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để NKT thực hiện được các quyền này một cách tốt nhất.

Trong lịch sử nhân quyền thì các quyền dân sự ra đời khá sớm, trong các văn kiện pháp luật của các nước từ thời xa xưa đã chứa đựng nhiều nội dung quy định về việc bảo vệ các quyền sống, quyền an toàn cá nhân,...Sau khi UN ra đời và thông quan bản Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền đã càng khẳng định các quyền phổ quát cho toàn nhân loại, trong đó ghi nhận các quyền dân sự bên cạnh các quyền khác của con người. Về sau các quyền này được tái khẳng định và cụ thể hóa trong nhiều văn kiện quốc tế khác mà đặc biệt là trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) năm 1966.

Các quyền dân sự cụ thể được quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) năm 1966 áp dụng chung cho tất cả mọi người trong đó bao gồm cả nhóm NKT, bao gồm các quyền như: Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật; Quyền sống, tự do và an ninh cá nhân; Quyền về xét xử công bằng; Quyền về tự do đi lại, cư trú; Quyền được bảo vệ đời tư; Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân; Đây là các quyền cá nhân cơ bản của mỗi công dân.

Các quyền dân sự này có những đặc điểm riêng so với các quyền khác.

Quyền dân sự thực chất là các quyền tự do cá nhân. Chủ thể quyền quyền dân sự tự mình thực hiện quyền của mình một cách tự do và bình đẳng với các chủ thể khác. Nhà nước trong hầu hết các trường hợp không cần chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ mà chỉ đơn thuần là không can thiệp vào việc thụ hưởng các quyền này của công dân. Việc bảo đảm thực hiện các quyền này không đòi hỏi nhiều nguồn lực nên các quốc gia có thể thực hiện được ngay và nhà nước phải đảm bảo tất cả công dân của mình đều thực hiện được các quyền này một cách đầy đủ nhất.

Đối với việc đảm bảo thực hiện các quyền dân sự của NKT do xuất phát từ những đặc điểm khuyết tật của mình nên trong việc thực hiện các quyền dân sự thì Nhà nước cũng như xã hội cần có những biện pháp hỗ trợ cụ thể để NKT có thể thực hiện được các quyền này. Việc hỗ trợ ở đây cũng chỉ là mang tính chất hỗ trợ về mặt tinh thần và các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo phù hợp theo dạng khuyết tật của những NKT.

Như vậy, bản thân NKT họ cũng có đầy đủ các quyền dân sự như những công dân khác của một quốc gia và nghĩa vụ của nhà nước và xã hội là phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để NKT thực hiện được các quyền dân sự này của họ một cách đầy đủ nhất. Do xuất phát từ những khuyết tật của mình nên trong việc thực hiện các quyền của NKT có những đặc trưng riêng mà nhà nước và xã hội phải hỗ trợ họ để họ thực hiện được các quyền của mình.

1.1.2. Sự cần thiết phải thúc đẩy, bảo vệ quyền dân sự của người khuyết tật

Từ định nghĩa NKT trên cho ta thấy được những đặc điểm riêng của NKT, cùng tồn tại trong một xã hội nhưng NKT mang những đặc điểm và đời sống riêng. NKT trước hết là những con người nên họ mang những đặc điểm chung về mặt kinh tế - xã hội, đặc điểm tâm sinh lí như mọi người khác trong xã hội. Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng về từng dạng khuyết tật nên

nhóm người khuyết tật nói chung lại có những nét đặc thù so với nhóm người không khuyết tật và mỗi nhóm NKT dạng này lại có những nét đặc thù so với nhóm NKT dạng khác.

Vì mang trong mình những khiếm khuyết nên NKT có đời sống khó khăn hơn với những nhóm người khác trong xã hội, đây là nhóm dân cư đặc biệt phải chịu thiệt thòi về mặt kinh tế - xã hội. Những gia đình có NKT thường họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì họ điều kiện kinh tế khó khăn do phải nuôi dưỡng và chăm lo cho cuộc sống của NKT. Học vấn của bản thân NKT và thành viên trong gia đình NKT thường không cao, do bản thân NKT gặp những khó khăn về thể chất hoặc trí tuệ ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu học vấn cũng như những khó khăn về mặt kinh tế nên không có khả năng theo học. Tài sản của NKT thường nghèo nàn, thu nhập của NKT thường ở mức độ thấp, vì vậy điều kiện sống và sinh hoạt là không tốt, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi xã hội của các thành viên trong gia đình NKT. Ngoài ra những NKT đến tuổi trưởng thành rất khó có việc làm, vì NKT họ khó tìm được việc làm phù hợp với dạng khuyết tật của mình cũng như xã hội chưa tạo được nhiều điều kiện việc làm cho NKT.

Vì tình trạng khuyết tật nên NKT phải gánh chịu nhiều thiệt thòi trong mọi mặt đời sống. Khuyết tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho NKT trong việc thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày, trong giáo dục, việc làm, tiếp cận các dịch vụ y tế, kết hôn, sinh con hay tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội. Để làm được những việc này, NKT không thể tự mình làm được mà phải dựa vào những người thân trong gia đình.

Vì tình trạng khuyết tật của mình NKT còn bị phải đối diện với thái độ coi thường, miệt thị của nhiều người trong xã hội đối với tình trạng khuyết tật của họ. Quan niệm của xã hội đối với NKT vẫn còn tiêu cực, nhiều người trong xã hội vẫn coi NKT là gánh nặng cho xã hội, coi thường những khả năng của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023