Cách Thức Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Tài Sản Giữa Vợ Và Chồng

1.3. CÁCH THỨC BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Cách thức bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ với chồng được thể hiện thông qua hệ thống cơ chế đảm bảo thực hiện quyền.

Hiểu theo nghĩa chung nhất, "Cơ chế là cách sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện" [56, tr. 464]. Cơ chế bảo vệ được tiến hành thông qua bộ máy các cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng bảo đảm thực hiện các quyền con người và hệ thống các quy tắc, thủ tục có liên quan để thúc đẩy và bảo vệ các quyền của con người. Mỗi quốc gia trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật và các thỏa thuận pháp lý quốc tế có trách nhiệm và nghĩa vụ thành lập các cơ quan có chức năng đảm bảo thực hiện các quyền của con người. Từ đó có thể hiểu rằng: Cơ chế đảm bảo thực hiện quyền của người phụ nữ là hệ thống các hoạt động của các cơ quan chức năng và các quy tắc, thủ tục để thực hiện, thúc đẩy, bảo vệ quyền của người phụ nữ.

Tại Việt Nam, các chủ trương, chính sách của Đảng bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của của người phụ nữ nói riêng đều thấm nhuần tư tưởng: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, lấy con người làm trung tâm, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội..

Từ khi có Đảng, nhất là thời kỳ đổi mới, đất nước ta đã được Liên hiệp quốc đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều tiến bộ về mặt quan điểm, chính sách đối với phụ nữ nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Quyền của người phụ nữ được công nhận và được ghi chính thức trong các văn kiện của Đảng. Có thể nói rằng trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước có nhiều văn bản quan trọng nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và tiến bộ. Các nghị quyết của Đảng đều ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền con người của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, trong đó có quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản với người chồng. Những chủ trương,

đường lối, chính sách của Đảng đối với phụ nữ chính là định hướng để thể chế hóa trong pháp luật nhằm bảo vệ quyền của người phụ nữ.

Hệ thống cơ quan quyền lực từ Trung ương đến địa phương đã thực hiện những chức năng của mình trong việc bảo vệ các quyền con người của phụ nữ. Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân - đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền của người phụ nữ. Quyền của người phụ nữ trong đó có quyền về tài sản đã được quy định trong các văn bản pháp luật như Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Bộ luật Hình sự năm 1999, Luật Đất đai năm 2003, Luật bình đẳng giới năm 2006, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007… Hệ thống các văn bản pháp luật này là cơ sở pháp lý để công nhận và đảm bảo quyền của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình.

Nhà nước ta đã xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về công nhận, thực thi và bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản với người chồng.

Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp đã hướng dẫn và thực hiện trên thực tế vai trò quản lý Nhà nước các hoạt động công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình. Hệ thống các cơ quan chuyên môn, các cơ quan trực thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp (Bộ tư pháp, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các sở chuyên ngành…) thực hiện việc công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hệ thống các cơ quan tư pháp như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an.. xử lý nghiêm minh các trường hợp có hành vi xâm phạm quyền của người phụ nữ nhất là trong quan hệ tài sản với chồng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi cản trở sự tiến bộ của người phụ nữ.

Để phát huy hiệu quả, huy động mọi nguồn lực trong xã hội nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp trong xã hội về việc bảo vệ quyền của người phụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

nữ, pháp luật quy định sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước với các tổ chức đoàn thể, các mô hình của tổ dân cư nhất là trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền của người phụ nữ nói chung, trong hoạt động hòa giải ở cơ sở đối với các tranh chấp, mâu thuẫn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình..

Việc bảo vệ quyền của người phụ nữ còn được thực hiện thông qua cách thức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về quyền của người phụ nữ.. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng, tác động vào ý thức của người dân, góp phần tác động vào hành vi của mọi tầng lớp dân cư chung tay bảo vệ người phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của họ trong quan hệ tài sản với người chồng.

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 4

Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2012 "Hoàn thiện pháp luật về quyền con người", thuộc khuôn khổ dự án hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc "Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam" quan tâm và bàn luận rất nhiều về quyền con người nói chung, trong đó có quyền bình đẳng của người phụ nữ, quyền bình đẳng trong vấn đề pháp luật. Họ đã đưa ra đề xuất bổ sung cơ chế thực thi và giám sát vào tất cả các văn bản luật, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những chủ thể tổ chức thực thi và những chủ thể tham gia giám sát; đề cao vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tham gia thực thi cũng như giám sát thực thi quyền…


1.4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Việc bảo vệ quyền của người phụ nữ luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, quyền của người phụ nữ nói chung đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ nói chung và bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản với người chồng nói riêng xét cả trên hai phương diện thực tiễn và lý luận có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

- Trước hết, phải thừa nhận rằng: sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng phụ thuộc trước tiên vào sự bình đẳng trong quan hệ tài sản. Trong gia đình có xu hướng ai có tài sản, người đó giữ quyền quyết định, điều chỉnh mọi vấn đề của gia đình. Do đó, khi người phụ nữ có cơ hội và thực tế được bình đẳng với chồng về tiềm lực kinh tế, về quyền tài sản, thì đó chính là các điều kiện tiên quyết để bảo đảm sự bình đẳng trong các quan hệ khác trong quan hệ vợ chồng.

- Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ giữa vợ và chồng nhằm xóa bỏ tư tưởng gia trưởng - phong kiến, quyền áp đặt của người chồng trong quan hệ tài sản với người vợ. Trong quan hệ tài sản với người chồng, người phụ nữ cần được đảm bảo có cơ hội tiếp cận, kiểm soát tài sản như người chồng để có thể có quyền ngang nhau với người chồng trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của gia đình.

- Bảo vệ quyền tài sản của người phụ nữ sẽ có tác động to lớn trong việc nâng cao vị thế, vai trò của người vợ trong gia đình và trong xã hội. Khi có tiềm lực kinh tế, người phụ nữ sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với tri thức, với khoa học, được mở rộng tầm hiểu biết, sẽ đóng góp sức lực và trí tuệ, làm giàu nhiều hơn cho gia đình và cho xã hội, con cái có điều kiện học hành, chăm sóc sức khỏe tốt hơn….

Mặt khác, việc bảo vệ quyền tài sản của người vợ là cơ sở để đảm bảo bình đẳng giới thực chất giữa vợ và chồng trên thực tế. Việc đảm bảo quyền tài sản của người vợ trên thực tế tạo điều kiện cho người vợ có quyền sở hữu tài sản, tiếp cận các nguồn lực của gia đình, có quyền kiểm soát và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến tài sản của gia đình. Người vợ có quyền quyết định về tài sản sẽ có tiếng nói quan trọng có giá trị trong gia đình và tiến tới đảm bảo quyền bình đẳng giới giữa vợ chồng.

- Việc pháp luật công nhận và bảo vệ quyền của người phụ nữ về tài sản đảm bảo sự tương đồng hài hòa với pháp luật quốc tế và xu hướng tiến bộ của nhân loại trong việc đảm bảo quyền của người phụ nữ. Điều đó hoàn

toàn phù hợp với những cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế đã ký kết.

Ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng còn ở khía cạnh xử lý kịp thời, nghiêm khắc các hành vi vi phạm quyền tài sản của người vợ trong quan hệ hôn nhân, các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến tài sản, những hành vi hủy hoại danh dự của người vợ…đảm bảo lợi ích chính đáng về quyền tài sản của người vợ trên thực tế.

- Bảo vệ quyền của người phụ nữ cũng chính là sự cụ thể hóa đường lối của Đảng về phụ nữ. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, Đảng đã ban hành rất nhiều nghị quyết quan trọng về vấn đề giải phóng phụ nữ, xác định giải phóng phụ nữ là mục tiêu và là nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX cũng đã khẳng định: Đối với phụ nữ thực hiện tốt pháp luật và chính sách bình đẳng với nam giới... tạo điều kiện cho cán bộ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành. Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết nêu rõ: "phải tăng cường sự lãnh đạo của đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới" [17].

Chương 2‌‌

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG


Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng thể hiện ở ba lĩnh vực: bảo vệ trong quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ với chồng; trong quan hệ thừa kế tài sản và trong quan hệ cấp dưỡng giữa vợ với chồng.


2.1. BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ SỞ HỮU TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Quan hệ tài sản giữa vợ với chồng bao gồm quan hệ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất và sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng. Pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với khối tài sản chung và mục đích của việc sử dụng tài sản chung là nhằm đáp ứng nhu cầu gia đình, đảm bảo cho vợ, chồng cùng nhau xây dựng gia đình và lao động tạo ra tài sản vì lợi ích chung của gia đình..

Kế thừa và phát triển những quy định về quyền sở hữu của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tiếp tục ghi nhận về quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung và đối với tài sản riêng, quy định về căn cứ xác lập nguồn gốc, phạm vi các loại tài sản, thông qua các quy định đó, quyền lợi của người phụ nữ được pháp luật hôn nhân và gia đình bảo vệ. Pháp luật quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng thể hiện nguyên tắc thừa nhận và tôn trọng các quyền của vợ hoặc chồng với tư cách chủ sở hữu trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản của mình. Đó là một trong những phương thức bảo vệ quyền tài sản của người vợ.

2.1.1. Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ sở hữu tài sản chung giữa vợ và chồng

Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất [44].

Quyền tài sản của người vợ đối với tài sản chung của vợ chồng được thể hiện ở những khía cạnh sau đây.

2.1.1.1. Trong việc tạo lập tài sản chung

Pháp luật quy định: Người vợ bình đẳng như người chồng trong việc tạo lập khối tài sản chung. Căn cứ để xác định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng được pháp luật quy định là dựa vào nguồn gốc, thời điểm phát sinh tài sản, không căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên vợ chồng trong việc tạo dựng và phát triển khối tài sản chung.

Điều này là do tính chất cộng đồng của hôn nhân chi phối. Kể từ khi kết hôn, trong suốt thời kỳ hôn nhân, toàn bộ những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Quyền bình đẳng của người vợ với người chồng trong khối tài sản chung thể hiện ở việc: tài sản chung đó không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng cùng tạo ra một cách trực tiếp mà có thể do một bên vợ hoặc chồng tạo ra và cũng không phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi bên. Điều này xuất phát từ tính chất đặc biệt của quan hệ vợ chồng, được gắn kết bởi mối quan hệ tình cảm gia đình, vợ chồng cùng

chung sức chung lòng để tạo dựng khối tài sản chung, cùng có trách nhiệm và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dạy con cái. Vì vậy, công sức tạo dựng tài sản của người chồng đã hàm chứa cả công sức của người vợ và ngược lại. Thực tế, do điều kiện sức khỏe, nghề nghiệp, công việc của mỗi bên khác nhau, thu nhập có sự chênh lệch, dẫn đến công sức đóng góp thực tế cho việc tạo dựng tài sản chung của vợ chồng khác nhau. Trong một số trường hợp người vợ có thể không có thu nhập do đau yếu, tật nguyền, không có khả năng lao động để tạo thu nhập hoặc chỉ làm công việc nội trợ gia đình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bên có thu nhập thấp hơn lại không có quyền sở hữu bình đẳng hoặc phụ thuộc vào bên có thu nhập cao hơn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 luôn xác định nguyên tắc: trong thời kỳ hôn nhân, tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của hai vợ chồng, vợ chồng có quyền bình đẳng.

Phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng có thể thấy rõ cơ sở bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản với người chồng:

Thứ nhất, tài sản chung được xác lập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng tạo ra thu nhập do quá trình lao động, sản xuất kinh doanh. Đó có thể là tiền lương, tiền công, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, các quyền tài sản mà vợ chồng có được như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp... Xuất phát từ thiên chức làm vợ, làm mẹ trong gia đình, có thể có lúc có nơi người phụ nữ trong gia đình có thu nhập không cao bằng người chồng thì khối tài sản đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng, ngay cả trong trường hợp người phụ nữ chỉ ở nhà, làm công việc nội trợ, chăm con trong khi người chồng có rất nhiều tiền, đóng góp công sức rất lớn vào khối tài sản chung. Ví dụ gia đình anh A chị B, anh A là giám đốc một công ty cổ phần, hàng tháng thu nhập khoảng 100 triệu đồng, còn chị B chỉ là giáo viên tiểu học lương hàng tháng là 3 triệu đồng; trong trường hợp này chị B sẽ là đồng sở hữu khối tài sản chung của hai vợ chồng mặc dù thu nhập của anh A

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/10/2023