Nhà Đầu Tư Cá Nhân Bị Tổ Chức Phát Hành "bỏ Quên" Quyền Lợi

việc đặt lệnh giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư; việc công ty chứng khoán hưởng lợi từ lợi thế thị trường, tranh mua, tranh bán với nhà đầu tư đang là một vấn đề nan giải…".

Thực tế hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán thời gian vừa qua cho thấy "quyền lực" đặc biệt của công ty chứng khoán trong giao dịch. Thể hiện ở chỗ công ty chứng khoán biết trước được xu thế giao dịch vì vậy có thể mua trước, bán trước các nhà đầu tư khác ở mọi thời điểm để trục lợi. Nhiều nhà đầu tư cá nhân nhận thấy hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán đã tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các chủ thể cùng tham gia thị trường. Trong giao dịch, công ty chứng khoán có lợi thế hơn hẳn các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân vì công ty chứng khoán quyết định thứ tự nhập lệnh; có nhân viên đại diện tại các sàn giao dịch nên biết được quan hệ cung cầu đối với từng chứng khoán…

Nhiều năm qua, nhà đầu tư cá nhân không nhận được thông tin nào về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán, trong khi đó công ty chứng khoán biết nhiều thông tin hơn nhà đầu tư cá nhân, đồng thời kiểm soát được thời gian đặt lệnh của nhà đầu tư cá nhân. Trong khi đó nhà đầu tư cá nhân không thể kiểm soát được thời gian đặt lệnh của công ty chứng khoán.

Thời gian vừa qua, Ban Giám sát Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong khi kiểm tra giám sát tại một số công ty chứng khoán đã phát hiện một số hành vi vi phạm về hoạt động giao dịch chứng khoán gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng cũng như không đảm bảo nguyên tắc công bằng và khách quan trong việc cung cấp dịch vụ cho giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư. Để xảy ra điều này, trước hết là do các công ty chứng khoán chưa thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật, đặc biệt công tác kiểm soát nội bộ cũng như chưa chú trọng thực hiện đạo đức nghề nghiệp của công ty và nhân viên kinh doanh. Ngày 02/6/2008, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký Quyết định số 384/QĐ-UBCK xử phạt

hành chính đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn với mức tiền phạt là 20 triệu đồng. Căn cứ xử phạt theo biên bản kiểm tra việc thực hiện quy trình giao dịch chứng khoán ngày 21/3/2008, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn đã không tổ chức, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan theo quy định của pháp luật để cho một số nhân viên của Công ty thực hiện chèn lệnh của khách hàng.

2.3.3. Nhà đầu tư cá nhân bị tổ chức phát hành "bỏ quên" quyền lợi

Quyền được nhận cổ tức, quyền được dự họp Đại hội đồng cổ đông và quyền được thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những quyền được Luật Doanh nghiệp ghi nhận. Tuy nhiên, trên thực tế quyền này vẫn bị nhiều công ty cổ phần xâm phạm. Trong Chương V của Giáo trình Luật Kinh tế, Tập 1 năm 2006, PGS. TS Phạm Duy Nghĩa đã đưa ra một ví dụ về vấn đề này.

"Tháng 8/2001, công ty cổ phần Dịch vụ giải trí Hà Nội (Haseco) phát hành thêm 1,5 triệu cổ phiếu với giá 16.000 đồng/cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu). Trong đợt phát hành đó Haseco tuyên bố sẽ niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vào năm 2002. Tuy nhiên, sau khi "bỏ túi" an toàn toàn bộ số vốn hơn 20 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành, Công ty này đã nhanh chóng "bỏ quên" các nhà đầu tư góp vốn cho mình. Lời hứa "sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2002" không được thực hiện. Liên tục từ khi phát hành cổ phiếu tháng 8/2001 cho đến tháng 5/2004 Haseco không hề chia cổ tức, cũng không hề mời các nhà đầu tư cá nhân tham dự đại hội đồng cổ đông. Thậm chí công ty này còn "quên" luôn cả việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho các cổ đông. Một số cổ đông phản ánh rằng, họ hoàn toàn không biết công ty đã họp Đại hội đồng cổ đông và cũng không hề nhận được thông báo gì về kết quả đại hội. Nói về cổ phiếu Haseco nhiều cổ đông chán nản coi số tiền mua cổ phiếu đó như đã… bị mất cắp".

Hiện nay, pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty cổ phần, ngoài Luật Doanh nghiệp còn có Luật Chứng khoán. Luật Chứng khoán điều chỉnh hoạt động của công ty đại chúng, đó là những công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:

- Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán

- Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 8

Mặc dù Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán đã có hiệu lực từ lâu, thế nhưng hiện nay vẫn còn không ít công ty cổ phần - công ty đại chúng vẫn còn tiếp tục "bỏ quên" quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân. Cho dù các công ty cổ phần biết rằng, theo quy định của Luật Chứng khoán, công ty đại chúng có nghĩa vụ theo quy định của Luật doanh nghiệp và phải tuân thủ các nguyên tắc của Luật Doanh nghiệp về quản trị công ty.

Điều 79 Luật Doanh nghiệp quy định "cổ đông phổ thông có quyền tham dự và phát biểu trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền, mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết". Tuy nhiên trên thực tế, quyền cơ bản nhất này lại bị nhiều công ty cổ phần cố tình vi phạm.

Báo Đầu tư Chứng khoán số 58 ngày 14/5/2008, có bài viết của Anh Việt về vấn đề này như sau:

" …Tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội, Lãnh đạo Công ty viện dẫn theo quy định của Điều lệ Công ty, cổ đông sở hữu 0,3% vốn điều lệ trở lên (vốn điều lệ của doanh nghiệp là 100 tỷ đồng) tính đến thời điểm chốt danh sách cổ đông thì mới được tham dự đại hội cổ đông. Cổ đông

sở hữu ít hơn 0,3% vốn điều lệ có thể ủy quyền bằng văn bản cho cổ đông hoặc người khác có đủ năng lực pháp lý và hành vi để đủ số vốn sở hữu theo điều lệ quy định để tham dự đại hội. Điều đáng nói là khi Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội soạn thảo Điều lệ công ty, đã có thành viên trong tổ soạn thảo phản đối quy định này. Khi bản dự thảo Điều lệ công ty được đưa ra cuộc họp Đại hội cổ đông lần thứ nhất để thông qua, nhiều cổ đông thiểu số đã không biểu quyết thông qua nhưng cổ đông Nhà nước, cổ đông lớn chiếm đa số sở hữu, vẫn bảo lưu ý kiến và giơ tay thông qua bản điều lệ này.

Không biết kêu ai, cổ đông nhỏ làm đơn gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhờ can thiệp, thế nhưng ngay cả khi cơ quan này có công văn đề nghị doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện theo đúng Luật Doanh nghiệp thì công ty vẫn phớt lờ. Cổ đông nhỏ đành ngậm ngùi đứng ngoài với bao bức xúc mà không biết bày tỏ cùng ai!

Trong mùa họp Đại hội cổ đông năm nay, có thể liệt kê rất nhiều trường hợp phân biệt đối xử như trên, nhưng cổ đông nhỏ kêu cứ kêu, việc công ty làm công ty cứ thực hiện, bất chấp việc làm đó có trái luật hay không. Đem vấn đề này trao đổi với một chuyên gia về Luật Doanh nghiệp, ông nói, luật quy định như vậy nhưng lại không có cơ quan giám sát thi hành luật và không có chế tài xử phạt doanh nghiệp vi phạm. Hệ quả là cổ đông muốn bảo vệ quyền lợi của mình phải đưa vấn đề ra giải quyết tại tòa án, mà việc cùng nhau ra tòa không khéo "chưa được vạ thì má đã sưng".

Cũng có ý kiến cho rằng, cần thông cảm với doanh nghiệp bởi khi quy mô lớn, số lượng cổ đông lớn… không dễ tổ chức Đại hội cổ đông cho tất cả cổ đông đều có thể tham gia họp, trong khi tiếng nói của họ hầu như không ảnh hưởng gì tới việc ra quyết định của công ty. Đơn cử như những công ty mà cổ đông Nhà nước sở hữu trên 65% vốn điều lệ, chỉ cần những vị đại diện này ngồi lại với nhau bỏ phiếu thông qua thì mọi cổ đông khác có phát biểu gì

chăng nữa cũng không có giá trị gì! Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nào cũng "lộng quyền" như vậy, môi trường kinh doanh sẽ trở nên méo mó, cổ đông thường không muốn gắn bó với doanh nghiệp lâu dài mà theo vào đó chủ yếu là những nhà đầu cơ mua đi, bán lại cổ phiếu trong ngắn hạn. Luật Doanh nghiệp đã có quy định nhằm bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, vậy tại sao khi doanh nghiệp xâm phạm quyền cơ bản nhất của nhà đầu tư các cơ quan thực thi hành luật lại bó tay, không xử lý được. Phải chăng vì thiếu chế tài?

2.3.3.1. Công ty đại chúng chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về phân phối chứng khoán

Gần đây, Công ty cổ phần Du lịch Vũng Tàu, đã chào bán chứng khoán được một năm nhưng nhà đầu tư vẫn chưa nhận được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến việc sở hữu cổ phần; Công ty Than Hà Tu đã IPO được hơn nửa năm nhưng nhà đầu tư chỉ nhận được giấy báo trúng đấu giá và biên lai nộp tiền. Nhiều nhà đầu tư có nhu cầu chuyển nhượng cổ phiếu nhưng doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thiện quy chế chuyển nhượng. Lý do của sự chậm trễ này theo giải thích của doanh nghiệp là do thủ tục vẫn chưa làm xong. Trong khi đó khoản 6 Điều 21 Luật Chứng khoán đã quy định: "Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức đại lý phải chuyển giao chứng khoán hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu chứng khoán cho người mua trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán".

2.3.3.2. Công ty đại chúng đối xử không công bằng với nhà đầu tư cá nhân

Điều 79 Luật Doanh nghiệp quy định: "Cổ đông phổ thông có quyền tham dự và phát biểu trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền, mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết". Đây là một trong những quyền cơ bản của nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế nhiều công ty chưa niêm yết đã làm trái quy định nói trên, cụ thể là quy định cổ đông phải sở hữu số cổ

phần chiếm một tỷ lệ nào đó mới được tham dự Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp không sở hữu số cổ phần theo như quy định cổ đông phải ủy quyền cho người khác tham dự. Như vậy, nhiều nhà đầu tư cá nhân đã phải trao quyền của mình cho người khác thực hiện ngoài sự mong muốn của nhà đầu tư. Mặc dù, nhà đầu tư cá nhân rất mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cho doanh nghiệp phát triển và có trách nhiệm với đồng vốn do mình bỏ ra.

Việc thông qua Điều lệ của nhiều công ty cổ phần cũng cho thấy quyền lợi của cổ đông cá nhân nhỏ lẻ bị xâm hại, cụ thể là khi bản dự thảo Điều lệ được đưa ra cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua, nhiều cổ đông thiểu số là nhà đầu tư cá nhân đã không biểu quyết thông qua, nhưng cổ đông lớn chiếm đa số sở hữu vẫn biểu quyết để thông qua. Có thể liệt kê rất nhiều những ví dụ về sự phân biệt đối xử như trên. Trong những trường hợp như vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình cổ đông nhỏ chỉ có thể đưa vấn đề ra giải quyết tại tòa án. Tuy nhiên, trên thực tế thay cho việc đưa nhau ra tòa, các cổ đông thường chọn hình thức đầu tư ngắn hạn đối với các công ty này.

Không chỉ ở các doanh nghiệp chưa niêm yết, quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân còn bị nhiều doanh nghiệp niêm yết xâm hại mặc dù các tổ chức niêm yết chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ, khi phát hành thêm cổ phiếu, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Kinh đô (KDC) quyết định giới hạn đối tượng được nhận cổ phiếu mới. Theo đó chỉ những nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư lớn mới được quyền mua thêm cổ phiếu với giá được xác định từ thị trường. Sau khi KDC công bố thông tin giá cổ phiếu KDC liên tục giảm. Rất nhiều nhà đầu tư cá nhân đã phải bán tháo cổ phiếu này khi mức giá liên tục rơi từ mức 240.000đ/CP xuống còn 203.000đ/CP. Nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng giá cổ phiếu KDC có thể xuống dưới 100.000đ/CP nếu công ty tiếp tục thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.

Theo giám đốc một công ty chứng khoán, quyết định của KDC trong việc lựa chọn nhà đầu tư để phát hành thêm cổ phiếu tuy không trái Thông tư số 18/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính nhưng lại không hợp tình, bởi nhà đầu tư vốn lớn có nhiều lợi thế hơn nhà đầu tư nhỏ "đáng lẽ, điều này phải được hạn chế để tạo tính minh bạch cho thị trường, thì chính doanh nghiệp niêm yết lại tiếp tay cho họ. Mặt khác, ngay như những nhà đầu tư lớn khi có được quyền lợi nổi trội, họ cũng sẽ phần nào đánh giá không tốt về trách nhiệm của doanh nghiệp với nhà đầu tư nói chung", Ông giám đốc này còn cho rằng, về lâu dài sự nghi ngại của các nhà đầu tư cá nhân sẽ trở thành hành động thực tế là xa rời cổ phiếu KDC.

Một ví dụ khác, Công ty cổ phần Giao nhận vận tải và thương mại (VINALINK) khi tăng vốn điều lệ từ 36 tỷ đồng lên 90 tỷ đồng đã đề ra phương án bán 162.000 đ/cp cho Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh (VINATRANS) với giá bằng mệnh giá 100.000 đ/cp. Tuy nhiên lúc đó giá thị trường của VINALINK là 1.500.000 đ/cp. Việc bán cổ phiếu với giá quá thấp so với giá trị thực này đã khiến cổ đông của VINALINK bất bình phản đối. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là giá cổ phiếu VINALINK đem bán cho VINATRANS chỉ được tăng lên thành 150.000đ/cp chỉ bằng 10% so với giá thị trường.

Một ví dụ khác, Công ty cổ phần Dịch vụ Sài Gòn - SAVICO (SVC) cũng đã từng gây xôn xao dư luận khi cho cán bộ lãnh đạo mua cổ phiếu ưu đãi với giá 30.000đ/cp trong khi đó giá thị trường là 118.000 và dù những cổ đông nhỏ là những nhà đầu tư cá nhân phản đối, nhưng với lợi thế của cổ đông nhà nước và cổ đông là nhân viên của SAVICO chiếm đa số vốn điều lệ nên việc này vẫn được đa số thông qua.

Việc phát hành tăng vốn nói trên tuy đã được thông qua theo đúng quy định tại điều lệ của các công ty cổ phần. Nhưng có thể nói kẽ hở pháp lý dẫn đến sự phân chia không công bằng này đã tạo ra sự lạm quyền của một số cá

nhân nhằm chiếm một phần tài sản doanh nghiệp về cho lãnh đạo hoặc cổ đông lớn, tước đi một phần tài sản của các nhà đầu tư cá nhân.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết hoặc chưa niêm yết khi tăng vốn đã phân biệt đối xử cổ đông lớn và cổ đông nhỏ (phần lớn cổ đông nhỏ là nhà đầu tư cá nhân) về giá phát hành và tỷ lệ quyền mua cổ phiếu. Vì nhà đầu tư cá nhân không đủ tỷ lệ biểu quyết để bác bỏ cho nên không ít doanh nghiệp lợi dụng việc này để trục lợi cho một nhóm người có vị trí trong và ngoài doanh nghiệp. Điều này cho thấy sự yếu kém của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và những hạn chế của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân. Liên quan đến vấn đề này, Báo Đầu tư Chứng khoán số 61 ngày 21/5/2008 có đăng bài viết của tác giả Trọng Hiếu với tiêu đề là "Thiếu công bằng trong Phương án tăng vốn của Sữa Mộc Châu?". Nội dung bài viết như sau [23]:

… Năm 2007, công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 17.100.700.000 đồng. Trong đó, Nhà nước chiếm 8.721.000.000 đồng; cổ đông khác 247.900.000 đồng; vốn cổ đông người lao động trong công ty 8.131.800.000 đồng. Mọi việc chỉ trở nên phức tạp khi các cổ đông nhận được Phiếu lấy ý kiến cổ đông (đề ngày 9/4/2008) của công ty về việc phát hành cổ phiếu để tiếp tục tăng vốn điều lệ. Theo đó, sau khi trích nội dung Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên ngày 15/3/2008 "phát hành 6 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho các đối tượng là các nhà phân phối sữa Mộc Châu, các cổ đông chiến lược là cán bộ chủ chốt của công ty với giá bán bằng hai lần mệnh giá" Công ty cho rằng, "do sự biến động của giá cả thị trường cũng như biến động không có lợi của thị trường chứng khoán" nên "để đem lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông", việc bán cổ phần được lấy ý kiến với các nội dung như sau:

1. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam mua 51% số cổ phần phát hành với giá bằng 1,5 lần mệnh giá;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023