Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Nhân Thân Giữa Vợ Và Chồng

Phương thức yêu cầu cơ quan, tổ chức can thiệp bảo vệ là một biện pháp dân sự do chủ thể thực hiện. Trên cơ sở pháp luật ghi nhận các quyền nhân thân của phụ nữ, người phụ nữ được áp dụng biện pháp yêu cầu cơ quan, tổ chức bảo vệ để kịp thời xử lý hành vi xâm phạm quyền của mình. Khoản 1 Điều 5 của Luật Phòng chống bạo lực năm 2007 gia đình quy định:

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này [31].

Mặt khác, do phụ nữ là "phái yếu" nên bảo vệ quyền phụ nữ cần được xem xét và ghi nhận dựa trên cơ sở những yếu tố đặc thù về giới, nghĩa là pháp luật phải ghi nhận quyền của người phụ nữ dựa trên cơ sở bình đẳng giới. Việc bảo vệ quyền của người phụ nữ hiện nay đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản liên quan.

Bảo vệ quyền của người phụ nữ được thực hiện toàn diện trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục, văn hóa, hôn nhân - gia đình. Trong Hiến pháp vấn đề quyền của người phụ nữ luôn được thể hiện nhất quán, quyền bình đẳng của phụ nữ ngày càng được quy định mở rộng và hoàn thiện hơn qua các bản Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013, thể hiện tinh thần bảo vệ quyền của người phụ nữ ngay trong các quy định mang tính nguyên tắc về chế độ hôn nhân và gia đình. Cụ thể, Điều 36 quy định:

1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.

2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hệ quyền lợi của người mẹ và trẻ em [33].

Với quy định trên người phụ nữ cần phải được đảm bảo quyền lợi của mình trên mọi lĩnh vực, nhất là trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Quy định của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quy định cụ thể về quyền của người phụ nữ trong các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự năm 2005, Luật bình đẳng giới năm 2006, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014… Theo đó, Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 đã có sự quy định về quyền của người phụ nữ tại Điều 40 Mục 2 Quyền nhân thân như sau: "Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững" [29].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Luật HN&GĐ năm 2014 với tư cách là đạo luật quy định trực tiếp, cụ thể về quan hệ hôn nhân và gia đình đã đưa ra nhiều quy định liên quan đến quyền của người phụ nữ cũng như những bảo đảm trong việc thực hiện quyền của họ. Trong các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, Luật quy định: "Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng" [34, khoản 1 Điều 2] và "Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình" [34, khoản 4 Điều 2]. Các nguyên tắc cơ bản này tạo nền tảng pháp lý cho việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Trên cơ sở đó, Luật HN&GĐ năm 2014 đã cụ thể hóa quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng từ Điều 17 đến Điều 27.

Như vậy, bảo vệ quyền của người phụ nữ được hiểu là: hệ thống các biện pháp, cách thức được pháp luật quy định nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ, có hiệu quả các quyền con người của phụ nữ trên thực tế cũng như xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền của người phụ nữ.

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 3

1.1.3. Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng

1.1.3.1. Khái niệm bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng

Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh thần của cá nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Điều 24 BLDS năm 2005 quy định: "Quyền nhân thân được quy định trong Bộ Luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" [29].

Sự kiện kết hôn làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản, trong đó các quyền về nhân thân đóng vai trò quan trọng trong đời sống vợ và chồng, là cơ sở đảm bảo cho gia đình thực hiện tốt chức năng xã hội. Từ quy định tại Điều 24 BLDS năm 2005, quyền nhân thân của vợ và chồng được hiểu là quyền gắn liền với vợ và chồng, phát sinh trên cơ sở kết hôn hợp pháp, liên quan đến lợi ích tinh thần của vợ và chồng, không có nội dung kinh tế, không định giá được thành tiền và không thể chuyển giao cho người khác.

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là một nội dung quan trọng góp phần hạn chế hành vi xâm phạm quyền của người vợ, tạo cơ sở để thực hiện quyền bình đẳng của người vợ đối với người chồng trong đời sống hôn nhân và gia đình.

Từ khái niệm bảo vệ quyền của người phụ nữ như đã phân tích tại mục 1.1.2 ta có thể hiểu bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là hệ thống các biện pháp, cách thức được pháp luật quy định nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ cũng như xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi xâm phạm quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Theo đó, các quyền nhân thân của người vợ cần được bảo vệ như quyền được yêu thương, chung thủy, chăm sóc; quyền được thực hiện chính sách dân số; quyền đại diện; quyền được lựa chọn nơi cư trú…

Từ khái niệm trên đây rút ra được một số đặc điểm của quyền nhân thân của người vợ trong quan hệ giữa vợ và chồng như sau:

Thứ nhất, quyền nhân thân của người vợ phát sinh trên cơ sở hôn nhân hợp pháp và tồn tại trong suốt thời kì hôn nhân. Các quyền nhân thân này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tức là, quyền nhân thân của người vợ sẽ được bắt đầu bằng việc đăng kí kết hôn và sẽ chấm dứt khi sau khi có quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực hoặc khi người chồng chết hoặc người chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

Thứ hai, quyền nhân thân của người vợ luôn gắn liền với chồng, không thể chuyển dịch cho người khác (không thể do người khác thực hiện thay). Đặc điểm này xuất phát từ những đặc trưng của quyền nhân thân và tính chất của quan hệ vợ chồng. Theo đó, các quyền nhân thân của người vợ như quyền được yêu thương, chung thủy, chăm sóc; quyền được thực hiện kế hoạch hóa gia đình…là những quyền gắn liền với chồng, liên quan đến lợi ích tinh thần của vợ và chồng nên các quyền nhân thân trên không thể chuyển giao cho người khác.

Từ những phân tích nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng, việc bảo vệ quyền của người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện quan hệ vợ chồng tiến bộ, đảm bảo quyền bình đẳng thực chất cho người phụ nữ trên thực tế.

1.1.3.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng

Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ nói chung và bảo vệ quyền của người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng nói riêng xét trên hai phương diện lý luận và thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này thể hiện ở những nội dung sau đây:

- Bảo vệ quyền của người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng góp phần xóa bỏ tư tưởng gia trưởng - phong kiến, quyền áp đặt của

người chồng. Trong quan hệ nhân thân với người chồng, người vợ phải được bình đẳng khi quyết định các vấn đề quan trọng của gia đình.

- Bảo vệ quyền nhân thân của người vợ là cơ sở cho việc phòng chống bạo lực gia đình, cũng như để đảm bảo bình đẳng về giới thực chất giữa vợ và chồng trên thực tế.

- Bảo vệ quyền nhân thân của người vợ có tác động to lớn trong việc bảo đảm vị thế, vai trò của người vợ trong gia đình và xã hội. Bởi lẽ, dưới góc độ đặc thù về giới, người phụ nữ luôn là phái yếu trong xã hội. Trong gia đình người vợ phải thực hiện chức năng làm mẹ, chăm sóc gia đình… Bởi vậy, việc tạo điều kiện để người vợ thực hiện thiên chức của mình, được thể hiện bản thân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khẳng định tầm quan trọng của người vợ trong đời sống gia đình và xã hội.

- Ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ quyền của người vợ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng còn thể hiện ở việc xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm quyền nhân thân của người vợ, qua đó có thể khắc phục thiệt hại gây ra đối với người vợ và răn đe đối với những cá nhân liên quan nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng quyền nhân thân của người vợ trên thực tế.

- Mặt khác, việc pháp luật công nhận và bảo vệ quyền của người phụ nữ về nhân thân đảm bảo sự tương đồng hài hòa với pháp luật quốc tế và xu hướng tiến bộ của nhân loại trong việc bảo đảm quyền của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng. Điều đó phù hợp với những cam kết của Việt Nam với các điều ước quốc tế ký kết như: Công ước ILO, Công ước CEDAW…

1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG Ở VIỆT NAM

1.2.1. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật trước Cách mạng

tháng Tám năm 1945

Là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật không chỉ chịu chi phối của cơ sở hạ tầng sinh ra nó, mà bên cạnh đó pháp luật còn chịu ảnh hưởng

bởi các yếu tố tâm lý xã hội, phong tục tập quán, truyền thống... Bởi vậy, qua mỗi thời kì phát triển của xã hội, pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa người vợ và người chồng mang những nội dung khác nhau.

1.2.1.1. Quyền của người phụ nữ trong cổ luật Việt Nam

Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trong pháp luật phong kiến được thể hiện ở những nội dung sau:

* Quyền nhân thân thể hiện quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng

Pháp luật phong kiến thể hiện sự phân biệt đối xử khá rõ ràng trong các quy định về nhân thân giữa vợ và chồng, như: người vợ phải "phục tùng chồng và chịu sự dạy dỗ của người chồng" (Điều 481 Bộ luật Hồng Đức)… Song bên cạnh đó cũng có những nét riêng ít nhiều bảo vệ quyền nhân thân của người vợ, như: "Phàm người chồng bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình lên quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì cho hạn 1 năm. Vì việc quan phải đi xa không theo luật này" ( Điều 308 Bộ luật Hồng Đức). Bên cạnh đó, Bộ Luật Hồng Đức cũng quy định xử nặng đối với trường hợp xâm phạm thân thể của người vợ. Điều 404 nếu "người chồng đánh vợ bị thương thì xử như tội đánh người bị thương nhưng nhẹ hơn 3 bậc" hay trong Điều 309 buộc người chồng phải tôn trọng thứ bậc của người vợ trong gia đình "Ai lấy nàng hầu lên làm vợ thì xử tội phạt, vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì xử tội biếm". Sau này, nhà làm luật triều Nguyễn soạn trong Hội điển điều tương tự: "Phàm kẻ nào đem vợ cả làm vợ lẽ phải phạt 100 trượng. Vợ cả còn sống mà đem vợ lẽ làm vợ cả, phải phạt 90 trượng". Quy định này thể hiện nét nhân văn sâu sắc của Bộ Luật Hồng Đức trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ.

* Quyền nhân thân của người vợ trong mối quan hệ với các con

Theo lễ giáo phong kiến thì người chồng là người chủ gia đình (người gia trưởng) và trong mối quan hệ với các con về thực chất người chồng chiếm ưu thế hơn người vợ, mọi quyết định trong gia đình đều trên cơ sở ý kiến của người gia trưởng (người chồng, người cha trong gia đình). Vì thế, về cơ bản pháp luật vẫn thể hiện sự phân biệt đối xử đối với người vợ sinh ra là để làm

"việc nhà" và phải có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, và dường như nghĩa vụ nuôi dạy con cái chỉ là nghĩa vụ từ phía của người mẹ. Chính vì thế, trong mối quan hệ đối với các con, quyền của người vợ được thể hiện trong trường hợp: "khi ly hôn, con cái thường thuộc về chồng, nhưng nếu muốn giữ con, người vợ có quyền đòi chia một nữa số con" (Điều 310 Bộ luật Hồng Đức). Quy định này góp phần tạo điều kiện cho người mẹ được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, được thực hiện chức năng cao cả của mình.

* Bảo vệ quyền của vợ trong việc ly hôn

Có thể nói, các quy định của pháp luật phong kiến liên quan đến quyền ly hôn giữa vợ và chồng phần nào bảo vệ quyền lợi của người vợ trong trường hợp "tam bất khứ" nghĩa là kể cả khi người vợ phạm vào "thất xuất" thì trong ba trường hợp sau thì người chồng không được phép ly hôn người vợ:

- Khi người vợ để tang nhà chồng được ba năm;

- Khi người vợ, chồng lấy nhau nghèo về sau giàu có;

- Khi vợ, chồng lấy nhau, vợ còn bà con họ hàng, lúc bỏ nhau vợ không còn bà con nào để trở về (Điều 165 Bộ luật Hồng Đức).

Đây là những quy định tốt, bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho người vợ. Mặc dù pháp luật phong kiến được xây dựng trên nguyên tắc bảo vệ quyền của người gia trưởng, đảm bảo quyền lợi của người cha, người chồng trong gia đình nhưng đã thể hiện những nét tiến bộ khi quy định bảo vệ quyền nhân thân của người vợ. Đó cũng là những giá trị của pháp luật thời kì này và cũng là những điểm sáng chỉ có ở pháp luật phong kiến Việt Nam, mang màu sắc Việt Nam, thể hiện truyền thống Việt Nam về ghi nhận và bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ.

1.2.1.2. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật Việt Nam thời kì pháp thuộc

Kế thừa những nội dung tiến bộ về quyền của người phụ nữ mà pháp luật phong kiến Việt Nam đã ghi nhận, pháp luật thời kì này cũng có một số

quy định thể hiện được quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng thông qua việc quy định duyên cớ mà người vợ có thể xin ly hôn người chồng. Cụ thể, Điều 118 Bộ luật Trung Kì 1936 quy định cho phép người vợ có thể xin ly hôn trong những trường hợp sau đây:

- Chồng không làm những nghĩa vụ đã cam kết khi kết hôn là phải nuôi dưỡng con tùy theo kế sinh nhai;

- Chồng bỏ nhà đi quá hai năm không có lý do chính đáng và không lo liệu việc nuôi nấng con cái;

- Không có lý do chính đáng mà chồng đuổi vợ con ra khỏi nhà.

Có thể nói rằng, những quy định này bắt đầu thể hiện việc "cởi trói" cho người phụ nữ. Các quy định về duyên cớ mà theo đó người vợ có thể xin ly hôn đem đến cho người vợ một sự bình đẳng nhất định so với người chồng. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của quan niệm bảo vệ quyền gia trưởng nên người đàn ông vẫn là "người nắm quyền hành xử", người vợ vẫn chỉ là người thực hiện mệnh lệnh từ phía người chồng.

1.2.2. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

1.2.2.1. Quyền của người phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình giai đoạn từ 1945 đến 1954

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chấm dứt sự tồn tại của Nhà nước phong kiến thực dân. Ngày 9 tháng 11 năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được thông qua. Hiến pháp năm 1946 khẳng định vị thế của một Nhà nước độc lập với bạn bè quốc tế. Bản Hiến pháp này đã mở ra một thời kì mới cho người phụ nữ được bình đẳng trước pháp luật, Điều 9 Hiến pháp quy định "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện". Tuy nhiên, vào thời điểm này chúng ta chưa xây dựng được một văn bản pháp luật HN&GĐ hoàn chỉnh, thể

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí