của NĐT không chuyên nghiệp như: Vi phạm quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng; vi phạm quy định về công ty đại chúng; vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán; vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán và chứng chỉ hành nghề chứng khoán; vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán;Vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;vi phạm quy định về công bố thông tin.
Chủ thể thực hiện các hành vi vi phạm trên TTCKTT, sẽ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính, có thể áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả khác. (1) Hình thức xử phạt chính: Pháp luật của hầu hết các nước đều quy định áp dụng một trong hai hình phạt chính là phạt tiền hoặc cảnh cáo đối với hành vi vi phạm; (2) Hình thức xử phạt bổ sung: nhằm để xử lý triệt để các vi phạm, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm các hành vi vi phạm pháp luật, pháp luật các nước đều quy định áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và một số biện pháp khác song song với việc áp dụng hình phạt chính. Đó có thể là các biện pháp như: Tước có thời hạn hoặc không có thời hạn quyền sử dụng các loại giấy phép có liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán,...; tịch thu tiền, chứng khoán được sử dụng để vi phạm hành chính, tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán mua trái phép (3) Biện pháp khắc phục hậu quả: Có thể áp dụng một số biện pháp như buộc khôi phục lại đúng tỷ lệ an toàn theo quy định hoặc trạng thái ban đầu, buộc hủy bỏ hoặc cải chính các thông tin sai lệch, thất thiệt, buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.
Ở các nước trên thế giới, tùy vào từng nước mà mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán là khác nhau, nhưng thông thường đều rất nặng. Ở Thai lan, ban hành hai đạo luật về chứng khoán là Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán (gọi tắt là Luật B.E 2535), và Luật giao dịch chứng khoán Thái Lan (gọi tắt Luật B.E 2527). Đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát hành chứng khoán, thì các luật này quy định bị phạt tiền với số tiền không quá 500.000 bath. Ở Mỹ, Luật chứng khoán 1934 quy định đối với các vi phạm hành chính ít nghiêm trọng, sở giao dịch
chứng khoán có thẩm quyền phạt tiền với mức không quá 5000 USD đối với bất kỳ đối tượng nào có liên quan bất luận đó là thành viên của Sở, nhà đầu tư hay nhân viên làm việc tại Sở. Còn các vi phạm có tính chất nghiêm trọng do Ban xét xử giải quyết. Tất cả các thủ tục hành chính chính thức của Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) được thực hiện theo các quy tắc thực hành tuân thủ đúng Luật thủ tục hành chính. Quy tắc này thiết lập các điều kiện đảm bảo đúng quy trình để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan. Quyết định của SEC phải được công bố ra công chúng và trở thành tiền lệ để giải quyết các vụ việc tương tự [63]. Ở Trung Quốc, theo Luật chứng khoán Trung Quốc có quy định, căn cứ vào kết quả điều tra, Cơ quan giám khoản của Quốc vụ viện ra quyết định ra quyết định xử phạt với các hành vi vi phạm. Đó là: (1)cảnh cáo, (2)tịch thu các khoản thu phi pháp, phạt tiền (mức phạt tiền được tính trên cơ sở các khoản thu phi pháp – phạt tiền từ 1 đến 5 lần các khoản thu phi pháp; khoản huy động phi pháp- phạt tiền từ 1%-5% tổng số tiền đã huy động phi pháp hay giá trị chứng khoán đã mua bán phi pháp. Nếu không có các khoản thu phi pháp sẽ bị phạt tiền với mức phạt tiền cao nhất có thể lên đến 600.000 nhân dân tệ), (3) các biện pháp khác như đình chỉ hoặc hủy bỏ giấy phép hành nghề, thu hồi, hủy bỏ giấy phép hoạt động công ty [53, Điều 175-210].
Thứ hai, biện pháp xử lý dân sự
Vi phạm dân sự trên TTCKTT là những hành vi trái pháp luật, có lỗi, xâm hại tới những quan hệ tài sản giữa nhà đầu tư với các chủ thể khác trên TTCKTT.
Việc xử lý các hành vi vi phạm dân sự trên TTCKTT được thực hiện thông qua tòa án dân sự. Phán quyết của Tòa án sẽ bao gồm phán quyết trên cơ sở hợp đồng và ngoài hợp đồng. (1) Phán quyết trên cơ sở hợp đồng: Phán quyết mà tòa án đưa ra để xử lý đối với người vi phạm trước hết phải dựa trên cơ sở hợp đồng dân sự được ký kết bởi các bên như hợp đồng mở tài khoản ký kết giữa công ty chứng khoán và khách hàng,.. Khi giải quyết vụ án, tòa án sẽ căn cứ vào biện pháp áp dụng đã được thỏa thuận giữa các bên để đưa ra quyết định xử lý. Hình thức xử lý có thể là phạt vi phạm hoặc buộc bồi thường thiệt hại. (2) Phán quyết theo quy định của pháp luật: Phán quyết này sẽ được tòa án tuyên nếu một trong các bên vi phạm
nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng. Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là các quy định của pháp luật, không có sự thỏa thuận trước giữa các bên và được phát sinh trên cơ sở hành vi bất hợp pháp do lỗi cố ý hoặc vô ý. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên TTCKTT có thể áp dụng như bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao (ví dụ như trường hợp nhân viên công ty chứng khoán nhầm lẫn, nhập sai số lượng, loại chứng khoán,.. gây thiệt hại cho khách hàng). Trường hợp này pháp nhân phải bồi thường thiệt hại và sau đó có quyền yêu cầu người có lỗi phải hoàn trả lại khoản tiền mà pháp nhân đã bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ở Mỹ, Theo luật cưỡng chế lừa đảo và giao dịch nội gián 1988, Ủy ban chứng khoán Mỹ có quyền khởi kiện ra tòa án theo thủ tục dân sự. Văn phòng tư pháp chỉ đạo và giám sát toàn bộ thủ tục tố tụng dân sự này. Nếu Ủy ban chứng khoán Mỹ xác nhận một cá nhân vi phạm Luật 1988, mức phạt mà cá nhân đó phải gánh chịu có thể lên đến 1 triệu USD, hoặc gấp 3 lần số lợi nhuận kiếm được, hoặc khoản lỗ tránh được tính trên giá thị trường của chứng khoán [49, tr.36].
Thứ ba, biện pháp xử lý hình sự:
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm, Đặc Điểm Nhà Đầu Tư Chứng Khoán Không Chuyên Nghiệp
- Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Của Nhà Đầu Tư Không Chuyên Nghiệp Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Bảo Vệ Bằng Các Biện Pháp Quản Lý Và Xử Lý Vi Phạm Đối Với Các Chủ Thể Trên Thị Trường
- Bảo Vệ Bằng Các Biện Pháp Quản Lý Và Xử Lý Vi Phạm
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 8
- Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Trong Việc Bảo Vệ Nhà Đầu Tư Không Chuyên Nghiệp Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Vi phạm hình sự trên TTCKTT là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý, xâm hại đến các hoạt động trên TTCKTT, các quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Biện pháp xử lý hình sự trong lĩnh vực chứng khoán là việc Nhà nước áp dụng các chế tài đối với các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực chứng khoán
Đối với tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, có thể được áp dụng một trong số các hình phạt chính đó là: cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù. Kèm theo hình phạt chính, người phạm tội có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung như: phạt tiền (khi hình thức này không phải là hình phạt chính), cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định có liên quan đến chứng khoán.
Việc quy định xử lý hình sự đối với các tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán khá phổ biến tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt tại các nước tư bản, các qui
định của pháp luật trong lĩnh vực tài chính là rất nghiêm ngặt. Việc xử lý hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán ở Mỹ được quy định trong Luật chứng khoán năm 1934 và Luật về các giao dịch nội gián năm 1984. Xử lý hình sự được áp dụng với các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho cá nhân, tổ chức kinh doanh chứng khoán khác. Khi một cá nhân bị kết tội cố ý vi phạm pháp luật chứng khoán liên bang hay cố ý thực hiện việc tuyên truyền thông tin sai lệch và không đúng với các tài liệu đã đăng ký như luật định có thể bị phạt đến 1 triệu USD, hoặc bị kết án tù không quá 10 năm, hoặc cả hai hình phạt trên. Mức phạt tiền 2,5 triệu USD là cao nhất với một thể nhân. Đối với giao dịch nội gián, thời gian khởi kiện có thể kéo dài 5 năm sau ngày diễn ra giao dịch nội gián. Ở Australia, chế tài hình sự áp dụng cho tội danh buôn bán nội gián, một tội phạm điển hình trong lĩnh vực chứng khoán được quy định trong Luật công ty năm 1991. Còn ở Anh, trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chứng khoán được quy định trong Đạo luật về tư pháp hình sự năm 1993 và trong Đạo luật về các giao dịch nội gián năm 1985. Ngoài ra, ở những nước thuộc hệ thống pháp luật Common Law, việc xử lý hình sự này cũng như các xử lý vi phạm pháp luật khác còn được căn cứ vào quyết định xét xử của Tòa án, hay quyết định xử lý hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với các vụ việc trước đây mà có tính chất và mức độ tương tự. [49, tr.25]. Theo luật chứng khoán Nhật bản thì việc tung tin đồn, đưa tin giả mạo gây ra sự biến động giá trên thị trường sẽ bị phạt 5 năm tù hoặc phạt tiền đến 5 triệu yên, còn người quan trọng trong nội bộ công ty niêm yết biết được thông tin quan trọng khi công ty chưa công bố thông tin sẽ bị phạt tù từ 3 năm tù hoặc 3 triệu yên.
(iiiii) Bảo vệ thông qua các biện pháp giải quyết tranh chấp về đầu tư chứng khoán
Trong quan hệ về đầu tư chứng khoán, khi xảy ra tranh chấp, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT, các bên tranh chấp có thể giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Biện pháp thương lượng là biện pháp giải quyết tranh chấp theo đó các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thoả thuận để giải quyết các bất
đồng, mâu thuẫn mà không cần có sự tham gia của bên thứ ba. Biện pháp hoà giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp đòi hỏi phải có sự tham gia của một bên thứ ba, đóng vai trò làm trung gian hoà giải, để giúp các bên phân tích, nhận thức rõ vấn đề tranh chấp, hỗ trợ, thuyết phục các bên tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn. Tuy nhiên, bên thứ ba là trung gian hoà giải không quyết định tranh chấp của các bên và các bên có quyền chấm dứt vai trò của bên thứ ba bất kỳ lúc nào. Thực tế cho thấy, kết quả hoà giải phụ thuộc rất nhiều vào uy tín, kinh nghiệm và kỹ năng của bên trung gian hoà giải. Biện pháp trọng tài là biện pháp mà tranh chấp về đầu tư chứng khoán sẽ được đưa ra trọng tài giải quyết nếu giữa các bên (NĐT và chủ thể có liên quan) đã có thoả thuận trọng tài. Hội đồng trọng tài (do Trung tâm Trọng tài tổ chức hoặc do các bên thành lập) sẽ quyết định tranh chấp của các bên. Quyết định của Hội đồng trọng tài có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp, các bên phải thi hành, trừ trường hợp Toà án huỷ quyết định trọng tài theo quy định luật. Đây là một biện pháp giải quyết tranh chấp khá phổ biến trên thế giới. Biện pháp tố tụng tư pháp là biện pháp mà tranh chấp trong quan hệ đầu tư chứng khoán được Toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng tư pháp khi có một bên khởi kiện ra trước Toà, yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Toà án với tư cách là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định tranh chấp của các bên. Bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với các bên tranh chấp, các bên phải thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ KHÔNG CHUYÊN NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG TRONG PHÁP LUẬT CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1. Quy định của pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung
Pháp luật các quốc gia có nền tài chính chứng khoán phát triển đều rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Ví dụ ở Hoa Kỳ đã có riêng một đạo luật điều chỉnh về vấn đề này, đó là Luật bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán Hoa Kỳ năm 1970. Luật này lập ra một cơ quan có chức năng bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán gọi là SIPC, đồng thời đặt ra trình tự, thủ tục chặt chẽ và rõ ràng để cơ quan chúc năng này thực hiện trách nhiệm bảo vệ nhà đầu tư.
Ở Việt nam việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư nghiệp dư trên TTCKTT nói riêng đã được đề cập đến ngay từ văn bản pháp lý đầu tiên là nghị định số 48/1998/NĐ-CP ban hành ngày 11/7/1998. Nghị định này đã dành hẳn một điều [13, Điều 19] để quy định về “bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư”. Cho đến khi nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 [14] được ban hành thay thế thì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhà đầu tư đã được ghi nhận là một nguyên tắc hoạt động của TTCK. Sau khi Luật chứng khoán 2006 ra đời tiếp tục ghi nhận nguyên tắc “bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư” là một nguyên tắc quan trọng trong vận hành và hoạt động của TTCK. Theo Điều 5 Luật chứng khoán 2006 quy định về chính sách phát triển thị trường chứng khoán có ghi nhận: “Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển” [29, Điều 5].
Điều 4, Luật Chứng khoán 2006 định rõ “nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán là… bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư” [29, Điều 4.3]. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của hệ thống pháp luật chứng khoán các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có thị trường
chứng khoán phát triển hay đang phát triển. Theo Giáo sư Paul Gonson, trong cuốn Kirkpatrik & Lockhart Nicholson Graham LLP cũng đã khẳng định bảo về nhà đầu tư là một trong những mục đích của Luật “Mục đích của Luật phải bảo vệ người đầu tư. Để đảm bảo cho sự thành công của thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư tư nhân phải tin tưởng rằng họ sẽ được đối xử công bằng và trung thực” [57].
Nguyên tắc này được thể hiện không chỉ trong luật mà cả các văn bản hướng dẫn thi hành như các quy định về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán. Nội dung của pháp luật chứng khoán Việt nam về bảo vệ nhà đầu tư không chuyên nghiệp bao gồm các quy định về công nhận quyền của nhà đầu tư không chuyên nghiệp và các quy định đặt ra các biện pháp quản lý, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp.
2.1.1. Các quy định công nhận quyền của nhà đầu tư không chuyên nghiệp
2.1.1.1. Quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán
Luật chứng khoán Việt nam ban hành năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của NĐT không chuyên nghiệp.
Thứ nhất, về quyền tham gia thị trường
Quan hệ mở tài khoản được xác lập thông qua hợp đồng mở tài khoản giữa khách hàng- NĐT và CTCK- chủ thể cung cấp dịch vụ. Hợp đồng mở tài khoản được coi là bằng chứng pháp lý quan trọng để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mở tài khoản. Với tính chất quan trọng đó, NĐT với tư cách là khách hàng có quyền cùng bàn bạc, thỏa thuận các nội dung trong hợp đồng mở tài khoản với CTCK. Để bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT, trong Phụ lục số 16 ban hành kèm theo Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, Bộ Tài chính đã phác thảo những nội dung cơ bản của hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán giữa CTCK và khách hàng. Trên cơ sở những nội dung cơ bản này, các CTCK soạn thảo những hợp đồng mẫu để ký kết với khách hàng về dịch vụ mở và quản lý tài khoản chứng khoán. Thông tư
210/2012/TT-BTC cũng quy định khi mở tài khoản “Công ty chứng khoán có nghĩa vụ giải thích nội dung hợp đồng mở tài khoản giao dịch và các thủ tục có liên quan khi thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng, tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận thu được của khách hàng” [8, Điều 48, Khoản 2]. Và thông tư này cũng quy định, trên cơ sở hợp đồng mẫu cần có những nội dung tối thiểu đã quy định, thì các nội dung khác của hợp đồng cũng Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán quy định tại khoản không được chứa đựng những thoả thuận gây bất lợi cho nhà đầu tư như sau:
Thoả thuận hạn chế phạm vi bồi thường của công ty chứng khoán mà không có lý do chính đáng hoặc chuyển rủi ro từ công ty chứng khoán sang khách hàng; Thoả thuận buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ bồi thường một cách không công bằng; Các thoả thuận gây bất lợi một cách không công bằng cho khách hàng [8, Điều 48, Khoản 3].
Thứ hai, về quyền thực hiện giao dịch chứng khoán
Để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng trong quá trình đặt lệnh giao dịch và các hoạt động liên quan đến quá trình sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán, Nhà nước đã ban hành những quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ này. Đó là những quy định trong Luật Chứng khoán, Thông tư 210/2012/TT-BTC và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Cụ thể là
Luật Chứng khoán quy định nghĩa vụ của công ty chứng khoán phải "ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty"[29, Điều 71, Khoản 4]. Điều này có nghĩa là Luật chứng khoán yêu cầu các công ty chứng khoán trong một phiên giao dịch khi nhận lệnh giao dịch của khách hàng phải đảm bảo thực hiện lệnh mua bán của khách hàng trước lệnh tự doanh của công ty. Tuy nhiên quy định này khá chung chung vì việc thực hiện lệnh của khách hàng bao gồm nhiều công đoạn, từ nhận lệnh, xử lý lệnh và truyền lệnh, rất khó khăn để xác định công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện các công việc nào khi nhận lệnh giao dịch của khách hàng.
Liên quan đến việc nhận lệnh giao dịch của khách hàng, thông tư 210/2012/TT- BTC quy định “Lệnh giao dịch của khách hàng phải được công ty chứng khoán