Liên Tục Mua Một Loại Cổ Phiếu Nào Đó Ở Giá Cao Và Bán Ra Ở Giá Thấp Với Mục Tiêu Làm Ảnh Hưởng Đến Giá Của Cổ Phiếu Để Đầu Cơ

lợi riêng cho mình hay tránh được lỗ, là vi phạm nguyên tắc mọi nhà đầu tư đều có cơ hội như nhau.

2.1.6.2. Phao tin đồn không chính xác

Phao tin đồn không chính xác hay thông tin lệch lạc về hoạt động của một đơn vị kinh tế tạo ra hậu quả xấu cho đơn vị, có thể đưa đến tình trạng cổ phiếu được đưa ra bán ồ ạt làm giá trị cổ phiếu giảm đột ngột. Những người có ý đồ xấu có thể đứng ra mua các cổ phiếu đó để khống chế công ty và hưởng một số lãi suất đáng kể sau khi tin đồn đã được kiểm chứng.

2.1.6.3. Liên tục mua một loại cổ phiếu nào đó ở giá cao và bán ra ở giá thấp với mục tiêu làm ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu để đầu cơ

Thị trường chứng khoán không chấp nhận mua bán liên tục một loại cổ phiếu nào đó nhằm làm giá của cổ phiếu đó. Người mua cổ phiếu với giá cao để đẩy giá lên và đến một lúc nào đó họ bắt đầu bán ra để kiếm lời. Hiện tượng này tuy không phổ biến nhưng cũng dễ xảy ra và việc khám phá cũng không phải dễ dàng.

Đầu năm 2008, trong thời kỳ suy giảm chung của thị trường chứng khoán, tại sàn Hà Nội vẫn có những cổ phiếu liên tục tăng giá kịch trần nhiều phiên liên tiếp. Danh sách do Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đưa ra bao gồm, 7 mã cổ phiếu: MIC, DTC, HLY, BHV, DAC, VNR và VTS, trong đó MIC là cổ phiếu có số phiên tăng giá kịch trần nhiều nhất, tới 17 phiên, tiếp đến là DTC với 2 phiên, HLY 9 phiên… Căn cứ mục IV, Điều 3 tiết 3.2 Thông tư số 38/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính và Công văn số 433/UBCK-PTTT ngày 20/6/2007 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã yêu cầu các công ty nói trên phải giải thích và công bố thông tin về nguyên nhân tăng giá của cổ phiếu.

Để đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán, hạn chế những tiêu cực xảy ra trong thị trường chứng khoán và để bảo vệ quyền lợi

của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng, Điều 9 Luật Chứng khoán 2006 quy định các hành vi bị cấm, gồm:

- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

- Thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 6

2.1.7. Các quy định về thanh tra chứng khoán

Theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Chứng khoán, Thanh tra Chứng khoán là thanh tra chuyên ngành về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Công tác thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật chứng khoán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Mục tiêu của công tác này không phải nhằm mục đích trừng phạt người vi phạm pháp luật chứng khoán mà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng; góp phần đảm bảo cho thị trường hoạt động công bằng, công khai và minh bạch; giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn những rủi ro dẫn đến rủi ro hệ thống. Theo quy định tại Điều 109 Luật Chứng khoán, đối tượng thanh tra rất rộng, bao gồm, công ty đại chúng, tổ chức niêm yết

chứng khoán, công ty chứng khoán… Đối với thị trường chứng khoán mới nổi như nước ta, việc thanh tra các công ty chứng khoán cần được đặc biệt coi trọng. Việc thanh tra, kiểm tra công ty chứng khoán trước hết là để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, bằng việc đảm bảo lành mạnh về tình hình tài chính và hoạt động của công ty chứng khoán; đồng thời duy trì công bằng của những hợp đồng giữa khách hàng với công ty chứng khoán.

2.1.8. Các quy định về sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán và nghĩa vụ của công ty chứng khoán

Khoản 3 Điều 37 Luật Chứng khoán quy định Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán có quyền "tạm ngưng hoặc đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch chứng khoán theo quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư". Điều 71 Luật Chứng khoán quy định công ty chứng khoán có nghĩa vụ quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán; ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty; mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty; thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng; bảo đảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của công ty cho khách hàng phải phù hợp với khách hàng đó…

Còn về hạn chế đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, khoản 3 Điều 73 Luật Chứng khoán quy định: "Không được thực hiện những hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán".

Các quy định nói trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng. Mặt khác còn tạo sự minh bạch cho thị trường. Tuy nhiên, không phải bao giờ

những quy định này cũng được thực hiên trong thực tế. Còn nhiều công ty chứng khoán tranh mua, tranh bán với các nhà đầu tư; nhân viên của công ty chứng khoán gây thiệt hại cho nhà đầu tư mà không được bồi thường thiệt hại...

Việc các quy định nói trên không được thực hiện có nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân thuộc về chủ quan của công ty, tuy nhiên có nguyên nhân thuộc về khách quan. Ví dụ, như quy định về tách biệt tiền của nhà đầu tư và tiền của công ty chứng khoán cho đến nay thực hiện còn chậm là do khâu bảo mật thông tin của các ngân hàng và kết nối giữa công ty chứng khoán và ngân hàng còn gặp khó khăn. Cho nên, mặc dù Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quy định đến trước ngày 01/10/2008, các công ty chứng khoán phải hoàn tất việc quản lý tách biệt tiền gửi của nhà đầu tư tại các ngân hàng thương mại nhưng cho đến nay (tháng 9/2008), số lượng các công ty chứng khoán công bố thực hiện được mới chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Tóm lại, các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán về cơ bản đã tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng; góp phần củng cố và xây dựng niềm tin cho nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn những bất cập nhất định, gây cản trở cho việc thực hiện các quyền của nhà đầu tư cá nhân.


2.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬP CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân còn tồn tại những hạn chế nhất định, thể hiện qua một số điểm sau đây.

2.2.1. Hạn chế trong tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán

Điều 33 Luật Chứng khoán năm 2006 quy định chỉ Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán được tổ chức thị trường giao dịch

chứng khoán và nhấn mạnh "Ngoài Sở giao dịch chứng khoán, không tổ chức cá nhân nào được phép tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán". Mặt khác, khoản 1 Điều 124 của Luật còn đi xa hơn nữa:

Tổ chức, cá nhân tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật này thì bị đình chỉ hoạt động, tịch thu các khoản thu trái pháp luật và phạt tiền từ một đến năm lần khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, trường hợp không có các khoản thu trái pháp luật thì bị phạt tiền [14].

Trên thực tế, Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán không thể tổ chức giao dịch cho tất cả các loại chứng khoán do còn nhiều loại chứng khoán không đầy đủ điều kiện niêm yết. Mặt khác, hiện tại có nhiều loại chứng khoán đủ điều kiện niêm yết, nhưng do doanh nghiệp chưa niêm yết cho nên các chứng khoán này đang được giao dịch theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Rõ ràng các quy định nói trên của Luật Chứng khoán năm 2006 chưa "phản ánh" đúng những gì đang diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân.

2.2.2. Bất cập trong mở tài khoản tại công ty chứng khoán

Hiện nay, một trong những điều mà nhiều nhà đầu tư cá nhân quan tâm nhất, tác động trực tiếp đến quyền kinh doanh của mỗi nhà đầu tư là có được mở tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán hay không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhà đầu tư chỉ được mở 01 tài khoản tại 01 công ty chứng khoán. Quy định như vậy đã hạn chế nhà đầu tư cá nhân tận dụng thế mạnh của từng công ty chứng khoán vì mỗi công ty chứng khoán có thế mạnh riêng về con người và cơ sở vật chất kỹ thuật…

Việc mở tài khoản tại bao nhiêu công ty chứng khoán phải được coi là quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân còn việc quản lý thuộc về

các cơ quan chức năng. Điều này cũng giống như dịch vụ ngân hàng, ở đó người ta được mở tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau.

2.2.3. Hạn chế về thẩm quyền xét xử các tranh chấp liên quan đến chứng khoán

Hoạt động trên thị trường chứng khoán diễn ra trên rất nhiều phương diện như phát hành, mua, bán, chứng khoán… Trong các hoạt động này, có thể phát sinh các tranh chấp giữa nhà đầu tư cá nhân với công ty chứng khoán; tranh chấp về hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán; tranh chấp về cầm cố chứng khoán…

Để giải quyết các tranh chấp nói trên, thường các bên đều đi đến phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án. Tuy nhiên, xét xử ở tòa nào thì pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa có quy định cụ thể. Ví dụ, một nhà đầu tư cá nhân ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán, nếu có tranh chấp thì thẩm quyến giải quyết của Tòa Kinh tế hay Tòa Dân sự? Điều này lại phụ thuộc vào các quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán với những đặc thù nhất định, tính rủi ro bao trùm lên các nhà đầu tư cá nhân thì một thủ tục giải quyết tranh chấp đặc thù cũng nên được áp dụng.

Tình huống sau đây được đăng trên Báo Tiền phong cho thấy ngay trong giai đoạn phát hành đã xảy ra tranh chấp.

Anh Giang Tấn Long sở hữu 5.000 cổ phiếu của Ngân hàng Đại A và bán cho anh Lý Quốc Hoàng ở Đồng Nai với giá 120 triệu đồng. Tranh chấp phát sinh khi Đại A tăng vốn lần hai.

Trong hợp đồng có thỏa thuận: Ngay khi ký kết giấy chuyển nhượng, anh Hoàng có toàn quyền sở hữu số cổ phiếu; các quyền lợi liên quan đến số cổ phiếu giao dịch sẽ thuộc về anh Hoàng, anh Long có trách nhiệm làm thủ tục chuyển nhượng theo chỉ định của của anh Hoàng khi cổ phiếu của Ngân hàng Đại A được phép chuyển nhượng. Nếu Ngân hàng Đại A phát hành cổ

phiếu ưu đãi cho những cổ đông đang nắm giữ thì anh Long phải dành quyền mua đó cho anh Hoàng theo số lượng cổ phiếu mà Ngân hàng quy định.

