Hạn Chế Về Quy Định Công Bố Thông Tin Của Doanh Nghiệp Niêm Yết

2.2.5. Hạn chế trong quy định về giao dịch nội gián

Giao dịch nội gián là hành vi của nhà đầu tư có được thông tin nội bộ có giá trị và sử dụng thông tin đó trước khi thông tin đó được công bố ra công chúng để mua, bán cho chính mình hoặc cung cấp cho bên thứ ba để hưởng hoa hồng với khoản thu trái pháp luật từ thông tin nội bộ có giá trị mà có được. Hiện nay, ở Việt Nam, các quy định về giao dịch nội gián được đề cập tại Nghị định số 14/2007/NĐ-CP; Nghị định số 36/2007/NĐ-CP; Thông tư số 17/2007/TT-BTC; Thông tư số 18/2007/TT-BTC; Nghị định số 109/2007/NĐ-CP; Quy chế mẫu về bán đấu giá cổ phần tại Trung tâm giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 115/2007/QĐ-UBCK ngày 13/02/2007.

Báo Đầu tư Chứng khoán số 54 (422) ngày 05/7/2007 chuyên mục Sự kiện và bình luận đã đăng ý kiến của Ông Nguyễn Sĩ Hồng, Thạc sĩ Luật Kinh doanh quốc tế tại Trường Đại học Lon Don Metropolitan University về các hạn chế của khung pháp lý về giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán Việt Nam, theo Ông Hồng hiện tại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán về cơ bản đã đưa ra được một số nguyên tắc chung về các hành vi giao dịch bộ. Tuy nhiên, chỉ dừng ở mức độ xem xét hành vi này dưới góc độ pháp luật hành chính mà chưa xem xét các mức độ khác như trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự của hành vi trên. Giao dịch nội gián phải được xem là một dạng tội phạm tài chính và đấu tranh với các hành vi này là để tạo ra một thị trường tài chính lành mạnh, tin cậy và bảo vệ cộng đồng nhà đầu tư.

Cũng theo ông Hồng, "Khung pháp lý của Việt Nam về giao dịch nội gián có thể nói là chưa hoàn chỉnh để có thể quản lý và giám sát một cách hiệu quả thị trường, chống các hành vi lũng đoạn và còn một số điểm khác biệt tồn tại so với các hệ thống pháp luật về thị trường tài chính và giao dịch nội gián của các nước trên thế giới nhất là so với hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ, Anh và nghị quyết của EU…".

Những khác biệt và hạn chế này là:

Thứ nhất, ngoài yếu tố ảnh hưởng đến giá vì không phổ biến, các quy định về thông tin nội bộ Việt Nam còn chưa bao gồm phải là các thông tin chính xác để tách biệt hành vi giao dịch nội gián với các hành vi lũng đoạn thị trường khác. Ngoài ra cũng không có quy định về loại trừ những thông tin nội bộ.

Thứ hai, liên quan đến vấn đề nội gián là ai (người nắm thông tin nội bộ) phạm vi được đề cập đến trong Luật Chứng khoán còn chưa bao gồm các đối tượng có thể là người có thông tin nội bộ hoặc quy định không cụ thể các đối tượng nội gián (trực tiếp hay gián tiếp). Ví dụ, ở Mỹ một luật sư giao dịch trên cơ sở biết được thông tin nội bộ từ khách hàng; một bác sĩ biết được thông tin nội bộ từ bệnh nhân và trục lợi… cũng bị quy về tội giao dịch nội gián. Bởi vì những đối tượng này vi phạm nghĩa vụ mà họ phải thực hiện tham gia các giao dịch mà họ bị cấm hay việc họ công bố hoặc lợi dụng thông tin nội bộ để trục lợi hoặc tạo điều kiện cho người khác trục lợi.

Về các chế tài, đối với các hành vi giao dịch nội gián quy định trong luật còn chưa đa dạng và đủ mạnh để ngăn ngừa và chống loại tội phạm tài chính này. Ở các nước, khi bị quy là có tội giao dịch nội gián thì đương sự phải chịu các trách nhiệm về dân sự, hành chính, hình sự và các hình thức phổ biến là tịch thu, phạt tiền, cấm kinh doanh, bồi thường thiệt hại…

Trong khi đó pháp luật Việt Nam chỉ quy định các hành vi giao dịch nội gián chỉ bị liệt vào vi phạm về giao dịch chứng khoán và bị phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng đối với cá nhân và từ 50 đến 70 triệu đồng đối với tổ chức và cũng có thể áp dụng hình phạt bổ sung như tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật do hành vi vi phạm tạo ra.

2.2.6. Hạn chế về quy định công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 8/4//2007 Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Theo đó trao

quyền tự chủ công bố thông tin cho doanh nghiệp và doanh nghiệp phải có website thông tin riêng để chuyển tải thông tin cho công chúng. Đối với doanh nghiệp niêm yết việc thực hiện công bố thông tin theo 3 mục là thông tin định kỳ (báo cáo tài chính quý, năm…); thông tin bất thường (ngừng kinh doanh, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…) và thông tin theo yêu cầu (yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc công bố các thông tin có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của nhà đầu tư, ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu…).

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 7

Tuy nhiên, điều nhà đầu tư cá nhân mong đợi nhất đó là quy định doanh nghiệp niêm yết phải công bố thông tin hàng tháng đã không được quy định tại Thông tư số 38/2007/TT-BTC. Với nhà đầu tư cá nhân có quan điểm đầu tư ngắn hạn thì đây là chỉ báo quan trọng để mua, bán chứng khoán của doanh nghiệp niêm yết. Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân cần sớm bổ sung quy định doanh nghiệp niêm yết phải công bố báo cáo tài chính tháng vào thông tư nói trên.

2.2.7. Bất cập trong mức xử phạt đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán

Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có tính khả thi cao. Trong Nghị định này các hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm được quy định khá chi tiết. Theo quy định tại Nghị định số 36/2007/NĐ-CP mức phạt cao nhất đối với những hành vi vi phạm quy định về hoạt động chào bán chứng khoán là 50.000.000 đồng; mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về công ty đại chúng là 20.000.000 đồng; mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán là 70.000.000 đồng; mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán là 50.000.000 đồng; mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán là 70.000.000 đồng…

Nhiều chuyên gia cho rằng mức phạt tối đa trong Nghị định số 36/2007/NĐ-CP còn thấp so với mức độ vi phạm mà những tổ chức cá nhân kinh doanh chứng khoán có thể mắc phải. Nếu so với Luật Chứng khoán của Hoa Kỳ (năm 1934) thì mức phạt này là quá thấp. Luật Chứng khoán Hoa Kỳ quy định 3 cấp độ tiền phạt. Mức phạt tối đa cấp độ thấp nhất đối với cá nhân là 5000 USD; đối với pháp nhân là 50.000 USD. Ở cấp độ 3, mức phạt tối đa đối với cá nhân là 100.000 USD và đối với pháp nhân là 500.000 USD. Tất nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam không thể so với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, nhưng quy định mức phạt thấp như ở nước ta có thể làm giảm nhẹ tính nghiêm minh của pháp luật và chính điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng.

2.2.8. Bất cập trong quy định về chế tài đối với các hành vi như giao dịch nội gián hay thao túng thị trường

Các hành vi như giao dịch nội gián hay thao túng thị trường chứng khoán được quy định tại Thông tư số 97/2007/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán của Chính phủ. Mục đích của việc xử phạt là nhằm răn đe, giáo dục, nâng cao nhận thức hành vi pháp luật của xã hội và khắc phục hậu quả, đảm bảo các nguyên tắc cơ bản và các quy định pháp luật được tuân thủ. Hành lang lập pháp và lập quy đã đề ra khung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, với các quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, khung xử phạt, thẩm quyền xử phạt hành chính. Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính với một nhà đầu tư cá nhân với mức phạt 100 triệu đồng vì hành vi thao túng thị trường. Ông Hoàng Đức Long, Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, "mức phạt 100 triệu đồng không lớn, song với bối cảnh thị trường suy giảm mạnh, nhà đầu tư cũng khó khăn và đặc biệt, trong vụ thao túng giá trên, nhà đầu tư này cũng bị lỗ… cho

nên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cân nhắc và quyết định dừng ở việc phạt vi phạm hành chính".

Về cơ bản, các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã đưa ra được các nguyên tắc chung về các hành vi sai phạm, tuy nhiên chỉ mới dừng ở mức độ xem xét hành vi dưới góc độ pháp luật hành chính mà chưa xem xét các góc độ khác như trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự.


2.3. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Nhiều năm qua, Nhà nước đã từng bước hoàn thiện khung pháp lý (luật, nghị định, thông tư) và chính sách cho hoạt động và phát triển thị trường chứng khoán. Nhờ đó tính công khai, minh bạch của thị trường chứng khoán được tăng cường; năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước được nâng cao...

Có thể nói rằng, pháp luật và chính sách phát triển thị trường chứng khoán của nước ta hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng. Thực tế phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam những năm vừa qua cho thấy quyền lợi của nhà đầu tư luôn là mục tiêu bảo vệ của pháp luật và của các cơ quan quản lý.

Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam còn đang trong giai đoạn đầu phát triển cho nên hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán còn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Vì vậy, quyền lợi của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân vẫn còn bị xâm phạm.

2.3.1. Nhà đầu tư cá nhân bị các công ty chứng khoán phân biệt đối xử và "lạm dụng"

Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ các

công ty chứng khoán mà các cổ phiếu, trái phiếu được lưu thông buôn bán trên thị trường chứng khoán, qua đó một lượng vốn rất lớn được đưa vào đầu tư từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng. Công ty chứng khoán có các chức năng chủ yếu là tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách nối những nhà đầu tư với những đối tượng cần huy động vốn; cung cấp một cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư; cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt cho các nhà đầu tư.

Các công ty chứng khoán ngoài việc phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 71 Luật Chứng khoán, còn có trách nhiệm phải tôn trọng quyền lợi của các khách hàng "những thượng đế" của mình, có nghĩa là quyền lợi của công ty chứng khoán và các nhân viên của công ty không được đặt trước quyền lợi của khách hàng đặc biệt là trong giao dịch mua, bán. Tuy nhiên trong thực tế không phải bao giờ quyền lợi của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân cũng được công ty chứng khoán và nhân viên công ty tôn trọng. Trở về năm 2006 là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh số lượng và quy mô của các công ty mới lên sàn, còn có hàng trăm nghìn tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân được mở và tiếp tục tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2007, sự "quá tải"của các công ty chứng khoán trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Hệ quả là một số công ty chứng khoán bắt đầu đưa ra những quy định để hạn chế sự gia tăng của các tài khoản giao dịch mới, với những lý do như "bảo vệ quyền lợi khách hàng hiện hành"… Những quy định này không những đi ngược lại với mục tiêu xã hội hóa thị trường chứng khoán của Chính phủ, mà còn cản trở sự phát triển của thị trường chứng khoán. Sau đây là một số ví dụ:

- Vào thời kỳ thị trường chứng khoán phát triển nóng, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) đã công khai phân loại nhà đầu tư với giao dịch qua mạng phải tối thiểu là 20 triệu đồng. Nhiều nhà đầu tư cá nhân do không đủ điều kiện giao dịch qua mạng nên khi đặt lệnh qua điện thoại đã không khớp được lệnh do lệnh không được nhập.

- Cùng với VCBS, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vốn được xem là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư cá nhân, cũng đã đưa ra quy định các nhà đầu tư phải ký quỹ 100 triệu đồng mới được mở tài khoản giao dịch.

Đối với nhà đầu tư, tham gia thị trường chứng khoán là một hoạt động, một quyền được khuyến khích và bảo vệ bởi pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành, bất cứ nhà đầu tư nào có đủ tiền để mua một lô chẵn (10 cổ phần, hoặc 10 chứng chỉ quỹ đầu tư) đều có quyền mở tài khoản và đặt lệnh tại các công ty chứng khoán.

Điều này cho thấy bất kỳ sự hạn chế nào đối với người đầu tư đều vi phạm quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Nói cách khác, một công ty chứng khoán không thể đặt ra những quy định cao hơn những văn bản pháp luật của Nhà nước.

Ngoài ra, với tình hình giao dịch trên thị trường chứng khoán vào thời điểm cuối năm 2006 và đầu năm 2007, việc phân biệt đối xử với các nhà đầu tư cá nhân còn cho thấy năng lực cung cấp dịch vụ của một số công ty chứng khoán còn rất hạn chế. Nhiều nhà đầu tư cá nhân cho biết việc mua bán của họ phụ thuộc rất nhiều vào các công ty chứng khoán. Mặc dù họ đặt lệnh mua, bán từ rất sớm nhưng đến cuối ngày vẫn nhận được câu trả lời là lệnh không được khớp do không kịp nhập lệnh.

Vì vậy, nếu một công ty chứng khoán bị hạn chế về khả năng cung cấp dịch vụ thì cũng cần phải xem xét khả năng duy trì giấy phép hoạt động hay tư cách thành viên của công ty chứng khoán đó.

Không chỉ công ty chứng khoán phân biệt đối xử với các nhà đầu tư cá nhân, nhân viên của một số công ty chứng khoán còn thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong khi thực hiện nghiệp vụ. Có trường hợp còn lợi dụng tài khoản và tiền của nhà đầu tư để phục vụ mục đích riêng của mình. Sau đây là một số ví dụ:

- Một nhà đầu tư tại sàn BSC cho biết khi nhận phiếu đặt lệnh (gồm hai liên), nhân viên môi giới phải trả lại liên 2 cho nhà đầu tư sau khi ký vào

phiếu. Nhưng nếu nhà đầu tư không hỏi thì nhân viên công ty chứng khoán cũng không đưa, trong khi đây chính là cơ sở để nhà đầu tư cá nhân có thể khiếu nại khi giao dịch phát sinh nhầm lẫn. Cũng vì không lấy lại liên 2, cho nên có nhà đầu tư cá nhân đã mất cả trăm triệu đồng mà không thể khiếu nại.

- Đã có trường hợp nhân viên của công ty chứng khoán "mượn" tiền, chứng khoán trong tài khoản thậm chí "mượn" cả tài khoản của nhà đầu tư cá nhân để phục vụ ý đồ riêng của mình. Báo điện tử Thời báo Kinh tế Việt Nam có bài viết về vấn đề này như sau: Nghiệp vụ "làm xiếc" này nhiều khi được phối hợp giữa nhân viên môi giới, kế toán và nhân viên công nghệ thông tin của chính công ty chứng khoán. Khi phát hiện tài sản và niềm tin của mình bị lợi dụng, một số nhà đầu tư cá nhân có thể "bỏ qua" trong khi nhiều người khác đã quyết định nhờ đến luật sư và cơ quan pháp luật giải quyết.

- Một nhà đầu tư cá nhân tên là Thông cho biết, anh đã rất ngạc nhiên khi phát hiện số tiền lớn "từ trên trời rơi xuống" tài khoản chứng khoán của mình. Thế nhưng chưa kịp thắc mắc về sự bất thường này thì anh đã phải tiếp một nhân viên công ty chứng khoán nơi anh mở tài khoản đến để thương lượng xin lại số tiền đó. Ngược lại với câu chuyện trên, chị Loan một khách hàng VIP của một công ty chứng khoán đã phản ứng quyết liệt khi phát hiện số tiền hơn một trăm triệu đồng trong tài khoản của mình bỗng dưng biến mất.

2.3.2. Cuộc cạnh tranh không công bằng giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư cá nhân trong giao dịch chứng khoán

Khoản 4, Điều 71 Luật Chứng khoán quy định công ty chứng khoán có nghĩa vụ "ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty", tuy nhiên không phải bao giờ công ty chứng khoán cũng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Về vấn đề này, Báo Đầu tư chứng khoán số 48, 14/6/2007 đã dẫn lời một quan chức Ban quản lý kinh doanh chứng khoán, đơn vị trực tiếp quản lý khối công ty chứng khoán như sau: "Sự xung đột lợi ích trong

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí