Các Hình Thức Thừa Kế Tài Sản Giữa Vợ Với Chồng Theo Quy Định Pháp Luật Hiện Hành

kế thứ nhất của người người chồng, người vợ khi họ chết theo quy định tại Thông tư số 60/DS ngày 22/2/1978 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các việc cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác

- Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn nhưng được công nhận là có quan hệ vợ chồng theo Nghị quyết 35/QH10 thì họ là người thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất.

Việc xác định rõ điều kiện phát sinh quan hệ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền tài sản của người phụ nữ, đặc biệt là trong những trường hợp người phụ nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng được pháp luật công nhận là vợ chồng. Đây chính là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền thừa kế tài sản của người phụ nữ và qua đó bảo vệ được quyền tài sản của người phụ nữ với tư cách người vợ trong quan hệ hôn nhân.

2.2.3. Các hình thức thừa kế tài sản giữa vợ với chồng theo quy định pháp luật hiện hành

2.2.3.1. Thừa kế theo pháp luật

Theo Điều 676 BLDS năm 2005 thì vợ chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau khi người kia chết.

Vợ hoặc chồng được thừa kế tài sản của nhau khi bên kia chết trước trong các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, vợ chồng đã chia tài sản chung nhưng chưa ly hôn, sau đó một bên chết thì về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân của họ vẫn tồn tại. Do đó người vợ hoặc chồng còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết. (khoản 1 Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2005)

Trường hợp thứ hai, vợ chồng đã sống riêng và về mặt tình cảm hầu như không còn nhưng vì một lý do tế nhị nào đó mà không ly hôn. Về mặt pháp lý, hôn nhân giữa họ vẫn đang tồn tại. Vì vậy, người còn sống vẫn được hưởng di sản của người đã chết (khoản 2 Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2005).

Trường hợp thứ ba, người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản (khoản 3 Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2005).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Trường hợp thứ tư, vợ chồng đang xin ly hôn mà chưa được Tòa án cho ly hôn hoặc đã được Tòa án cho ly hôn nhưng quyết định hoặc bản cho ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật mà một bên chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết.

Như vậy là với những quy định của pháp luật, quyền bình đẳng thừa kế giữa vợ và chồng đã đã được ghi nhận và được bảo đảm thực hiện. Pháp luật quy định: Người vợ được hưởng phần di sản thừa kế bằng một suất của những người cùng hàng thừa kế thứ nhất của người chồng đã chết (cha, mẹ, con của người chồng đã chết). Đặc biệt khi di sản được chia theo luật thì suất thừa kế của người vợ phải được đảm bảo trong mọi trường hợp kể cả khi người vợ đã kết hôn với người khác. Điều này là hoàn toàn khác với pháp luật phong kiến bởi pháp luật phong kiến quy định nếu người vợ góa không kết hôn với người khác thì mới có quyền kế quyền gia trưởng của người chồng đã chết để dạy bảo, lo toan mọi việc cho các con; quản lý tài sản của gia đình

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 9

2.2.3.2. Thừa kế theo di chúc

Bên cạnh việc là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất của người chồng đã chết, người vợ được cùng người chồng lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung với tư cách là đồng sở hữu đối với tài sản chung hợp nhất.

* Vợ có quyền cùng chồng định đoạt tài sản chung bằng di chúc

Với tư cách là đồng sở hữu đối với tài sản chung hợp nhất, vợ, chồng có quyền định đoạt tài sản chung bằng nhiều cách, trong đó có quyền định đoạt tài sản chung bằng cách lập di chúc.

* Vợ, chồng có quyền lập di chúc riêng hoặc di chúc chung

Di chúc riêng của vợ, chồng là di chúc của cá nhân vợ, chồng định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của mình. Di chúc chung của vợ chồng là di chúc chung để định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Dù là di chúc chung hay di chúc riêng, đều là thể hiện sự định đoạt phần tài sản của mình cho người khác.

Khác với di chúc của cá nhân thể hiện ý chí cá nhân trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, di chúc chung được thiết lập trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản chung vợ chồng. Chỉ khi quan hệ này tồn tại một cách hợp pháp thì di chúc chung mới có cơ sở để hình thành. Chỉ khi có tài sản chung thì vợ, chồng mới có thể thiết lập di chúc chung. Di chúc chung của vợ, chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ phát sinh hiệu lực khi hai người cùng chết hoặc khi người sau cùng chết. Theo đó, nếu một người vợ hoặc người chồng chết thì không phải lập tức di chúc chung phát sinh hiệu lực.

Việc pháp luật thừa nhận, cho phép vợ chồng có quyền lập di chúc chung thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng trong việc phân định di sản. Pháp luật còn ghi nhận sự bình đẳng giữa vợ, chồng trong việc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, thay thể, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào; nếu một bên muốn thực hiện các hành vi kể trên thì phải được bên kia đồng ý, điều này có nghĩa là: người chồng không thể tự mình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung nếu không có sự thỏa thuận với người vợ, hoặc không được sự đồng ý của người vợ.

* Vợ chồng là người được hưởng thừa kế bắt buộc không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Pháp luật dân sự quy định là vợ, chồng vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, nếu

họ không từ chối nhận di sản hoặc không phải là người không có quyền hưởng di sản (Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005).

Đây chính là một quy định tiến bộ của pháp luật. Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, vợ, chồng, con của người để lại di sản trước những quyết định bất lợi đối với họ, đặc biệt có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người vợ - người phụ nữ trong gia đình. Bởi vì vợ là người có mối quan hệ thân thiết gần gũi nhất với người chồng - người để lại di sản. Cả phương diện pháp lý cũng như đạo lý đều quy định rằng: việc yêu thương chăm sóc, người vợ là bổn phận của người để lại di sản. Nếu người chồng vì một lý do nào đó mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ bổn phận của mình thì pháp luật sẽ ấn định cho người vợ luôn được hưởng một phần di sản từ khối di sản của người chồng để lại. Đó chính là phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một phần di sản được trích ra từ khối tài sản của người chết để lại sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ về tài sản. Việc quy định người vợ được hưởng phần di sản bắt buộc không phụ thuộc vào nội dung di chúc của người chồng bảo đảm cuộc sống của người vợ, giúp cho người vợ có điều kiện kinh tế để ổn định cuộc sống sau này khi người chồng chết.

Trước đây, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không được coi trọng, người vợ không được bình đẳng với người chồng, xã hội cũ thừa nhận tình trạng đa thê. Trong lĩnh vực thừa kế, quyền thừa kế của người vợ bị hạn chế, mọi vấn đề liên quan đến việc lập di chúc của người vợ đều phải được sự đồng ý của người chồng. Mặc dù trong bộ luật phong kiến tiến bộ như Bộ luật Hồng Đức đã đề cập đến quyền thừa kế tài sản của người vợ song do bản chất giai cấp nên trong quan hệ thừa kế vẫn chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa vợ và chồng.

Với những quy định của pháp luật hiện hành đã bảo vệ quyền thừa kế của người phụ nữ trong quan hệ thừa kế với người chồng, góp phần xóa bỏ sự

phân biệt đối xử đối với phụ nữ dưới mọi hình thức, đảm bảo sự bình đẳng nam nữ.

2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ thừa kế tài sản

* Vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ thừa kế tài sản giữa vợ với chồng trước nhất được thể hiện qua quy định quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết.

"Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản" [44, Khoản 2 Điều 31].

Như vậy là, khi vợ hoặc chồng chết mà không có di chúc chỉ định người quản lý di sản thừa kế hoặc những người thừa kế không thỏa thuận cử người khác quản lý di sản thì người vợ hoặc người chồng còn sống sẽ quản lý toàn bộ tài sản chung của vợ chồng. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản chung của vợ chồng sẽ áp dụng theo quy định của Điều 639 và 640 của Bộ luật Dân sự năm 2005. Với những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này đã khẳng định vợ hoặc chồng đều bình đẳng về quyền quản lý di sản thừa kế. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý bởi di sản thừa kế chính là khối tài sản chung mà cả hai vợ chồng đã cùng nhau tạo dựng trong suốt thời kỳ hôn nhân, nên họ phải bình đẳng với nhau trong quá trình định đoạt, bảo quản khối tài sản chung này.

* Để bảo vệ quyền người phụ nữ trong quan hệ thừa kế với người chồng, pháp luật đã quy định vấn đề hạn chế quyền yêu cầu chia di sản tại Điều 686 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Khoản 3 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Theo đó, trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và

gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định (thời hạn chưa cho chia di sản thừa kế theo quy định là không quá 3 năm). Ngoài ra theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định 70/2001/NĐ-CP còn quy định: Trong trường hợp người thừa kế của bên vợ hoặc bên chồng mà túng thiếu, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng, thì Tòa án xem xét, quyết định về việc cho chia di sản thừa kế trên cơ sở cân nhắc quyền lợi của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và quyền lợi của những người thừa kế khác.

Điều này cũng được Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP giải thích rõ: Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình là trong trường hợp người chết có để lại di sản, nhưng nếu đem di sản này chia cho những người thừa kế được hưởng thì vợ hoặc chồng còn sống và gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như: không có chỗ ở, mất nguồn tư liệu sản xuất duy nhất.

Về quyền của bên vợ hoặc chồng còn sống khi chưa chia di sản: pháp luật quy định bên còn sống chỉ có quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản và phải giữ gìn, bảo quản di sản như đối với tài sản của chính mình; không được thực hiện các giao dịch có liên quan đến việc định đoạt di sản, nếu không được sự đồng ý của những người thừa kế khác. Trong trường hợp bên còn sống thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản, thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu và có quyền yêu cầu chia di sản; bên còn sống phải bồi thường thiệt hại cho những người thừa kế khác theo quy định của pháp luật. Có thể nói rằng, quy định hạn chế quyền yêu cầu chia di sản đã được thực tế chấp nhận và phát huy tính tích cực trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan. Đây là qui định rất tiến bộ, thể hiện rõ nguyên tắc củng cố tình thương yêu đoàn kết trong gia đình, đặc biệt là coi trọng quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình, bù đắp sự thiệt thòi mất mát về tình cảm

cho người phụ nữ khi chồng chết, đặc biệt là trong những trường hợp người con dâu ở cùng với gia đình nhà chồng ở nông thôn. Việc hạn chế chia di sản thừa kế sẽ tránh làm xáo trộn cuộc sống của vợ con người chết trong một thời gian nhất định, để giúp họ sớm ổn định về mặt tư tưởng, có điều kiện tiếp tục làm việc và sống khi mất đi người chồng, người bố của các con mình.‌

Thừa kế là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản. Độc lập kinh tế là vấn đề vô cùng quan trọng tạo nên sự bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới, Bình đẳng trong quan hệ thừa kế tài sản với người chồng cũng chính là bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ với chồng hiện nay.


2.3. BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ CẤP DƯỠNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Cấp dưỡng là quan hệ đặc thù trong Luật HNGĐ. Khoản 11 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này [44].

Theo đó, cấp dưỡng giữa vợ và chồng là việc vợ chồng có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người kia khi vợ, chồng không cùng chung sống mà gặp khó khăn, túng thiếu do không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình..

Quy định về cấp dưỡng nhằm bảo vệ quyền lợi của cả người vợ và người chồng nhằm hạn chế tình trạng người chồng bỏ lửng người vợ, không quan tâm chăm sóc đến đời sống vật chất và tinh thần của người vợ.

2.3.1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng

Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định "Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình" [44]. Theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng chỉ phát sinh khi vợ chồng ly hôn.

Khi ly hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng phát sinh khi có các điều kiện sau:

Thứ nhất: Bên túng thiếu, khó khăn có yêu cầu cấp dưỡng có lý do chính đáng. Sự túng thiếu, khó khăn phải là thật sự và vì lý do chính đáng như ốm đau, bệnh tật. Không thể vì lý do nghiện ma túy, cờ bạc đòi cấp dưỡng. Điều này để tránh hiện tượng, một số người chồng sau khi đã ly hôn vợ, nghiện ngập ma túy, thường xuyên đến làm phiền người vợ cũ của mình đề nghị được cấp dưỡng.

Đối với yêu cầu cấp dưỡng phải được lập thành đơn. Yêu cầu này có thể được ghi ngay trong đơn xin ly hôn hoặc thành một đơn riêng. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với người phụ nữ - người có yêu cầu cấp dưỡng- họ phải mạnh dạn đề cập đến quyền lợi của mình để bảo đảm đời sống gia đình. Nhiều phụ nữ không biết mình có quyền được yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn hoặc là biết nhưng không sử dụng hoặc đã không mạnh dạn sử dụng quyền mình, không bảo vệ được lợi ích chính đáng của bản thân.

Thứ hai: bên kia phải có khả năng thực tế để cấp dưỡng (tức là có thu nhập thường xuyên hoặc không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi trừ chi phí cần thiết). Đây chính là điều kiện đảm bảo để cho vấn đề cấp dưỡng được thực thi trên thực tế.

Có thể nói, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về vấn đề cấp dưỡng khi ly hôn là kế thừa và tiếp tục phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta, giúp đỡ bên khó khăn sau khi ly hôn có khó khăn, túng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/10/2023