Rủi Ro Đầu Tư Trên Thị Trường Chứng Khoán Chưa Niêm Yết

quan quản lý đối với TTCK là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, các chi nhánh của nó và chính quyền địa phương.

Từ 1993-1999, hàng trăm công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng và cổ phiếu của các công ty đó được giao dịch không chính thức. Hoạt động của các thị trường giao dịch không sàn (off - exchanges) hầu như không được sự quản lý của Nhà nước. Không một nhà tổ chức thị trường, nhà tạo lập thị trường hoặc các công ty tham gia giao dịch phải đăng ký hoạt động với Ủy Ban Giám quản chứng khoán Trung quốc.

Từ cuối năm 1998, các cơ quan quản lý chứng khoán khác nhau tại các vùng bắt đầu được đặt dưới sự quản lý thống nhất của Ủy ban Giám quản chứng khoán Trung quốc nhằm thực hiện việc quản lý trực tiếp theo đó một hệ thống quản lý tập trung, thống nhất trên TTCK đã được hình thành. Mặc dù vậy, giao dịch của các cổ phiếu không niêm yết vẫn tiếp diễn trên thị trường không chính thức [20].

1.2.4. Rủi ro đầu tư trên thị trường chứng khoán chưa niêm yết

Đầu tư vào doanh nghiệp là đầu tư cho tương lai và NĐT khi tham gia mua cổ phiếu chưa niêm yết đều thừa nhận thị trường OTC vẫn mang nhiều yếu tố rủi ro, có tính chất ăn theo, biến động khôn lường và phản ứng nhanh hơn thị trường chứng khoán tập trung [19].

Ngoài việc nhà đầu tư gặp các loại rủi ro mang yếu tố chủ quan như mua phải cổ phiếu giả, dễ gặp phải các tranh chấp cổ tức, quyền mua cổ phiếu, biến động về giá, và hình thức thanh toán thì còn có những rủi ro khách quan khác mà đôi khi nhà đầu tư không lường trước được.

Thứ nhất: Rủi ro thị trường, đó là những biến động giá cả trên thị trường chẳng hạn như việc giá nhiên liệu tăng giảm thất thường sẽ tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh

nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất sử dụng nhiều nhiên liệu… hoặc gián tiếp đội chi phí của hầu hết doanh nghiệp điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể chuyển giao một phần chi phí vào sản phẩm trong khi đó Chính phủ đang thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát nên việc tăng giá sản phẩm đầu ra phải có một lộ trình thích hợp tức là giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp giảm đi so với lúc ban đầu.

Điều này tác động đến tâm lý của nhà đầu tư rất lớn. Tâm lý này ảnh hưởng đến cả thị trường chứng khoán tập trung và thị trường chứng khoán chưa niêm yết. Sự biến động này có thể theo hai xu hướng: một là, làm cho giá chứng khoán chưa niêm yết tăng nhanh và liên tục trong thời gian dài, vượt xa giá trị thực của nó (hiện tượng "bong bóng chứng khoán"); hai là, làm cho giá chứng khoán sụt giảm dưới mức giá trị thực của nó do nhà đầu tư đua nhau bán tháo chứng khoán khiến cho thị trường chứng khoán bị chao đảo [31].

Thứ hai: Rủi ro do mất giá. Ngoài ra, việc điều chỉnh lãi suất của Nhà nước cũng như tỷ giá hối đoái thay đổi cũng đã tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán chưa niêm yết [37]. Lãi suất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, tivi, internet dễ dàng được người tiêu dùng biết đến và thật sự nó có một tác động rộng lớn khác nhau đối với cả nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Khi lãi suất tăng, hiệu ứng tổng thể là nó sẽ làm giảm lượng cung tiền nhằm mục đích duy trì lạm phát ở mức thấp. Nó cũng làm cho việc vay tiền của các cá nhân và doanh nghiệp trở nên đắt đỏ hơn, nó có tác động đến hành vi tiêu dùng của các cá nhân và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng chi phí cho doanh nghiệp khiến cho thu nhập thấp hơn và cuối cùng là nó có khuynh hướng làm cho thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư [30].

Thứ ba: Rủi ro do các sự kiện ngẫu nhiên, bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh. Bên cạnh đó các yếu tố như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỷ lệ nhập siêu, dòng vốn FDI, sự thay đổi chính sách pháp luật của Nhà nước cũng tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán chưa niêm yết làm cho kỳ vọng về một khoản lợi nhuận của nhà đầu tư khi tham gia thị trường không như ban đầu đã làm giảm đi tính thanh khoản của các cổ phiếu này.

Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam - 4

Thứ tư: Rủi ro lưu thông. Đây là rủi ro do cổ phiếu chưa niêm yết trong giai đoạn này còn chịu tác động của thị trường niêm yết theo kiểu "nước lên thì thuyền lên" [35], đồng thời giá cả cổ phiếu chưa niêm yết lại chủ yếu được dẫn dắt bởi môi giới và một số tổ chức có vốn lớn nên nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ gặp phải những rủi ro này. Với những cổ phiếu được môi giới quan tâm và săn lùng nhiều trên thị trường thì tính thanh khoản sẽ vượt trội so với các chứng khoán khác, với nhà đầu tư nhỏ lẻ mà mua vào trong lúc này khi thị trường diễn biến phức tạp thì khi có nhu cầu giải ngân sẽ khó hơn cổ phiếu trên thị trường niêm yết.

Bên cạnh đó nhà đầu tư còn gặp phải rủi ro phá sản, là rủi ro nhà đầu tư gặp phải khi tổ chức phát hành hoạt động không có hiệu quả hoặc không có khả năng thanh toán nợ, bị tuyên bố phá sản làm cho giá chứng khoán của nó sụt giảm nhanh chóng, nhà đầu tư có nguy cơ bị mất trắng toàn bộ số vốn đầu tư.

Ngoài ra còn có rủi ro thông tin: là rủi ro khi nhà đầu tư không có được thông tin chính xác về chứng khoán được mua bán trên thị trường nên đã đưa ra quyết định đầu tư thiếu chính xác, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.


1.3. MÔ HÌNH ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CHƯA NIÊM YẾT

Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thị trường OTC được xây dựng trên cơ sở mô hình hoạt động đặc thù của từng thị trường. Các qui định

thường không quá chặt chẽ, linh hoạt hơn và có tính "mở" so với thị trường tập trung [42]. Thị trường OTC được quản lý ở mức độ càng thấp thì qui định càng được nới lỏng với mục đích tạo điều kiện cho tất cả các chứng khoán đều được giao dịch trên các thị trường phù hợp.

Khung pháp lý cho thị trường OTC cũng được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn hoạt động của thị trường và với từng phương thức giao dịch thương lượng và thỏa thuận phù hợp. Một thị trường OTC có thể có sự kết hợp của nhiều phương thức giao dịch khác nhau mà thực chất là sự chia nhỏ thị trường để đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng của các nhà đầu tư và các thành viên tham gia thị trường, các quy phạm pháp luật sẽ chỉ điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến từng phương thức.

Qui định về cơ quan quản lý nhà nước

Luật Chứng khoán qui định về việc cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán nói chung, thực hiện chức năng giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi trên cơ sở các qui định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ quan quản lý thị trường sẽ đưa ra các qui định về tiêu chuẩn tham gia thị trường, tiêu chuẩn hành nghề, tổ chức và vận hành hệ thống giao dịch, việc báo cáo, công bố thông tin.

Qui định về cấp tự quản

Thông thường cơ chế quản lý thị trường CKCNY ở Mỹ, thị trường chứng khoán Châu Âu, ở những thị trường này theo mô hình 2 cấp: cấp quản lý nhà nước do UBCK thực hiện và cấp tự quản do hiệp hội kinh doanh chứng khoán hoặc Sở giao dịch thực hiện. Hiệp hội hoặc SGDCK tổ chức hệ thống giao dịch và thông tin, vận hành hệ thống, ban hành các qui chế tự quản để thuận lợi cho việc giám sát và đảm bảo thực hiện tốt nhất kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức hành nghề của thành viên tham gia thị trường.

Có thể thấy khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thị trường OTC thường bao gồm tất cả các nội dung về:

- Qui định về cơ quan quản lý: thường được qui định trong Luật riêng, tách rời các qui định về thị trường;

- Qui định về tiêu chuẩn tham gia thị trường, tiêu chuẩn hành nghề, được đưa ra trong các qui định của cơ quan quản lý thị trường;

- Qui định nguyên tắc về giao dịch: thường được đưa ra trong các qui định của cơ quan quản lý thị trường, qui định cụ thể do các tổ chức vận hành thị trường ban hành;

- Qui định về tiêu chuẩn công bố thông tin và báo cáo: được đưa ra trong các qui định của cơ quan quản lý thị trường và được chia ra nhiều cấp độ khác nhau, mức độ nhanh chóng và tức thời của việc công bố thông tin và báo cáo phụ thuộc vào mô hình và mức độ hiện đại của hệ thống giao dịch;

Chương 2‌

CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LÝ

VỀ QUẢN LÝ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CHƯA NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


2.1. THỰC TRẠNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CHƯA NIÊM YẾT


2.1.1. Thông tin về công ty và cổ phiếu giao dịch

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cả nước hiện nay có khoảng 10.000 công ty cổ phần, đến cuối tháng 6/2008 mới chỉ có 988 công ty đăng ký công ty đại chúng với UBCKNN [42]. Trong số này, có cả những công ty đã niêm yết cổ phiếu trên hai sàn giao dịch tập trung là SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội. Một bất cập hiện nay là các công ty thuộc lĩnh vực đòi hỏi tính minh bạch cao và mang tính đại chúng hóa nhiều hơn như khối công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại thì lượng đăng ký lại khá vắng vẻ.

Trên báo chí hiện nay xuất hiện tên gọi "thị trường chứng khoán chưa niêm yết" (thị trường OTC) nhưng thực chất thị trường giao dịch CKCNY mới ở hình thái của thị trường tự do, cụ thể là chưa có sự quản lý của Nhà nước. NĐT dễ dàng mua bán CKCNY, hoạt động của các NĐT trên thị trường không phải độc lập mà họ thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau. Phương thức trao đổi được các nhà đầu tư tự do ưa thích là trao đổi qua điện thoại, diễn đàn trên mạng Internet hoặc trao đổi tại các quán cafe.

Việc một nhà đầu tư tham gia đầu tư vào tất cả các lĩnh vực, các nơi là rất hiếm. Các nhà đầu tư, nhóm các nhà đầu tư tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trong một khu vực địa lý, chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Theo ước tính, khối lượng giao dịch cổ phiếu của thị trường tự do vào khoảng gấp 6 lần so với khối lượng giao dịch cổ phiếu tại TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh [42].

Hầu hết chứng khoán của hàng ngàn DNNN đã cổ phần hóa và CTCP thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã và đang được phát hành và lưu hành chủ yếu trên thị trường tự do.

Các hình thức phát hành và chuyển nhượng cổ phiếu của công ty chưa niêm yết hiện nay bao gồm:

Hình thức phát hành thông thường là tổ chức phát hành chào bán chứng khoán ra công chúng tổ chức trực tiếp bán tại địa điểm công ty phát hành hoặc phân phối theo các mối quan hệ nội bộ.

Hình thức chuyển nhượng hoạt động của thị trường thứ cấp thông thường là qua một mạng lưới không chính thức các nhà môi giới, cả môi giới có giấy phép và môi giới không giấy phép, sử dụng các phương tiện yết giá trên mạng Internet hoặc tụ tập tại các quán cà phê.

Về cơ bản, hoạt động phát hành và chuyển nhượng CKCNY diễn ra ở những nơi khá thuận tiện, nhanh chóng, thanh toán sòng phẳng, chuyển quyền sở hữu nhanh và có thông tin tốt phục vụ cho quyết định mua bán chứng khoán. Điểm tích cực của hoạt động này trong giai đoạn hiện tại là đã thu hút và đáp ứng nhu cầu khá lớn mua bán chứng khoán ở Việt Nam, thực hiện các chức năng của một TTCK ở Việt Nam như huy động, lưu động hóa nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Việc mua bán các loại cổ phiếu trên thị trường tự do được thực hiện theo phương thức thuận mua, vừa bán mà không bị bất cứ một áp lực bên ngoài như giới hạn giá, lượng cổ phiếu [31]. Tuy nhiên, nhiều khi cũng xảy ra vấn đề bất cân xứng về thông tin trong quá trình mua bán, giao dịch các loại chứng khoán trên thị trường này. Những người có những mối liên hệ

nhất định với công ty thì sẽ có nhiều thông tin nhanh hơn, chính xác hơn so với những người có thông tin từ các nguồn chính thức, từ đó họ có quyết định đầu tư chính xác, và người thiệt hại nhiều nhất là các NĐT tiếp cận với nguồn thông tin muộn hơn.

Về phương thức mua bán, giao dịch

Để có thể mua bán cổ phiếu trên TTCNY hiện nay NĐT có thể thực hiện theo một trong hai phương thức sau:

Một là, bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua bán chứng khoán.

Hai là, bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Hiện nay phương thức này ít phổ biến hơn, nhưng xu hướng phát triển của thị trường thì phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so với phương thức trực tiếp mua bán.

Về việc thu thập thông tin của các loại cổ phiếu

Để có thể mua một loại chứng khoán nào đó trên thị trường, các NĐT cần phải có thông tin về công ty và loại cổ phiếu đó. Thông tin này NĐT có thể tìm kiếm từ các nguồn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể là thông tin từ các báo cáo tài chính, thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng như Sở kế hoạch đầu tư các tỉnh, trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước, thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như các tạp chí về đầu tư tài chính, chứng khoán, các trang web www.sanotc.com, www.vietstock.com, www.tinnhanhchungkhoan.com hoặc thu thập thông tin từ các nguồn khác. Truyền thông có vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp bằng các tác động đến uy tín của doanh nghiệp [41, tr. 114]. NĐT có thể tham khảo thêm các nguồn tin này. Tuy nhiên, các thông tin này còn rời rạc, chưa đầy đủ và có hệ thống, tính xác thực còn hạn chế.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí