Căn Cứ Vào Đường Lối Phát Triển Thị Trường Chứng Khoán Của Nhà Nước

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời ngoài mục đích hình thành đồng bộ các bộ phận thị trường tài chính còn có mục đích thực hiện quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước vẫn còn giữ tư tưởng huy động vốn theo con đường truyền thống. Đây cũng là nguyên nhân làm cho lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa nhiều.

Hiện nay, nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vì vậy thị trường chứng khoán Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với thị trường chứng khoán thế giới. Nhiều nhà đầu tư cá nhân mua/bán chứng khoán theo xu thế của thị trường chứng khoán thế giới. Nhiều tổ chức cá nhân nước ngoài đã tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam và trở thành lực lượng dẫn dắt thị trường

Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, theo đó các yếu tố xã hội được đề cao, quyền lợi của người lao động phải được bảo đảm và bảo vệ. Điều này được thể hiện rõ qua các chính sách của Nhà nước bán cổ phần cho người lao động và đại diện cho họ là tổ chức công đoàn. Chính nội dung này sẽ chi phối tới các quy định cụ thể của pháp luật về chứng khoán liên quan tới quyền lợi của nhà đầu tư

Thêm nữa, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời trên cơ sở các quyết định của Nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán nước ta phải chịu sự can thiệp của Nhà nước vào tổ chức và hoạt động của thị trường. Do đó pháp luật phải ghi nhận khả năng can thiệp của Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Vào thời điểm thị trường bị suy giảm Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách để khôi phục thị trường và lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư.

3.1.2. Căn cứ vào đường lối phát triển thị trường chứng khoán của Nhà nước

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã chỉ ra phải "phát triển an toàn và từng bước mở rộng phạm vi hoạt động của

thị trường chứng khoán". Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 đã đề ra mục tiêu:

Phát triển thị trường chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính việt Nam; duy trì trật tự an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế [4].

Về quan điểm và nguyên tắc phát triển thị trường chứng khoán, Quyết định nêu rõ: "Nhà nước thực hiện quản lý bằng pháp luật, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán hoạt động và phát triển; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán" [4].

3.1.3. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Hiện nay, về cơ bản pháp luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán và pháp luật khác có liên quan của nước ta đều trực tiếp hoặc gián tiếp bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư cá nhân, thể hiện ở các điểm sau đây:

- Khẳng định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư là một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 10

- Quy định điều kiện đơn giản, dễ dàng để các cá nhân có nhu cầu có thể tham gia đầu tư tại thị trường chứng khoán.

- Những quy định về công bố thông tin, các hành vi bị cấm; thanh tra, xử lý vi phạm… là những bảo đảm pháp lý cho quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân.

- Khẳng định và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác lập quyền sở hữu đối với chứng khoán cũng như các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của người sở hữu chứng khoán.

- Tạo cơ hội để các cổ đông nhỏ có thể tham gia Hội đồng quản trị hoặc Ban Kiểm soát thông qua quy định về bầu dồn phiếu trong Luật Doanh nghiệp…

Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam vừa qua cho thấy nhiều quy định của pháp luật không đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân. Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính - tổ chức chỉ dành cho các nhà đầu tư tổ chức và chuyên nghiệp (VAFI) cho rằng đã đến lúc các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để xây dựng mới hoặc bổ sung những quy định bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số vào các văn bản pháp luật. Cụ thể như việc tăng vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động, xét duyệt các dự án đầu tư… không được biểu quyết bằng thư lấy ý kiến mà nhất thiết phải được biểu quyết tại Hội nghị Đại hội đồng cổ đông và kèm theo yêu cầu khi biểu quyết từng vấn đề nói trên, Hội đồng quản trị phải chuẩn bị tài liệu chi tiết để giải trình trước Hội nghị, chấm dứt tình trạng tài liệu giải trình sơ sài lấy lệ. Hàng năm, Hội đồng quản trị cần có báo cáo với các cổ đông về tiến độ triển khai các dự án đầu tư, tiền huy động từ việc huy động vốn được sử dụng ra sao...

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét là nếu yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cá nhân lên quá mức thì cũng có thể cản trở sự phát triển của thị trường, giảm tính sáng tạo, linh hoạt của các nhà đầu tư cá nhân khi tham gia thị trường. Vậy nên bảo vệ đến đâu? Để không bị phản tác dụng điều này tùy thuộc vào chính các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về chứng khoán và thị trường chứng khoán.


3.2. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân

Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân phải đặt trong tổng thể hoàn thiện pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và pháp luật khác có liên quan.

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành Luật Chứng khoán và nhiều văn bản hướng dẫn Luật. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều văn bản dưới luật ban hành trước khi Luật Chứng khoán có hiệu lực chưa được bổ sung, sửa đổi ví dụ như Quyết định số 60/2004/QĐ-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; Thông tư số 93/2005/TT-BTC ngày 21/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 60/2004/TT-BTC ngày 18/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành cổ phiếu ra công chúng…

Vì vậy, để bảo đảm tính thống nhất chung, cần phải rà soát các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, sửa đổi, bổ sung các văn bản này phù hợp với các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Đồng thời khắc phục được những hạn chế của văn bản pháp luật hiện hành để phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm như giao dịch nội gián, vi phạm về công bố thông tin… như đã trình bày ở trên.

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích nhà đầu tư cá nhân phải bảo đảm yêu cầu về hội nhập trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Nước ta đã trở thành thành viên chính thức Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (ISOCO) từ năm 2001 và gia nhập WTO từ năm 2006. Việc hội nhập trong lĩnh vực chứng khoán cho phép thị trường chứng khoán nước ta tiếp thu những giá trị, thành tựu quốc tế trong lĩnh vực này đồng thời cũng là những thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặt khác, đòi hỏi hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam phải phù hợp với thông lệ quốc tế và những thỏa thuận mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.

3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân phải mang tính kế thừa

Việc ra đời Luật Chứng khoán và nhiều văn bản dưới Luật là một bước phát triển khá căn bản trong quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng. Tuy nhiên, thời gian vừa qua trên thị trường chứng khoán Việt Nam quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân liên tục bị các công ty đại chúng và công ty chứng khoán xâm phạm. Vấn đề giám sát và xử phạt còn quá nhiều bất cập và tồn tại. Có rất nhiều dấu hiệu thao túng thị trường, giao dịch nội gián… chưa được phát hiện và xử lý. Chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa đủ mạnh, mới dừng ở việc xử phạt vi phạm hành chính, với mức phạt tối đa là 70 triệu đồng. Rõ ràng chỉ xử phạt hành chính và với mức xử phạt như vậy chưa đủ để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán. Thực tế nói trên cho thấy việc thế giới xếp nước ta nằm trong nhóm các nước có mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư thấp là có cơ sở.

Vì vậy, quá trình xây dựng các văn bản pháp luật về chứng khoán đòi hỏi phải lưu ý đến thực tế bảo vệ quyền lợi hợp pháp nhà đầu tư ở nước ta trong những năm qua.


3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN‌

3.3.1. Hoàn thiện các quy định về công bố thông tin

Trong đầu tư chứng khoán thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Sự thiếu minh bạch, công khai thông tin của các chủ thể phát hành chứng khoán là một trong nhiều nguyên nhân kìm hãm thị trường phát triển.

Hiện nay các nhà đầu tư cá nhân lấy thông tin từ ba nguồn sau:

- Website thông tin của doanh nghiệp.

- Website thông tin của Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

- Website thông tin của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Về cơ bản các nhà đầu tư cá nhân có thể tìm được đầy đủ thông tin của công ty niêm yết từ các nguồn nói trên để làm căn cứ cho các quyết định

đầu tư. Thực tế, nhiều nhà đầu tư cá nhân còn sử dụng các thông tin trong bản tin thị trường chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội để ra quyết định giao dịch. Trong các bản tin này đã thống kê những thông tin cơ bản như kết quả giao dịch cổ phiếu của tổ chức niêm yết cùng các chỉ số quan trọng như EPS, hệ số P/E…

Tuy nhiên, không phải bao giờ các bản tin này cũng đảm bảo độ chính xác được cập nhật kịp thời. Vì vậy, để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể gây ra cho nhà đầu tư cá nhân và để bảo đảm quyền lợi cho họ, các tổ chức nói trên phải nâng cao hơn nữa chất lượng của bản tin. Mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải quản lý, giám sát chặt chẽ nội dung của bản tin.

Vừa qua, một số nhận xét của các chuyên gia và tổ chức nước ngoài về thị trường chứng khoán Việt Nam đã có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư cá nhân. Ví dụ, thông tin nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước những thông tin loại này, các cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra ý kiến kịp thời để giúp nhà đầu tư cá nhân đưa ra được quyết định phù hợp. Điều này cũng thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với các nhà đầu tư cá nhân, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân.

Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp niêm yết có hoạt động đầu tư tài chính như mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Việc đầu tư vào một lĩnh vực không có chuyên môn (trái ngành) vào thời kỳ thị trường chứng khoán suy giảm hiện nay đã làm cho nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Tuy nhiên, khi công bố thông tin rất ít công ty đề cập đến hoạt động này. Để có thể giám sát tốt hơn đồng vốn huy động của các công ty niêm yết, Nhà nước cần ban hành những tiêu chuẩn công bố thông tin rõ ràng hơn và nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn chất lượng công bố thông tin nhằm giúp nhà đầu tư cá nhân hiểu rõ hơn về hoạt động của doanh nghiệp qua đó để hạn chế rủi ro.

Hiện nay, quy định của pháp luật về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, thực tế kể cả các doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp chưa niêm yết việc công bố thông tin của hầu hết doanh nghiệp chưa theo đúng quy định của pháp luật về cả nội dung công bố thông tin và thời hạn thế nhưng sự phản ứng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc công bố thông tin không đầy đủ của các công ty đại chúng chỉ dừng ở mức "…Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị doanh nghiệp (công ty đại chúng) báo cáo chi tiết việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ, bất thường và theo yêu cầu… Báo cáo gửi về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước ngày 23/4/2008" (Công văn số 620/UBCKNN-QLPH, ngày 16/4/2008). Điều này có thể tạo điều kiện cho các công ty đại chúng không nâng cao ý thức pháp luật trong việc công bố thông tin.

Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thị trường chứng khoán cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định về công bố thông tin và sửa đổi chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán theo hướng tăng nặng để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.

3.3.2. Hoàn thiện các quy định về thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong giao dịch chứng khoán

Công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thị trường chứng khoán. Mục tiêu của công tác này là nhằm mục đích:

- Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng.

- Đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động công bằng và có hiệu quả.

- Giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn những rủi ro dẫn đến rủi ro hệ thống.

Để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư cá nhân, nhà nước cần tăng cường quản lý và phối hợp thanh tra, giám sát ở ba cấp

(doanh nghiệp; Sở/ Trung tâm giao dịch chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), cụ thể là kiểm tra các công ty niêm yết về việc thực hiện chế độ công bố thông tin; kiểm tra công ty chứng khoán về điều kiện hoạt động và vấn đề liên quan đến đặt lệnh, thanh tra các hoạt động thao túng thị trường.

Theo Ông Hoàng Đình Long, Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, mức phạt hiện nay quy định trong Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán còn chưa phù hợp. Ví dụ, theo quy định của pháp luật hiện hành, vi phạm nội dung công bố thông tin chỉ bị phạt khiển trách, cảnh cáo và xử phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng; giao dịch nội gián và thao túng thị trường chứng khoán bị liệt vào vi phạm về giao dịch chứng khoán và bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với cá nhân và từ 70 - 80 triệu đồng đối với tổ chức và có thể áp dụng hình phạt bổ sung như tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật do hành vi vi phạm tạo ra… Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) cũng cho rằng, mức phạt quy định tại Nghị định số 36/2007/NĐ-CP là thấp, tính răn đe bị hạn chế. Theo Ông những hành vi như vậy có thể gây thiệt hại nhiều hơn so với mức phạt.

Ở nước ngoài, mức xử phạt vi phạm về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thường rất nặng. Theo Ông Roll Refran, Luật sư trưởng Sở giao dịch chứng khoán Philipin, các công ty niêm yết nếu không nộp báo cáo thường niên có thể sẽ bị đình chỉ giao dịch. Còn theo quy định tại Luật Chứng khoán Nhật Bản, việc tung tin đồn, đưa tin giả mạo… gây ra sự biến động giá trên thị trường sẽ bị phạt 5 năm tù hoặc phạt tiền đến 5 triệu yên. Còn người trong nội bộ công ty niêm yết biết được thông tin quan trọng trước khi công ty công bố thông tin nếu sử dụng thông tin đó để mua, bán khối lượng lớn cổ phiếu sẽ bị phạt từ 3 năm tù hoặc 3 triệu yên. Ví dụ, một công ty Nhật đã chế ra một loạt thuốc mới chống virut, nhưng thuốc này bị phát hiện là có tác dụng phụ không mong muốn. Trước khi thông tin này được công bố, một số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023