chứng khoán, không có trang thiết bị cần thiết để tìm hiểu về thị trường chứng khoán, tâm lý lại dễ bị dao động, do vậy là đối tượng rất dễ bị lợi dụng và xâm phạm quyền lợi. Do vậy pháp luật cần phải phải có các chính sách bảo vệ họ, những đối tượng yếu thế trên thị trường chứng khoán, để tạo niềm tin cho thị trường, bảo vệ sự lành mạnh, ổn định, và tạo sự phát triển cho TTCKTT.
1.4. Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung
1.4.1. Khái niệm
Theo từ điển Tiếng việt, bảo vệ được hiểu là “chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn” [50]. Như vậy, có thể hiểu rằng, bảo vệ là việc Nhà nước công nhận những quyền lợi, giúp những quyền lợi đó được thực thi trên thực tế, và chống lại mọi hành vi xâm phạm đến những quyền lợi đó. Trong ý nghĩa của từ bảo vệ, có bao hàm nghĩa của từ “bảo đảm”. Cũng theo từ điển Tiếng Việt “bảo đảm là làm cho chắc chắn được thực hiện, duy trì“. Như vậy, bảo vệ quyền lợi đồng nghĩa với sự bảo đảm nhưng cao hơn một mức, thể hiện ở chỗ Nhà nước thực hiện sự bảo đảm này một cách chủ động, tức là Nhà nước không chỉ công nhận và duy trì những quyền lợi đó, mà còn tác động bằng các quy định của pháp luật để những quyền lợi đó được phát triển và được thực thi một cách có hiệu quả trên thực tế.
Như vậy, pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư không chuyện nghiệp được hiểu là tổng hợp các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình NĐT không chuyên nghiệp giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung, nhằm công nhận duy trì các quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp và đảm bảo các quyền đó được thực thi trên thực tế.
Pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư không chuyên nghiệp bao gồm hai nội dung chính sau.
Thứ nhất là, Nhà nước xác lập cơ chế bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp bằng cách ban hành các quy định mang tính công nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm nhà đầu tư này trong quá trình đầu tư chứng khoán. Việc công nhận bằng pháp luật đối với những quyền và lợi ích của chủ thể này
tạo cơ sở pháp lý để các nhà đầu tư có thể tự thực hiện các quyền của họ và khi cần thiết có thể tự mình bảo vệ các quyền lợi đó trước sự xâm hại bởi những hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể khác trên thị trường chứng khoán. Phương thức bảo vệ này xuất phát từ lý thuyết chung về quyền lợi, theo đó trong một quan hệ pháp luật, quyền lợi của chủ thể này chỉ thực hiện được thông qua việc thi hành các nghĩa vụ tương ứng của chủ thể kia trong quan hệ pháp luật đó. Ví dụ quyền của nhà đầu tư chứng khoán không chuyên, được cung cấp đầy đủ thông tin để mua chứng khoán với chất lượng tốt nhất chỉ có thể thực hiện được khi tổ chức phát hành, công ty chứng khoán, sở giao dịch tuân thủ các nghĩa vụ do luật định về việc công bố thông tin công bằng, công khai, minh bạch, đầy đủ cho nhà đầu tư. Nói cách khác nhà nước công nhận quyền lợi của các nhà đầu tư không chuyên bằng cách quy định các nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể khác có quan hệ trực tiếp với nhà đầu tư không chuyên trên thị trường chứng khoán. Bằng các quy định công nhận quyền, nhà nước thông qua pháp luật chứng khoán, thừa nhận các quyền lợi cơ bản của nhà đầu tư không chuyên như sau (i) Quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch (ii) Quyền được cung cấp thông tin (iii) Quyền được bảo vệ quyền sở hữu tài sản đầu tư.
Thứ hai là, Nhà nước thực hiện cơ chế bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư không chuyên bằng cách đặt ra các biện pháp quản lý và xử lý vi phạm. Đây là các quy định tạo ra căn cứ pháp lý cho hoạt động quản lý, giám sát thị trường, thể hiện sự chủ động từ phía Nhà nước trong vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Các quy định liên quan đến các biện pháp quản lý bao gồm các vấn đề: quản lý việc chào bán ra công chúng, phát hành riêng lẻ; quản lý thị trường giao dịch chứng khoán; quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán, và hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp của Nhà nước. Các quy định có liên quan đến xử lý vi phạm bao gồm các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự và các phương thức giải quyết tranh chấp như thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài. Nói cách khác, các quy định về các biện pháp quản lý và xử lý vi phạm, để bảo đảm thực hiện quyền cho nhà đầu tư có tác dụng bảo vệ lần thứ hai, tức là duy trì và đảm bảo cho khả năng thực hiện trên thực tế cho các quy định về công nhận quyền, từ đó bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư không chuyên. Những quy định này cùng với hệ thống các quy định về công
nhận quyền tạo ra một cấu trúc bảo vệ hợp lý và toàn diện, từ việc đưa ra các hành lang pháp lý đến việc kiểm soát và bảo vệ hành lang đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 1
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 2
- Khái Niệm, Đặc Điểm Nhà Đầu Tư Chứng Khoán Không Chuyên Nghiệp
- Bảo Vệ Bằng Các Biện Pháp Quản Lý Và Xử Lý Vi Phạm Đối Với Các Chủ Thể Trên Thị Trường
- Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Nhà Đầu Tư Không Chuyên Nghiệp Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Bảo Vệ Bằng Các Biện Pháp Quản Lý Và Xử Lý Vi Phạm
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
1.4.2. Nội dung pháp luật về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung
1.4.2.1. Bảo vệ bằng các quy định công nhận các quyền
(i) Quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán
Quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư là quyền tự do quyết định việc mở tài khoản, được thực hiện các lệnh giao dịch chứng khoán một cách nhanh chóng, thuận lợi và các lệnh giao dịch mà nhà đầu tư đã đặt được truyền vào hệ thống giao dịch một cách nhanh chóng, minh bạch, không bị cản trở và xâm phạm bởi bất kỳ một chủ thể nào.
Thông thường việc mở tài khoản, đặt, nhận lệnh và thực hiện các lệnh mua bán, chứng khoán của các nhà đầu tư được thực hiện theo các trình tự như sau:
Bước 1: Mở tài khoản cho khách hàng. Nhà đầu tư cần mở một tài khoản giao dịch chứng khoán tại một trong những công ty chứng khoán thành viên của Sở giao dịch.
Bước 2: Đặt lệnh giao dịch: Để đặt lệnh giao dịch, nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong các cách thức đặt lệnh hợp lệ sau: Nhà đầu tư có thể đến công ty chứng khoán để viết phiếu lệnh, hoặc gọi điện thoại đến công ty chứng khoán để đặt lệnh, hoặc đặt lệnh giao dịch qua internet nếu công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản có triển khai dịch vụ giao dịch qua internet.
Bước 3: Thực hiện lệnh: Trên cơ sở các lệnh đặt của khách hàng, công ty sẽ kiểm tra các thông tin lệnh, kiểm tra số tiền ký quỹ. Sau đó, công ty chuyển lệnh tới SGDCK. Các lệnh được khớp với nhau để hình thành giá cả cạnh tranh tốt nhất tùy theo phương thức đấu giá của thị trường.
Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh. Nhà đầu tư sẽ nhận được kết quả giao dịch chi tiết tại công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản bằng phiếu xác nhận đã thi hành xong lệnh, hoặc nhận được tin nhắn thông báo kết quả giao dịch qua điện thoại từ công ty chứng khoán. Sau thời hạn thanh toán, tiền, chứng
khoán theo kết quả giao dịch của nhà đầu tư được chuyển tới tài khoản của nhà đầu tư thông qua hệ thống thanh toán và bù trừ chứng khoán.
Với sự tham gia của nhiều chủ thể vào quá trình mua bán chứng khoán của nhà đầu tư không chuyên như trên thì khả năng tác động và xâm phạm lợi ích của nhà đầu tư không chuyên nghiệp là rất dễ xẩy ra.
Quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư không chuyên nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, quyền tham gia thị trường thể hiện ở việc nhà đầu tư có toàn quyền quyết định việc mở tài khoản giao dịch. Đây là quyền cơ bản của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nghiệp dư nói riêng khi tham gia thị trường chứng khoán vì nó có bản chất là quyền tự do kinh doanh đã được Hiến pháp các nước đều ghi nhận. Nhà đầu tư nghiệp dư có toàn quyền quyết định có tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán hay không, tham gia vào thời điểm nào, lựa chọn loại chứng khoán nào để đầu tư, tổng giá trị đầu tư và CTCK nơi mở tài khoản giao dịch. Luật chứng khoán không đưa ra bất kỳ điều kiện gì đối với nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán tập trung, vì thế nên thực tế là họ chỉ cần có vốn là có thể tham gia thị trường chứng khoán.
Thứ hai, quyền đặt lệnh giao dịch tại các công ty chứng khoán một cách nhanh chóng, hiệu quả, và đúng thời điểm theo quyết định mua, bán chứng khoán. Đối với việc mua bán chứng khoán, việc đặt lệnh mua bán được nhanh chóng và đúng thời điểm có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thua lỗ của nhà đầu tư khi mua bán trên TTCKTT, bởi trong một phiên giao dịch, giá của chứng khoán mà nhà đầu tư muốn mua, bán có thể biến động liên tục và theo nhiều xu hướng khác nhau. Quyền này phản ánh việc nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán của mình tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian giao dịch, việc đặt lệnh của nhà đầu tư được thực hiện một cách dễ dàng, thuận tiện, không bị cản trở hoặc hạn chế. Lệnh đặt được tiếp nhận, xử lý và truyền vào hệ thống giao dịch một cách nhanh chóng để đảm bảo thứ tự ưu tiên sớm nhất để khớp lệnh.
Thứ ba, quyền được tiếp nhận, xử lý và truyền lệnh một cách minh bạch, công bằng, đúng trình tự và theo quy định của pháp luật. Quyền này yêu cầu lệnh
của nhà đầu tư không chuyên nghiệp được tiếp nhận, xử lý một cách minh bạch, công bằng và không bị xâm phạm bởi bất kỳ một chủ thể nào. Lệnh giao dịch của nhà đầu tư không chuyên nghiệp với số lượng và giá trị như thế nào cũng được đối xử công bằng với cách lệnh của các nhà đầu tư khác, không có sự phân biệt đối xử. Các lệnh giao dịch của nhà đầu tư phải được đảm bảo đúng nội dung, bản chất, trình tự và không có sự xâm phạm, tác động của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào tham gia vào quá trình đặt lệnh mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư.
Thứ tư là quyền được đảm bảo rằng lệnh đã đưa vào công ty chứng khoán được truyền vào hệ thống giao dịch của SGDCK một cách công bằng, minh bạch.
(ii) Quyền được cung cấp thông tin
Thị trường chứng khoán có thể được coi là thị trường của những thông tin. Để đưa ra một quyết định đầu tư, nhà đầu tư nghiệp dư phải dựa trên tất cả các thông tin, tài liệu thu thập được liên quan đến loại chứng khoán mà họ định đầu tư. Dựa trên những thông tin thu nhận được, mà những nhà đầu tư không chuyên nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết, định giá cổ phiếu và ra các quyết định mua bán chứng khoán theo mức giá mà họ kỳ vọng. Nếu thông tin không đầy đủ, chính xác hoặc không có thật thì sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Vì vậy các nhà đầu tư có quyền được biết tất cả các thông tin liên quan đến các loại chứng khoán mà họ đã đang hoặc sẽ đầu tư.
Quyền được cung cấp thông tin được hiểu là nhà đầu tư có quyền tiếp cận các nguồn thông tin của thị trường với các nguyên tắc:cân xứng, đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, dễ tiếp cận [40] Cụ thể là:
Thứ nhất, thông tin phải cân xứng, có nghĩa là nhà đầu tư không chuyên có quyền bình đẳng ngang với bất kỳ nhà đầu tư tổ chức, chuyên nghiệp nào khác trong việc tiếp cận các thông tin của thị trường. Không ai được quyền sử dụng các lợi thế của mình để tiếp cận thông tin trước khi được công bố rộng rãi ra công chúng.
