Quyền Và Nghĩa Vụ Của Vợ Chồng Đối Với Tài Sản Chung

trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác, song dường như việc triển khai những quy định này vẫn chưa đi vào cuộc sống. Tình hình này đã, đang và có thể sẽ tiếp tụ gây trở ngại cho người phụ nữ trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của mình đối với các vấn đề liên quan đến đất đai.

Rõ ràng là việc ghi tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác đã giảm thiểu sự bất bình đẳng giới trong lĩnh vực đất đai, tạo cơ sở pháp lý minh bạch, rõ ràng trong việc bảo vệ gia đình đặc biệt bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong trường hợp ly hôn hoặc khi phát sinh các tranh chấp về đất đai, nhà ở.

* Đối với phương tiện giao thông

Các phương tiện giao thông là nguồn nguy hiểm cao độ nên pháp luật đòi hỏi phải đăng kí quyền sở hữu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước đồng thời xác định trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu đối với các phương tiện cơ giới.

Là tài sản chung của vợ chồng, các phương tiện giao thông khi đăng ký quyền sở hữu, pháp luật quy định phải ghi tên cả hai vợ chồng. Mặc dù thực tế không phức tạp như giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác song hiện tại còn rất nhiều tài sản chung của vợ chồng là phương tiện giao thông nhưng khi đăng ký sở hữu chung của vợ chồng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng mà chủ yếu là ghi tên của người chồng. Điều này phản ánh một thực tế: mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản luật có liên quan đã quy định rất rõ là đối với tài sản chung của vợ chồng cần phải đăng kí quyền sở hữu phải ghi tên hai vợ chồng nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau việc đăng kí này đối với phương tiện giao thông cũng chưa được triệt để áp dụng. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của vợ chồng cũng như quyền lợi của bên thứ ba khi thiết lập giao dịch dân sự với vợ chồng nhất là đối với những phương tiện giao thông

có giá trị rất lớn như ô tô, tàu thủy, máy bay...và khi có tranh chấp xảy ra, bên không có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu sẽ không có căn cứ hoặc khó chứng minh tài sản đó là của mình.

* Ngoài ra, đối với một số tài sản khác như quyền sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu, thẻ tiết kiệm..., theo quy định của pháp luật cũng đòi hỏi phải ghi tên vợ chồng, nhưng trong trong nhiều trường hợp chỉ đứng tên có một bên.

Có thể nói rằng, việc đăng kí quyền sở hữu tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của gia đình. Việc yêu cầu người vợ được đứng tên cùng người chồng trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản sẽ không chỉ bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ tài sản mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản nếu xảy ra.

2.1.1.3. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung

Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã khẳng định rằng: Đối với tài sản chung của vợ chồng thì vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Khoản 1 điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 xác định: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Về nguyên tắc thì người phụ nữ - người vợ trong gia đình bình đẳng với người chồng trong việc tạo lập tài sản, thì họ cũng có quyền và nghĩa vụ như người chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.

Thứ nhất: Người vợ bình đẳng và có quyền như người chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản chung. Về vấn đề này, Điều 18 Luật Bình đẳng giới ghi nhận: Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác có liên quan đến hôn nhân và gia đình; vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình...

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 6

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Người vợ có quyền ngang bằng với người chồng trong việc sở hữu tài sản chung đó nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống chung của gia đ́nh. Sự "ngang nhau" trong việc sử dụng tài sản chung nhưng không có nghĩa là tài sản chung đó phải do cả hai vợ chồng cùng chiếm giữ, quản lý. Tài sản chung của vợ chồng có thể do một bên chiếm hữu, sử dụng và định đoạt theo những điều kiện mà pháp luật cho phép.

Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sử dụng tài sản chung. Đó là sự khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung nhưng phải vì lợi ích của vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Vợ chồng phải có nghĩa vụ sử dụng tài sản chung đúng mục đích luật định, ngoài ra các trường hợp gian dối trong việc sử dụng tài sản chung ảnh hưởng đến lợi ích của gia đình đều bị coi là trái pháp luật.

Thứ hai: Tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật quy định được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Nhu cầu của gia đình có thể hiểu là những thứ cần thiết để thỏa mãn, đáp ứng những đòi hỏi thông thường về vật chất hoặc tinh thần của con người, là nhu cầu gắn với cuộc sống vật chất và tinh thần hàng ngày của con người, của các thành viên trong gia đình như ăn, mặc, điện, nước, đi lại, vui chơi, giải trí; các chi phí cần thiết cho việc học hành của con cái, cho việc nâng cao tri thức, chuyên môn nghiệp vụ của vợ chồng… Trong việc sử dụng tài sản chung của gia đình, người phụ nữ hoàn toàn có cơ hội thực tế bình đẳng với người chồng, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình trong đó có sự tiến bộ của bản thân. Mặt khác pháp luật quy định, trong việc phát triển khối tài sản chung có thể không cần căn cứ vào công sức đóng góp của người phụ nữ trong gia đình, bởi thực tế có rất nhiều trường hợp vì những lý do khác nhau mà người phụ nữ chỉ ở nhà chăm chồng, chăm con, thì người phụ nữ vẫn ngang quyền với người đàn ông trong việc sở hữu khối tài sản chung.

Nghĩa vụ chung của vợ chồng có thể được hiểu là nghĩa vụ phát sinh khi một bên hoặc cả hai bên vợ chống thực hiện hành vi vì lợi ích gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Nghĩa vụ chung của vợ chồng được xác định trong ba trường hợp chủ yếu sau: nghĩa vụ chung phát sinh khi vợ (chồng) hoặc cả hai vợ chồng thực hiện các giao dịch để bảo đảm các nhu cầu chung của gia đình; nghĩa vụ chung phát sinh khi vợ hoặc chồng thực hiện các hành vi tạo lập, quản lý, sửa dụng và định đoạt tài sản chung; nghĩa vụ chung phát sinh khi có sự thỏa thuận của vợ chồng và trách nhiệm liên đới trong việc làm phát sinh các nghĩa vụ tài sản.

Dựa vào việc xác định nhu cầu chung của gia đình, nghĩa vụ chung của vợ chồng sẽ dẫn đến việc quyết định hành vi sử dụng tài sản chung của vợ hoặc chồng vì nhu cầu chung của gia đình hay thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng đều có giá trị pháp lý như nhau. Ngược lại, nếu không vì nhu cầu chung của gia đình hoặc vì nghĩa vụ riêng thì về nguyên tắc không được sử dụng tài sản chung để thực hiện mà phải sử dụng tài sản riêng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Thứ ba: Quyền bình đẳng của người vợ với người chồng đối với khối tài sản chung được thể hiện trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận. Quy định tại khoản 3 điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã khẳng định: Mọi giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn, hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình thì người vợ có quyền và nghĩa vụ bàn bạc, thỏa thuận với người chồng thì những giao dịch đó mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên tài sản chung có giá trị lớn nên được hiểu như thế nào? Điều này đã được Nghị định 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn: tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng được xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng. Nhưng đến thời điểm này, dường như quy định trên không còn phù hợp nữa, nên chăng quy định

theo quan điểm của một số luật gia cho rằng: tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn là những tài sản mà pháp luật bắt buộc phải đăng kí quyền sở hữu.

Đối với những tài sản có giá trị không lớn phục vụ nhu cầu của gia đình thì chỉ cần một bên vợ hoặc chồng thực hiện và được coi là đương nhiên có sự đồng ý của người kia. Ngoài ra, trong việc thực hiện nghĩa vụ chung, người phụ nữ có quyền chủ động trong việc thực hiện các giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của gia đình, cần phải giải quyết ngay mà không cần có sự thỏa thuận hoặc được của đồng ý của người chồng. Trong trường hợp này, pháp luật quy định vợ chồng có trách nhiệm liên đới; điều này khẳng định quyền tự chủ của người chồng và quan trọng hơn nữa là của người vợ trong việc thực hiện các giao dịch dân sự thiết yếu hàng ngày, đồng thời cũng khẳng định trách nhiệm của người chồng với các hành vi dân sự hợp pháp do người vợ - người phụ nữ trong gia đình thực hiện vì lợi ích thiết yếu của gia đình.

Sự bình đẳng của người vợ trong khối tài sản chung còn được thể hiện trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung mà không có sự đồng ý của một bên, thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo quy định của pháp luật và hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Người vợ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn mà một bên - người chồng - thực hiện, xác lập không có sự đồng ý của người vợ là vô hiệu, là một phương thức quan trọng để người vợ bảo vệ quyền tài sản của mình trong quan hệ hôn nhân trước người chồng.

Thứ tư: Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ sở hữu chung với người chồng còn thể hiện ở quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng.

Vấn đề này được Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định như sau:

Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó [44].

Pháp luật Việt Nam thừa nhận vợ chồng có quyền đại diện cho nhau trước pháp luật. Đại diện giữa vợ chồng được hiểu là việc một bên vợ hoặc chồng (người đại diện) nhân danh chồng hoặc vợ mình (người được đại diện) xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện.

Quyền đại diện giữa vợ chồng đối với nhau là bình đẳng. Đây là một trong những quyền phản ánh cao nhất bình đẳng giữa vợ và chồng. Việc thừa nhận và thực hiện quyền đại diện giữa vợ và chồng có ý nghĩa to lớn xét trên cả khía cạnh xã hội và pháp lý, góp phần xóa bỏ tư tưởng vốn đã tồn tại hàng ngàn năm coi người chồng là chủ gia đình. Pháp luật hiện hành thừa nhận vợ chồng có quyền bình đẳng như nhau trong việc đại diện, khác hẳn với quy định của pháp luật phong kiến coi người chồng là chủ gia đình, còn người vợ không có năng lực pháp lý trong gia đình. Mặt khác đại diện sẽ là phương thức pháp lý cần thiết trong việc thực hiện các quyền này của chủ sở hữu tài sản trong gia đình, đảm bảo cho mọi giao dịch dân sự hợp pháp được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo lợi ích kinh tế của người phụ nữ. Điều này thể hiện rõ nhất trong tình huống người chồng đi làm ăn xa, chỉ có người vợ ở nhà. Người vợ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn, sản xuất kinh doanh nều người chồng đã có văn bản ủy quyền cho người vợ thay mặt mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung trong lúc người chồng đi vắng. Hoặc là khi người chồng mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi, quyền đại diện sẽ tạo điều kiện cho người phụ nữ

thực hiện các giao dịch vì lợi ích của người chồng cũng như của bản thân mình và các nhu cầu chung của gia đình.

Quyền đại diện giữa vợ và chồng là một trong những nội dung cơ bản để thực hiện bình đẳng giới. Quyền đại diện giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của vợ chồng. Quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng được quy định nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Bảo vệ quyền lợi của người được đại diện (vợ hoặc chồng) trong trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong các quan hệ về tài sản; bảo vệ lợi ích chính đáng của gia đình trong các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung; ngăn chặn những hành vi lạm quyền của một bên vợ hoặc chồng làm ảnh hưởng đến tài sản chung hoặc tài sản riêng; đảm bảo quyền lợi hợp pháp cũng như ngăn chặn những rủi ro trong giao dịch với người khác có quan hệ tài sản đối với vợ hoặc chồng.

Một vấn đề đặt ra là nếu người chồng là người giám hộ đương nhiên của người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự mà lợi dụng quyền giám hộ của mình để làm thiệt hại về tài sản của người vợ hoặc có những hành vi ngược đãi vợ thì giải quyết thế nào? Thực tế có trường hợp bố mẹ đẻ của người vợ mất năng lực hành vi dân sự muốn thực hiện việc giám hộ, đại diện cho con trong việc giải quyết quan hệ tài sản chung, tài sản riêng của con hoặc để bảo vệ lợi ích của người con bị mất năng lực hành vi dân sự thì pháp luật lại không cho phép [28], bởi vì người chồng đang là người giám hộ đương nhiên của người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của pháp luật dân sự thì trong trường hợp này người chồng có nghĩa vụ đại diện cho người vợ trong các giao dịch dân sự và quản lý tài sản của người vợ (Điều 67 Bộ luật Dân sự năm 2005); việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người vợ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (theo Điều 69 Bộ luật Dân sự năm 2005). Người giám sát việc giám hộ do những người thân thích của người được giám hộ cử trong số những người thân thích của người

được giám hộ; trong trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ cử người giám sát việc giám hộ (Khoản 2 Điều 59 Bộ luật Dân sự năm 2005).

Do đó, khi người chồng lợi dụng quyền giám hộ của mình để phá tán tài sản, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của người vợ thì người thân thích của người vợ - với tư cách là người giám sát việc giám hộ - có trách nhiệm, có quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, phản đối người giám hộ trong việc thực hiện các hành vi định đoạt tài sản hoặc các hành vi ngược đãi, bạo hành đối với người vợ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ (Khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự năm 2005). Đây chính là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ khi mất năng lực hành vi dân sự. Song dường như tính thực thi của quy định này chưa cao, khó vận dụng trên thực tế. Người giám sát việc giám hộ sẽ theo dõi, kiểm tra việc giám hộ như thế nào, nhất là khi người chồng với mục đích vụ lợi nhằm chiếm đoạt tài sản của người vợ đã có hành vi giấu giếm, tẩu tán tài sản hoặc thực hiện các hành vi định đoạt tài sản riêng của vợ, tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn với người thứ ba… Trong những trường hợp này rất khó bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người vợ đã mất năng lực hành vi dân sự.

Mặt khác, nếu những người thân thích của người vợ đề nghị thay đổi tư cách giám hộ đương nhiên của người chồng thì cũng rất khó tìm ra căn cứ để chứng minh rằng người chồng không đủ điều kiện giám hộ. Mặc dù Điều 70 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định các trường hợp thay đổi người giám hộ, tuy nhiên để thu thập được các chứng cứ chứng minh người chồng với tư cách là người giám hộ đương nhiên của người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ không phải là điều đơn giản, vì các hành vi do người chồng thực hiện thường được tiến hành một cách lén lút, giấu giếm, hoặc khi được phát hiện thì đã quá muộn. Do đó, trong thời gian tới các cơ quan chức năng cần có hướng dẫn cụ thể về quy định thay đổi

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 28/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí