Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Sở Hữu Tài Sản Riêng Của Vợ, Chồng

Đối với tài sản chung là quyền sử dụng đất thì việc chia quyền sử dụng đất phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng. Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Việc chia quyền sử dụng đất gắn liền với nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất của mỗi bên vợ chồng có ý nghĩa thiết thực, nhằm đảm bảo đời sống của vợ, chồng, đảm bảo cho vợ chồng có thể tiếp tục sản xuất trên đất để ổn định cuộc sống sau khi ly hôn, đồng thời không bỏ hoang hóa đất…

Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người vợ trong việc giải quyết chia tài sản chung khi ly hôn là một nguyên tắc. Đây chính là một quy định có tính nguyên tắc, xuyên suốt của pháp luật, tạo mọi điều kiện thuận lợi bảo vệ người phụ nữ trong bất kỳ tình huống nào, và đòi hỏi phải được các Tòa án áp dụng triệt để khi giải quyết ly hôn.

* Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết. Việc chia tài sản chung của vợ chồng có thể đặt ra trong trường hợp một bên chết trước Khi đó vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau. Vì vậy phần này sẽ được trình bày trong phần thừa kế tài sản của vợ chồng.

Tóm lại, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ sở hữu tài sản chung góp phần bảo đảm quyền về tài sản cho người phụ nữ, góp phần thực hiện chính sách bình đẳng giới. Với nội dung đã phân tích ở trên chứng tỏ rằng: từ việc bình đẳng trong

tạo lập tài sản, đến quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung …là một sự thống nhất cao độ của pháp luật để bảo vệ người phụ nữ trong quan hệ sở hữu với người chồng.

2.1.2. Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng

Điều 58 Hiến pháp 1992 đã công nhận: "Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành…Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân" [42]. Đây là nguyên tắc hiến định và cơ sở pháp lý để pháp luật hôn nhân và gia đình quy định căn cứ xác định tài sản riêng và trách nhiệm về của vợ chồng đối với tài sản riêng trong đời sống gia đình.

Xuất phát từ các quyền cơ bản của công dân, từ tính độc lập về tài sản, phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt về tài sản của công dân, Luật Hôn nhân và gia đình đã trao cho vợ, chồng quyền có tài sản riêng, vợ, chồng bình đẳng trong việc tự định đoạt tài sản riêng với tư cách là chủ sở hữu.

Qua việc nghiên cứu về chế độ pháp lý của vợ chồng đối với tài sản riêng để làm rõ vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ sở hữu tài sản riêng trong đời sống hôn nhân giữa vợ và chồng.

2.1.2.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, việc xác định tài sản riêng của vợ chồng căn cứ vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc tài sản.Về nguyên tắc, những tài sản mà vợ, chồng có trước khi kết hôn là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 8

Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và

Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung [44].

Theo quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản riêng của vợ hoặc của chồng được xác lập theo các căn cứ sau:

- Tài sản riêng được xác lập bởi những thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của vợ hoặc chồng trước khi kết hôn.

Theo căn cứ này người phụ nữ có quyền có tài sản từ lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, những thu nhập này có trước khi kết hôn là tài sản riêng của người phụ nữ.

Có thể thấy đây là một điểm khác biệt so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không thừa nhận khối tài sản riêng, tất cả tài sản vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Do đó, khi kết hôn, vợ, chồng không còn quyền sở hữu tài sản riêng.

- Người vợ được chuyển quyền sở hữu tài sản do được tặng cho, được thừa kế trước khi kết hôn hoặc được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản đó là tài sản riêng của người vợ.

Đối với căn cứ xác lập tài sản riêng này cần lưu ý: thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản là động sản khác tài sản là bất động sản. Theo quy định tại Điều 467 Bộ luật Dân sự 2005, nếu tặng cho là bất động sản thì hợp đồng phải thực hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu tài sản tặng cho là động sản mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm đăng kí. Trong những trường hợp này, cần phải tuân thủ quy định của pháp luật thì những tài sản được chuyền quyền sở hữu mới trở thành tài sản riêng của người vợ.

Đối với tài sản mà người vợ được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân thì có thể là thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nếu là thừa kế theo di chúc thì di chúc là căn cứ pháp lý xác lập quyền sở hữu riêng về tài sản của người vợ; nếu là thừa kế theo pháp luật thì căn cứ xác lập quyền sở hữu riêng về tài sản của người vợ sẽ dựa vào quy định của pháp luật.

- Tài sản riêng của người vợ được xác lập khi chia tài sản chung theo thời kỳ hôn nhân theo theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 và Điều 30 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản mà người vợ được chia từ khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài riêng của người vợ. Như vậy sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản riêng của người vợ.

- Theo quy định tại điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, khoản 1 Điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng.

Bằng việc quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng, pháp luật đã bảo đảm cho người vợ - người phụ nữ trong gia đình có thể thực hiện các nghĩa vụ về tài sản một cách độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của người chồng; đồng thời còn góp phần ngăn chặn hiện tượng kết hôn nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng. Pháp luật quy định quyền sở hữu tài sản riêng của người vợ là một bảo đảm pháp lý quan trọng để có thể thực hiện quyền bình đẳng trên thực tế giữa vợ và chồng, xóa bỏ hiện tượng người vợ phụ thuộc vào người chồng trong xã hội phong kiến trước kia.

2.1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng

* Theo quy định của Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì về nguyên tắc, người vợ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình không phụ thuộc vào ý chí của người chồng. Người vợ có quyền tự

quản lý tài sản riêng. Trong trường hợp vì lý do công tác hoặc bệnh tật mà người vợ không thể tự mình quản lý được tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì người chồng có quyền quản lý tài sản đó. Quy định này cũng áp dụng tương tự cho người chồng. Đối với tài sản riêng của người chồng mà họ không thể tự mình quản lý được và người chồng cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì người vợ có quyền quản lý tài sản đó. Quy định này đảm bảo sự bình đẳng của vợ chồng trong việc quản lý, chiếm hữu tài sản riêng của nhau. Quy định này cũng phù hợp với tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân và thực tế đời sống của vợ chồng.

* Vấn đề sử dụng tài sản riêng do chủ sở hữu quyết định nhưng trong cuộc sống gia đình, việc sử dụng tài sản riêng có thể đảm bảo cho nhu cầu của đời sống gia đình, nên việc phân định tài sản riêng chỉ có ý nghĩa trong việc định đoạt tài sản. Xuất phát từ lợi ích gia đình, ngoài việc quy định về quyền quản lý, quyền chiếm hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng, khoản 5 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định một vấn đề mới, đó là hạn chế quyền định đoạt của vợ, chồng với tài sản riêng vì lợi ích chung của gia đình: "Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng" [44]. Quy định này thể hiện truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, luôn có sự đoàn kết, yêu thương, chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Mặc dù theo luật định, vợ chồng có quyền có tài sản riêng, nhưng trên thực tế cuộc sống chung của vợ chồng thường không phân biệt các tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Đó cũng là bảo đảm lợi ích chung của toàn bộ xã hội, vì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Sự tồn tại bền vững của gia đình là cơ sở tạo cho xã hội ổn định, phát triển. Quy định này còn xuất phát từ cách điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình: các chủ thể thực hiện quyền của mình xuất phát từ lợi ích chung của gia đình, tạo điều kiện để gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội của mình.

Mặt khác cũng xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích chung của gia đình trong đó có quyền lợi của người phụ nữ nên nếu tài sản chung của vợ, chồng không đủ để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình thì "tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình" [44, Khoản 4 Điều 33]. Những tài sản đã chi dùng cho gia đình thì người có tài sản không được quyền đòi lại nữa. Quy định này đòi hỏi mỗi bên vợ chồng phải có trách nhiệm đối với đời sống chung của gia đình. Ví dụ như trường hợp con ốm, chồng đi vắng nhà, chồng có chiếc nhẫn vàng là tài sản riêng; lúc này trong nhà hết tiền, người vợ đã lấy chiếc nhẫn đi bán để mua thuốc và chăm sóc con. Trong trường hợp này tài sản riêng của chồng được người vợ lấy để mua thuốc chữa bệnh cho con; đây là nhu cầu cấp thiết của gia đình, do đó người chồng không có quyền đòi lại tài sản.

Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản riêng không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của họ nên trong những trường hợp cần chia tài sản của vợ chồng thì tài sản riêng của người nào vẫn thuộc về người ấy. Điều quan trọng là trong trường hợp có tranh chấp, người có tài sản riêng phải chứng minh được tài sản riêng đó là của mình, nếu không chứng minh được thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng.

* Quyền của người vợ đối với tài sản riêng của mình còn được pháp luật bảo vệ qua quy định: có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung. Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng.

* Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ sở hữu tài sản riêng còn được thể hiện rõ qua quy định: nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Việc pháp luật quy định về nghĩa vụ tài sản của vợ chồng nói chung cũng như nghĩa vụ riêng của mỗi bên sẽ giúp vợ chồng thực hiện quyền sở hữu của mình trong các quan hệ tài sản, tạo cơ sở pháp lý để phân định rõ trách nhiệm của vợ, chồng trong quản

lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mỗi người, bảo đảm lợi ích gia đình cũng như của cá nhân người vợ, người chồng, tạo cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.

Nghĩa vụ riêng của vợ, chồng có thể được hiểu là các nghĩa vụ phát sinh do hành vi không vì lợi ích gia đình của một bên vợ hoặc chồng thực hiện trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân. Các nghĩa vụ riêng có thể là những khoản nợ không vì lợi ích của gia đình phát sinh trước khi kết hôn, nợ phát sinh trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật… Các nghĩa vụ riêng được thanh toán từ tài sản riêng của người có nghĩa vụ, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.‌

Có thể nói, các quy định về tài sản riêng bảo đảm cho vợ, chồng có điều kiện phát triển những khả năng của bản thân, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng gia trưởng từ phía người chồng, bảo vệ người phụ nữ không bị lệ thuộc kinh tế vào người chồng, đảm bảo cho việc duy trì, phát triển, ổn định đời sống gia đình.


2.2. BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ THỪA KẾ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

2.2.1. Cơ sở pháp lý về quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng

Quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng được pháp luật quy định tại Điều 669, 676, Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó "vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật".

Khi một bên vợ hoặc chồng chết trước hoặc khi bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống sẽ được thừa kế tài sản của vợ hoặc chồng mình đã chết. Vợ chồng có quyền bình đẳng với nhau trong quan hệ thừa kế tài sản của nhau. Vợ chồng được thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước

theo pháp luật hoặc theo di chúc. Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, vợ, chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của nhau khi người chồng hoặc vợ chết trước. Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, vợ hoặc chồng được hưởng di sản thừa kế của chồng hoặc vợ mình theo sự định đoạt trong di chúc. Ngay cả trong trường hợp, người chồng hoặc vợ đã chết không cho vợ hoặc chồng mình được hưởng di sản theo di chúc thì người vợ hoặc người chồng còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chồng hoặc người vợ mình đã chết mà không cần phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Có thể nói rằng, bằng việc quy định vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau, pháp luật đã khẳng định quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ thừa kế.

2.2.2. Điều kiện phát sinh quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng

Theo quy định của pháp luật, quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng phát sinh khi đáp ứng được hai điều kiện: một trong hai bên chết (hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết) và quan hệ vợ chồng được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, việc thừa nhận quan hệ hôn nhân để trên cơ sở đó xác định họ là vợ chồng được thừa kế tài sản của nhau thì không đơn giản bởi thực tế vẫn còn một số gia đình có người chồng và nhiều bà vợ sống chung với nhau do ảnh hưởng của yếu tố lịch sử. Vợ chồng chỉ được thừa kế tài sản của nhau khi quan hệ vợ chồng là hợp pháp, được pháp luật công nhận. Đó là những trường hợp sau:

- Quan hệ hôn nhân hợp pháp, khi tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và có đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật.

- Quan hệ hôn nhân được xác lập trước ngày 13/1/1960 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 có hiệu lực pháp luật), thì tất cả những người vợ/những người chồng đều được thừa kế tài sản của chồng/vợ mình đã chết.

- Trường hợp cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, lấy vợ, lấy chồng khác thì những người vợ, chồng đó đều là người thừa kế ở hàng thừa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/10/2023