Thứ hai, thông tin phải đầy đủ, được hiểu là nhà đầu tư không chuyên được quyền tiếp nhận đầy đủ các thông tin liên quan đến thị trường chứng khoán và từng
doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Thông tin đầy đủ về thị trường chứng khoán bao gồm các thông tin về giá, khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch, các chính sách vĩ mô liên quan đến thị trường. Thông tin đầy đủ về doanh nghiệp được hiểu là các thông tin về tài chính, nhân sự, về hệ thống quản trị điều hành, tái cầu trúc.. Thông tin đầy đủ còn là thông tin cả về quá khứ, về hiện tại và các kế hoạch phát triển trong tương lai.
Thứ ba, thông tin phải chính xác, được hiểu là các thông tin mà nhà đầu tư không chuyên nghiệp thu nhận được phải đúng sự thật, phản ánh được các sự kiện diễn ra, không có sự cắt xén, thêm bớt, làm sai lệch thông tin. Bởi các thông tin công khai nhưng không xác thực, không đáng tin cậy có thể dẫn tới những quyết định đầu tư sai lầm của các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư. Do đó đòi hỏi thông tin phải chính xác.
Thứ tư, thông tin phải nhanh chóng, kịp thời. Trên thị trường chứng khoán, việc thay đổi về giá diễn ra liên tục. Mỗi thông tin vì thế chỉ có giá trị trong một thời điểm nhất định. Bởi vậy, việc thông tin đến được nhà đầu tư không chuyên nghiệp kịp thời, nhanh chóng là vô cùng quan trọng
Thứ năm, thông tin phải dễ tiếp cận, có nghĩa là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp có thể dễ dàng có được những thông tin này. Chính vì điều này mà thị trường chứng khoán đã sử dụng rất nhiều loại phương tiện để công khai thông tin như báo chí, phát thanh, các cơ quan thông tin, mạng lưới thông tin của sở giao dịch chứng khoán và công ty chứng khoán.
Để đảm bảo đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư không chuyên cần phải nắm bắt được những thông tin quan trọng khi quyết định đầu tư như: Thông tin về doanh nghiệp niêm yết; thông tin về các tổ chức trung gian (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán); thông tin của các tổ chức cung ứng dịch vụ thị trường (SGDCK,TTGDCK,TTLK), thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước (UBCKNN, Bộ tài chính). Ngoài những thông tin được cung cấp, nhà đầu tư còn có thể tự thu thập thông tin bằng cách tiếp cận qua những kênh không chính thức như các bài báo, bài nghiên cứu...Tuy nhiên đây là nguồn thông tin phái sinh, các tổ chức niêm yết, tổ chức trung gian và cung cấp dịch vụ thị
trường hay cơ quan quản lý nhà nước không chịu trách nhiệm về các nguồn thông tin không chính thức này.
Quyền được thông tin của nhà đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Đó là:
Thứ nhất, minh bạch hóa thông tin, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường: Độ minh bạch của thông tin sẽ dẫn đến sự minh bạch của thị trường. Thị trường càng minh bạch bao nhiêu thì càng phát triển lành mạnh bấy nhiêu. Độ minh bạch của thị trường sẽ dẫn đến niềm tin của nhà đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị trường
Thứ hai, ngăn ngừa giao dịch nội gián, gây nhiễu giá: Bên cạnh việc giúp đỡ các nhà đầu tư có quyết định đầu tư đúng đắn, việc minh bạch thông tin còn giúp hạn chế những tác động tiêu cực từ giao dịch nội gián, gây nhiễu giá.
(iii) Quyền được bảo vệ quyền sở hữu tài sản đầu tư
Tài sản đầu tư là khái niệm chung chỉ các loại tài sản mà nhà đầu tư sử dụng để đầu tư chứng khoán trên TTCKTT. Tài sản đầu tư trên TTCKTT bao gồm hai loại: tiền và chứng khoán. Quyền bảo vệ tài sản đầu tư, xét về bản chất là quyền bảo vệ quyền sở hữu tài sản theo quy định chung của pháp luật dân sự, đó là quyền của những người sở hữu tài sản bảo vệ tài sản của mình khỏi sự xâm hại, quyền truy tìm, đòi lại tài sản của mình bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà không có căn cứ pháp luật.
Đối với các loại tài sản thông thường, quyền sở hữu tài sản có thể bị xâm phạm dưới hình thức vi phạm quyền sử dụng, định đoạt, và hưởng hoa lợi. Đối với tài sản là chứng khoán, việc xâm hại tài sản đầu tư được thể hiện ở các hành vi làm giảm giá trị của tài sản đầu tư, ví dụ việc công ty tự ý tăng vốn điều lệ mà không có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, việc tăng vốn dẫn đến hệ quả làm pha loãng giá trị cổ phiếu, làm giảm giá trị cổ phiếu mà các cổ đông đang nắm giữ. Thêm nữa, chứng khoán là loại tài sản đặc biệt. Nhà đầu tư kiểm soát tài khoản đầu tư của mình thông qua các định chế trung gian như công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ, Sở giao dịch chứng khoán..cũng có nghĩa NĐT nghiệp dư
không được trực tiếp nắm giữ tài sản của mình. Bởi vậy cơ chế kiểm soát có phần khó khăn hơn, đồng thời với việc tài sản của nhà đầu tư có khả năng dễ dàng bị chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật, không có sự cho phép của chủ sở hữu. Vì thế, về mặt nguyên tắc, rõ ràng các NĐT cần phải được pháp luật bảo vệ trong quá trình giao dịch nhằm giúp NĐT có thể quản lý chặt chẽ tài sản của mình (gồm tiền và chứng khoán trên tài khoản).
Xem xét các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ tài sản của nhà đầu tư, ta thấy tài sản của NĐT có thể bị xâm hại theo những cách thức sau:
Thứ nhất, thành viên lưu ký tự ý bán số chứng khoán trong tài khoản giao dịch chứng khoán mà không có lệnh hoặc sự ủy quyền của nhà đầu tư. Nhà đầu tư chứng khoán là người duy nhất được sử dụng và định đoạt số chứng khoán thuộc quyền sở hữu của mình. Các công ty chứng khoán, thành viên lưu ký chỉ là người thay mặt cho nhà đầu tư thực hiện quyền của nhà đầu tư theo lệnh của họ. Tuy nhiên vì số chứng khoán này đã được lưu ký nên thành viên lưu ký (nhân viên quản lý tài khoản) vẫn có thể thực hiện lệnh bán chứng khoán mà nhà đầu tư không hề hay biết. Điều này có thể xẩy ra khi mà nhân viên lưu ký nhận thấy chứng khoán đang lên giá cao, họ đặt lệnh bán chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư, sau đó khi giá xuống, họ đặt lệnh mua lại đúng số chứng khoán mà họ đã bán, còn số tiền chênh lệch thì nhân viên môi giới hưởng.
Thứ hai, do sự cố kỹ thuật hoặc do sơ suất của nhân viên công ty chứng khoán khi đạt lệnh cho nhà đầu tư như bị nhầm lệnh mua thành lệnh bán hoặc ngược lại, lệnh mua ít thành lệnh mua nhiều, lệnh bán ít thành lệnh bán nhiều hoặc ngược lại. Ví dụ như một lỗi phổ biến là việc viết mua thành bán hoặc ngược lại, hoặc có thể có những lỗi như viết mua 5000 cổ phần thay vì mua 500 cổ phần, bán 200 cổ phần thành bán 2000 cổ phần. Trường hợp này lệnh được thực hiện không đúng ý chí của nhà đầu tư, nhưng không do sự chiếm hữu hay sử dụng trái pháp luật mà do sự cố đường truyền, sự cố kỹ thuật, hoặc sự bất cẩn của nhân viên môi giới chứng khoán [22].
Thứ ba, nhà đầu tư không thể tiếp cận tài khoản của mình để đặt lệnh mua, bán chứng khoán hoặc số dư tiền, chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư bị