Sau đó, Ngân hàng Đại Á tăng vốn đợt hai và với 5.000 cổ phiếu đã mua, người sở hữu (ở trường hợp này là anh Hoàng) sẽ được mua thêm 4.000 cổ phiếu ưu đãi và được thưởng thêm 2.000 cổ phiếu. Nhưng anh Long đã không báo việc này cho anh Hoàng mà làm thủ tục thụ hưởng quyền lợi này. Không thỏa thuận được, anh Hoàng đã kiện anh Long ra tòa.

Tại Tòa án, anh Hoàng yêu cầu anh Long phải hoàn trả cho mình tổng cộng 11.000 cổ phiếu (bao gồm: 5.000 cổ phiếu mua ngày 18/8/2006 mà anh Long chưa làm thủ tục chuyển nhượng; 4.000 cổ phiếu được quyền mua thêm và 2.000 cổ phiếu thưởng). Anh Hoàng cũng đề nghị trả lại anh Long số tiền bỏ ra mua 4.000 cổ phiếu ưu đãi của ngân hàng.

Qua xem xét hồ sơ, các tài liệu thu thập được cùng tranh luận của hai bên tại tòa, tòa chấp nhận hoàn toàn yêu cầu của anh Hoàng, tuyên buộc anh Long phải làm thủ tục chuyển nhượng cho anh Hoàng 5000 cổ phiếu mua ngày 18/8/2006, 2000 cổ phiếu thưởng cùng 4000 cổ phiếu ưu đãi mua thêm do tăng vốn đợt 2. Tổng cộng là 11000 cổ phiếu, quy ra giá trị thị trường hiện tại 50.000đồng/cổ phiếu là 550 triệu đồng. Đồng thời Tòa cũng chấp nhận đề nghị của anh Hoàng sẽ trả lại số tiền 40.000.000 đồng mà anh Long đã nộp cho Ngân hàng Đại A để mua 4.000 cổ phiếu ưu đãi.

Không đồng tình với phàn quyết của Tòa, anh Long đã làm đơn kháng án lên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.4. Bất cập do thiếu quy định nghĩa vụ điều hòa, bình ổn thị trường của công ty chứng khoán

Trên Báo Thanh niên tuần san, số 93/2008 trang Tiền tệ, chứng khoán, tác giả Nguyên Hằng đã viết: "Theo chuyên gia tài chính chứng khoán Huy Nam trên thế giới để kiến tạo thị trường, để thị trường được tổ chức tốt thì các công ty "sống nhờ" chứng khoán, đặc biệt là các công ty chứng khoán phải có

trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định đối với thị trường, có nghĩa là các công ty này phải mua vào khi thị trường "ảm đạm" để giữ cho thị trường liên tục vì thị trường ổn định, tâm lý nhà đầu tư cá nhân tốt thì giao dịch tăng và người hưởng lợi đầu tiên là công ty chứng khoán".

Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty chứng khoán đang đứng ngoài nghĩa vụ này. Hiện nay, trên thị trường chứng khoán có hàng trăm công ty chứng khoán với số vốn rất lớn và các công ty này đều có nghiệp vụ tự doanh nhưng thời gian qua nghiệp vụ này ít được sử dụng để mua vào khi VN-index mất điểm liên tục. Ngược lại, các công ty chứng khoán còn tranh bán với các nhà đầu tư khác. Một nhà đầu tư cá nhân lâu năm tại Thành phố Hồ Chí Minh còn cho rằng, thay vì "ra tay" điều hòa thị trường thì các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay chỉ làm nhiệm vụ "cò" chứng khoán để thu phí.

Rõ ràng việc chưa quy định nghĩa vụ điều hòa, bình ổn thị trường của công ty chứng khoán chính là hạn chế của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong việc bảo vệ nhà đầu tư.

Ngoài ra pháp luật về thị trường chứng khoán còn chưa quy định chặt chẽ về nhân lực và hệ thống thông tin của các công ty chứng khoán.

Hiện nay, hệ thống thông tin của nhiều công ty chứng khoán chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến tình trạng bị nghẽn lệnh giao dịch xảy ra nhiều lần đối với các công ty này. Theo Ông Nguyễn Quang Đông, Giám đốc một Công ty cổ phần và công nghệ thì hiện nay bên cạnh những chính sách về bảo mật hệ thống nội bộ cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng… hệ thống công nghệ thông tin của một số công ty chứng khoán còn rất yếu đặc biệt là khả năng bảo vệ hệ thống.

Điều này cho thấy quy định về việc cấp phép thành lập các công ty chứng khoán còn thiếu những quy định cụ thể về nhân lực và hệ thống thông tin. Hạn chế này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí