Trong Việc Đăng Kí Quyền Tài Sản Thuộc Quyền Sở Hữu Chung

cao gấp hơn 30 lần chị B. Việc xác định công sức đóng góp cụ thể của mỗi bên vợ chồng không đặt ra, do đó không thể lấy lấy lý do chị B có thu nhập ít để đối xử không bình đẳng với chị B.

- Khối tài sản chung của vợ chồng có được là do được chuyển quyền sở hữu, do được tặng cho chung, được thừa kế chung. Với căn cứ này, cần lưu ý rằng: đối với tài sản được tặng cho chung thì thời điểm xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng phụ thuộc vào tài sản được tặng cho là động sản hay bất động sản. Nhưng trên thực tế vấn đề tặng cho tài sản đã có nhiều tranh chấp xảy ra mà người thiệt thòi phần lớn là người phụ nữ trong gia đình. Điều này có thể thấy rõ trong trường hợp cha mẹ chồng tặng quà cho con dâu trong ngày cưới, nhưng do cuộc sống hôn nhân không thuận hòa, hai vợ chồng ly hôn. Từ đây phát sinh tranh chấp tài sản, trong việc xác định món quà này là tài sản chung cho vợ chồng hay tài sản riêng của người vợ. Trong trường hợp được tặng cho chung khi áp dụng luật phải rất chú ý bảo vệ quyền của người phụ nữ. Còn đối với tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung thì chỉ phát sinh trong trường hợp vợ chồng được thừa kế theo di chúc. Lúc này di chúc sẽ là căn cứ xác lập quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản đó.

- Trong thời kỳ hôn nhân, tài sản là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung là tài sản chung; tuy nhiên, hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng thì pháp luật chưa có quy định rõ. Do đó khi có tranh chấp xảy ra có thể có nhiều cách hiểu, cách áp dụng khác nhau.

Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ đối với khối tài sản chung được xác lập từ căn cứ này cần quan tâm đến trường hợp hoa lợi, lợi tức có giá trị rất lớn từ việc khai thác tài sản. Vấn đề kiểm soát hoa lợi, lợi tức trên thực tế thường gặp rất nhiều khó khăn, nếu người chồng cố tình che giấu hoa lợi, lợi tức thì trong trường hợp này thì khối tài sản chung phục vụ cho đời sống gia đình cũng như quyền lợi của người vợ trong việc sở hữu khối tài sản chung này sẽ bị ảnh hưởng.

- Thu nhập hợp pháp khác phát sinh trong thời kỳ hôn nhân cũng là một căn cứ xác lập nên khối tài sản chung của vợ chồng. Các khoản thu nhập này có thể gồm các khoản tiền thưởng mà vợ, chồng nhận được do lao động mang lại, khoản tiền trúng xổ số, các khoản trợ cấp như trợ cấp thai sản, trợ cấp thôi việc, tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự. Với những căn cứ xác lập nguồn thu nhập hợp pháp này, cần phải xác định và giải thích rõ cho người phụ nữ hiểu được để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Đối với những khoản thu nhập này dù là phát sinh đối với một bên vợ chồng nhưng pháp luật quy định vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Do đó cả vợ và chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt như nhau đối với những tài sản này.

- Những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung (thực chất đây là tài sản riêng của một bên nhưng họ đã tự nguyện nhập vào tài sản chung). Về căn cứ và thời điểm tài sản riêng được nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2000 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 70/2001/NĐ-CP) đã hướng dẫn như sau: Vợ hoặc chồng nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn vào khối tài sản chung của vợ chồng thì phải thực hiện bằng văn bản có chữ ký của vợ chồng; văn bản này là chính là căn cứ pháp lý để xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với tài sản đó. Dựa vào quy định này, người phụ nữ trong trường hợp này hoàn toàn có quyền đề nghị người chồng áp dụng chính xác quy định của pháp luật khi người chồng có ý định muốn nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung. Bằng việc nắm chắc quy định của pháp luật chính là tự bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và tránh xảy ra tranh chấp.

- Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm cả quyền sử dụng đất. Theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì quyền sử dụng đất do nhà nước cấp, giao, cho thuê sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, dù chỉ ghi tên một người trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất do vợ chồng

được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung là tài sản chung của vợ chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi tên của cả vợ và chồng.

Trên thực tế, có trường hợp khi người con lập gia đình, cha mẹ (bên vợ hoặc bên chồng) đã giao cho vợ chồng người con một phần đất; có trường hợp cha mẹ còn cho vợ chồng người con vật liệu xây dựng hoặc tiền để xây dựng nhà trên đất. Việc cho đất nói trên thường không lập giấy tờ (trong một số trường hợp có lập giấy tờ nhưng chưa đúng thủ tục do pháp luật quy định). Thông thường khi vợ chồng người con sồng hòa thuận thì cha mẹ không đòi lại quyền sử dụng đất; nhưng khi vợ chồng người con ly hôn thì tranh chấp quyền sử dụng đất xảy ra tương đối nhiều. Vậy trường hợp nào được coi là cha mẹ đã cho vợ chồng người con quyền sử dụng đất, trường hợp nào thì chưa cho. Khi giải quyết các tranh chấp này, Tòa án các cấp đã gặp khó khăn, lúng túng vì chưa có hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên dẫn tới việc giải quyết vụ án có khác nhau. Những loại vụ việc này xảy ra trong thực tế khá nhiều. Vì do tình cảm giữa cha mẹ và các con nên khi cho quyền sử dụng đất, các bên không thực hiện đúng các thủ tục về mặt pháp lý, dẫn đến việc khi có tranh chấp xảy ra không có cơ sở để giải quyết. Tuy nhiên trên thực tế cần thừa nhận rằng việc cho các con quyền sử dụng đất là có thực, các con đã làm nhà ở trên đất đó nhiều năm, nên không thể không thừa nhận quyền sử dụng đất đó là cha mẹ đã cho vợ chồng. Trong thời gian tới cần có văn bản hướng dẫn để thống nhất trong quá trình giải quyết các tranh chấp loại này ở các Tòa án.

Như vậy, với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về việc tạo lập khối tài sản chung của vợ chồng là sự cụ thể hóa nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình, là sự cụ thể hóa vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ. Quyền bình đẳng trong việc tạo lập khối tài sản chung giữa vợ với chồng thể hiện ở hai khía cạnh: người phụ nữ - người vợ trong gia đình có quyền và cơ hội ngang với người chồng trong việc xây dựng khối tài sản chung của vợ chồng; xét ở khía cạnh bình đẳng giới, trong nhiều trường hợp, người phụ nữ - người vợ trong gia đình không trực

tiếp tạo ra của cải vật chất để xây dựng khối tài sản chung song họ vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với khối tài sản ngang bằng với người chồng. Quy định về các căn cứ tạo lập tài sản chung của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định quyền sở hữu tài sản của người vợ trong thời kỳ hôn nhân cũng như khi có tranh chấp xảy ra.

2.1.1.2. Trong việc đăng kí quyền tài sản thuộc quyền sở hữu chung

Trong đời sống gia đình nói chung, trong đời sống vợ chồng nói riêng, vấn đề đăng kí quyền sở hữu tài sản rất phức tạp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế hiện nay.

Theo quan điểm của một số luật gia thì đăng kí quyền sở hữu tài sản của vợ chồng là việc công nhận và chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tài sản nhằm xác định về mặt pháp lý tài sản đó thuộc sở hữu chung hay sở hữu riêng của vợ chồng.

Khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Tài sản chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng" [44]. Đây là quy định mới và tiến bộ so với Luật Hôn nhân và gia đình trước đây, nhằm bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của các thành viên trong gia đình.

Vậy vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong việc đăng ký sở hữu tài sản thuộc sở hữu chung được thể hiện như thế nào?

Xét về bản chất thì việc đăng kí quyền sở hữu tài sản là một trong những biện pháp công khai các quyền tài sản. Khi tài sản đó được đăng kí sở hữu là tài sản chung của vợ chồng thì người vợ và người chồng trong gia đình là chủ sở hữu tài sản, bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Việc đăng ký quyền sở hữu tài sản thuộc sở hữu chung chính là một biện pháp bảo vệ quyền của vợ chồng đối với tài sản, trong đó thiết thực nhất là bảo vệ quyền của người phụ nữ. Kết quả của việc việc đăng ký quyền sở hữu là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, là chứng cứ để xác định khối tài sản chung của vợ chồng, là căn

cứ pháp lý để giúp người phụ nữ trong gia đình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, là cơ sở để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ mình trước hành vi xâm phạm của người thứ ba hoặc ngay của người chồng về tài sản.

Việc đăng kí quyền sở hữu tài sản đứng tên cả vợ chồng là một bước tiến bộ lớn trong pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận và kiểm soát nguồn lực của người phụ nữ trong gia đình. Việc đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu - quyền sử dụng đất của người vợ tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng cho người vợ trong việc tham gia các giao dịch dân sự với người khác ngang bằng với người chồng. Ngược lại, khi người chồng sử dụng những tài sản này vào các giao dịch thì sự thể hiện ý chí của người vợ là bắt buộc và phải công khai, minh bạch thì giao dịch mới có hiệu lực.

Theo quy định của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng kí quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng bao gồm nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu; nếu tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng đã đăng kí quyền sở hữu trước ngày nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên một trong hai bên thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại Giấy tờ đăng kí quyền sở hữu tài sản để ghi tên cả hai vợ chồng; nếu vợ chống không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng kí quyền sở hữu tài sản, tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Mặc dù pháp luật đã quy định, tài sản chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng, song trên thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp tài sản chung của vợ chồng nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của một bên mà chủ yếu là ghi tên người chồng. Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới tiến hành với sự tài trợ của Unicef thì tỷ lệ đứng tên giấy tờ sở hữu/quyền sử dụng một số tài sản của người vợ so với người chồng được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Người đứng tên giấy tờ sở hữu/quyền sử dụng một số tài sản phân theo thành thị - nông thôn

Đơn vị tính: (%)



Tài sản

Thành thị

Nông thôn

Vợ

Chồng

Vợ và chồng

Vợ

Chồng

Vợ và chồng

Nhà/ đất ở

20.9

61.1

18

7.3

88.6

4.2

Đất canh tác, đất đồi rừng

15.2

76.9

7.9

8.0

87.2

4.8

Cơ sở sản xuất, kinh doanh

53.0

40.0

6.9

31.4

62.4

6.2

Ô tô

25.0

75.0

00

18.2

77.7

4.0

Xe máy

12.1

67.9

20.0

8.0

87.8

4.2

Ghe/thuyền máy

2.2

79.2

18.7

2.8

92.5

4.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 5

Nguồn: Điều tra gia đình Việt Nam 2006 - do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới tiến hành với sự tài trợ của Unicef, 2006.

Qua bảng trên cho thấy, đa phần vẫn là người đàn ông, người chồng trong gia đình đứng tên giấy tờ sở hữu. Thực trạng này đã tạo ra sự bất bình đẳng đối với người phụ nữ. Không có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu dẫn đến hệ lụy: người phụ nữ khó chứng minh hoặc không chứng minh được quyền sở hữu tài sản của mình. Tuy nhiên, bảng số liệu trên cũng đã dự báo tín hiệu chứng tỏ mối quan hệ giữa vợ và chồng về quyền sở hữu tài sản lớn trong gia đình đã dần dần thay đổi, xu hướng phụ nữ ngày càng có nhiều quyền sở hữu các tài sản của hộ gia đình hơn. Đối với các tài sản lớn như nhà ở, ô tô, xe máy thì trong tương quan với người chồng, người phụ nữ ở thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn ở nông thôn; đối với ghe thuyền, thì người phụ nữ ở thành thị chiếm tỷ lệ thấp hơn nông thôn, do sự phân công lao động xã hội ở thành thị khác nông thôn.

* Việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong vấn đề đăng kí quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2006 hay là Luật Đất đai năm 2003 thì trong phần ghi tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở

hữu nhà ở và tài sản khác đều quy định: "… Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì đều phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng" (Luật Đất đai năm 2003), "trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì ghi tên của cả vợ và chồng" (Luật Nhà ở năm 2006). Vậy là xét ở góc độ đảm bảo quyền của người phụ nữ, thì pháp luật Hôn nhân và gia đình nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung đã bảo vệ tối đa quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực đăng ký quyền sở hữu tài sản đối với nhà ở và quyền sử dụng đất, bảo vệ quyền đối với tài sản của phụ nữ và nam giới trong gia đình và nhằm hạn chế những tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong quá trình chung sống. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn.

Tìm hiểu về nhận thức của người dân về việc ai là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác, qua đó có thể thấy quan điểm về việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực này. Số liệu của Cuộc điều tra bình đẳng giới năm 2005-2006 do Viện khoa học xã hội Việt Nam tiến hành [61] sẽ thể hiện quan niệm việc chồng hay vợ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác theo khu vực sinh sống:

Bảng 2.2: Quan niệm về việc chồng hay vợ đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác theo khu vực sinh sống

Đơn vi tính: (%)



Thành thị

Nông thôn


Hai vợ chồng

Chỉ chồng đứng tên

Chỉ vợ đứng tên

Ai cũng được

Hai vợ chồng

Chỉ chồng đứng tên

Chỉ vợ đứng tên

Ai cũng được

Nhà

57.6

13.1

3.2

25.4

60.2

23.1

1.1

14.9

Đất

57.6

13.9

3.2

25.6

59.5

23.9

1.2

14.7

Nguồn: Điều tra bình đẳng giới năm 2005-2006, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Theo số liệu của cuộc điều tra về bình đẳng giới trên cho thấy đa số người dân cho rằng những tài sản do hai vợ chồng tạo dựng nhất thiết phải đứng tên cả hai vợ chồng.

Qua bảng trên cho thấy, đa số người dân đồng tình với việc cả vợ và chồng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác. Nhưng cũng cho thấy tồn tại nhận thức ở khu vực nông thôn quan niệm chỉ cần người chồng đứng tên tài sản nhà/đất phổ biến hơn người dân ở thành thị.

Điều này chứng tỏ một thực trạng: mặc dù pháp luật đã có quy định rõ ràng về việc đứng tên tài sản do hai vợ chồng tạo lập nhưng trong nhận thức của người dân vẫn chưa thống nhất. Vậy thực tế của vấn đề này như thế nào? Đại đa số trong gia đình Việt Nam, người chồng là người đứng tên tài sản nhà đất. Hiện nay, trong tiến trình của Dự án Luật Đất đai 2003 sửa đổi, một trong những vấn đề đang được nhiều người quan tâm chính là làm thế nào để quyền tiếp cận đất đai của người phụ nữ trong luật thực định được thực thi có hiệu quả. Mới đây, một nghiên cứu về vấn đề này do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ đã được công bố nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này cho thấy: tỷ lệ phụ nữ đứng tên chủ quyền đất ở và các loại đất khác thấp hơn so với nam giới, ở nông thôn thấp hơn thành thị. Tỷ lệ phụ nữ đứng tên trên giấy chứng nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đứng tên cùng chồng có xu hướng cao hơn khi đó là đất của cha mẹ để lại, đất được cấp cho vợ hoặc chồng hoặc đất họ cùng mua sau khi kết hôn. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, tỷ lệ người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: 44% là chồng, 22% là hai vợ chồng, 19,7% là vợ, 7,4% là người khác, 6,9% là bố mẹ [11] .

Từ những số liệu trên (về nhận thức và thực tế của việc đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác) phản ánh một thực tế: mặc dù pháp lật đã quy định về việc đăng kí tên hai vợ chồng

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 28/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí