Chương 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ
NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
3.1.1. Những thành tựu đã đạt được
Giải phóng phụ nữ không đơn giản là vấn đề chính sách pháp luật mà quan trọng hơn là thực hiện trong cuộc sống thực tiễn. Có thể nói rằng, trình độ giải phóng phụ nữ chính là trình độ phát triển của xã hội. Điều đó là hoàn toàn đúng khi nhìn vào xã hội Việt Nam. Việt Nam là một nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ có mặt trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, quyết tâm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Thông qua kết quả của một số cuộc điều tra xã hội học được ghi nhận dưới đây, chúng ta thấy được thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng nhìn nhận dưới góc độ bình đẳng giới đã đạt được những thành tựu đáng kể.
* Quyền được thương yêu, chăm sóc và tôn trọng
Trong xã hội ngày nay, người phụ nữ trong gia đình ngày càng được quan tâm, được bảo đảm quyền lợi. Chính nhờ vào những đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và sự thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước mà công cuộc phòng chống bạo lực gia đình mang lại những kết quả đáng khích lệ.
Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê về bạo lực ở phụ nữ năm 2010, có 63% người được hỏi biết về Luật phòng chống bạo lực gia đình, Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh cho biết: Năm 2009, có 32 tỉnh báo cáo, tổng số hộ gia đình có bạo lực là 89.602 hộ. Năm 2010, có 49 tỉnh báo cáo, với tổng số hộ gia đình có bạo lực là 42.421 hộ. Đến tháng 9 năm 2011 tổng số hộ gia đình có bạo lực là 33.904 hộ [2].
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy được thực trạng số hộ gia đình có bạo lực có xu hướng giảm đi từ năm 2009 là 89.902 hộ xuống 33.904 hộ vào tháng 9/2011. Với con số trên chúng ta nhận thấy một điều rằng, người vợ trong gia đình ngày càng được người chồng quan tâm, tôn trọng, yêu thương…Bởi lẽ đó, số hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, làng văn hóa không ngừng tăng qua các năm. Năm 2001, cả nước có hơn 13,1 triệu hộ đạt chuẩn văn hóa/ 21,5 triệu hộ gia đình; đến năm 2012, cả nước đã có 16,4 triệu/ 21,5 triệu hộ gia đình đạt chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa (đạt 76%). Năm 2000, cả nước có 17.651 làng (thôn, ấp, bản…), tổ dân phố được công nhận văn hóa; đến năm 2012, đã có 71,9 nghìn/118 nghìn làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa được công nhận (đạt 60,94%) [18].
* Trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Vấn đề quyền của người vợ trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều thành tựu thể hiện thông qua kết quả tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai và tỷ lệ giảm sinh con thứ 3 trở lên như sau:
Bảng 3.1: Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai, thời kì 2002-2012
Tỷ lệ: %
Tổng số | Thành thị | Nông thôn | ||||
Biện pháp tránh thai bất kỳ | Biện pháp tránh thai hiện đại | Biện pháp tránh thai bất kỳ | Biện pháp tránh thai hiện đại | Biện pháp tránh thai bất kỳ | Biện pháp tránh thai hiện đại | |
2002 | 76.8 | 64.7 | 76.7 | 59.3 | 76.9 | 66.5 |
2003 | 75.0 | 63.3 | 72.5 | 56.4 | 75.8 | 65.6 |
2004 | 75.7 | 64.6 | 73.5 | 58.3 | 76.4 | 66.9 |
2005 | 76.9 | 65.8 | 74.9 | 59.7 | 77.6 | 67.9 |
2006 | 78.1 | 67.2 | 76.1 | 61.3 | 78.8 | 69.4 |
2007 | 79.0 | 68.2 | 77.3 | 62.9 | 79.6 | 70.1 |
2008 | 79.5 | 68.8 | 76.2 | 62.1 | 80.8 | 71.4 |
2009 | 78.0 | 67.5 | 76.0 | 63.3 | 78.8 | 69.2 |
2010 | 78.2 | 68.6 | 75.2 | 63.8 | 79.5 | 70.6 |
2011 | 76.2 | 66.6 | 74.2 | 63.0 | 77.2 | 68.2 |
2012 | 77.2 | 67.0 | 75.5 | 64.2 | 78.0 | 68.3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền Bình Đẳng Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Dân Số Và Kế Hoạch Hóa Gia Đình
- Quyền Được Tôn Trọng Quyền Tự Do Tín Ngưỡng, Tôn Giáo
- Quyền Của Người Vợ Trong Việc Ly Hôn
- Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 10
- Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 11
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Nguồn: [5].
Bảng 3.2: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên chia theo thành thị/ nông thôn 2006 -2013
Đơn vị tính %
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Toàn quốc | 18.5 | 16.7 | 16.9 | 16.1 | 15.1 | 14.7 | 14.2 | 14.3 |
Thành thị | 10.0 | 9.0 | 9.7 | 9.3 | 9.5 | 9.8 | 9.6 | 9,9 |
Nông thôn | 21.4 | 19.3 | 19.6 | 18.9 | 17.1 | 16.5 | 16.3 | 16.4 |
Nguồn: [5].
Thông qua các số liệu trên cho thấy tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai có xu hướng tăng lên qua các năm và ở khu vực nông thôn có tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai cao hơn so khu vực thành thị. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng giảm qua các năm gần đây. Từ thực tế trên cho thấy, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được một số thành tựu, người vợ ngày càng được đảm bảo hơn về sức khỏe bản thân cũng như tư tưởng phải sinh con thứ ba trái với ý muốn của mình.
* Trong lĩnh vực lao động, việc làm.
Trong lĩnh vực lao động và việc làm người phụ nữ đang ngày càng được quan tâm hơn, tạo điều kiện để người phụ nữ được quyền tự chủ trong gia đình về vấn đề kinh tế, việc làm. Từng bước thúc đẩy cho người phụ nữ được tiếp cận với những hình thức, loại hình công việc mới. Quy định này góp phần đảm bảo cho người phụ nữ được bình đẳng với người chồng trong việc tham gia lao động, sản xuất. Việc thực hiện Đề án 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 về "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015" trong 3 năm qua đã góp phần nâng tỷ lệ phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo, trong việc tiếp cận các chương trình, nguồn lực của nhà nước. Tỷ lệ lao động là phụ nữ được tạo việc làm mới trong tổng số lao động được tạo việc làm mới ngày càng tăng: năm 2011 chiếm 47%, năm 2012 chiếm 47,8%, ước năm 2013 là 48%. Tỷ lệ tuyển sinh học nghề cho người phụ nữ có xu hướng gia tăng. Trong năm 2011, tỷ lệ lao động là phụ nữ học nghề chiếm
42% trong tổng số lao động được đào tạo và được cấp chứng chỉ nghề, thì đến năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 43% và ước năm 2013 là 44% [19].
3.1.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong việc bảo vệ quyền của
người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thì vẫn còn nhiều bất cập hạn chế cũng như khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật dẫn đến ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người phụ nữ. Thực tế, chúng ta có thể nhìn nhận thông qua các vấn đề như sau:
* Tình trạng bạo lực gia đình còn tồn tại, thậm chí có trường hợp nghiêm trọng
Hiện nay quyền được thương yêu, chăm sóc và quý trọng của người vợ vẫn còn bị xâm phạm, thực trạng về nạn bạo hành thể xác, tình dục đang diễn ra phổ biến ở cả địa bàn thành thị lẫn nông thôn thông qua các bảng số liệu sau:
Bảng 3.3: Tỷ lệ phụ nữ có chồng bị chồng gây các hành vi bạo lực thể xác khác nhau
Đơn vị %
Thành thị (N =1612) | Nông thôn (N =2949) | Chung (N =4561) | ||||
Đã từng bị bạo lực % | Xảy ra trong 12 tháng qua | Đã từng bị bạo lực % | Xảy ra trong 12 tháng qua | Đã từng bị bạo lực % | Xảy ra trong 12 tháng qua | |
Tát hoặc ném vật gì đó | 25,1 | 5,0 | 30,0 | 5,4 | 28,6 | 5,3 |
Xô đẩy hoặc kéo tóc | 8,8 | 2,1 | 7,5 | 2,5 | 7,9 | 2,4 |
Đấm, đánh bằng vật gì đó | 11,3 | 2,5 | 12,0 | 3,2 | 11,8 | 3,0 |
Đá, kéo lê, đánh đập tàn nhẫn | 3,4 | 1,1 | 4,9 | 1,5 | 4,5 | 1,4 |
Bóp cổ làm nghẹt thở, làm bỏng | 1,5 | 0,4 | 2,8 | 0,9 | 2,4 | 0,7 |
Đe dọa hoặc sử dụng súng, dao | 2,6 | 0,6 | 2,4 | 0,9 | 2,5 | 0,8 |
Ít nhất một hành động bạo lực thể xác | 28,7 | 5,6 | 32,6 | 6,8 | 31,5 | 6,4 |
Nguồn: [36].
Bảng 3.4: Tỷ lệ các hành vi bạo lực tình dục cụ thể do chồng gây ra theo sự trả lời của phụ nữ
Đơn vi %
Thành thị | Nông thôn | |||
Đã từng bị bạo lực % | Xảy ra trong 12 tháng qua | Đã từng bị bạo lực % | Xảy ra trong 12 tháng qua | |
Dùng vũ lực cưỡng ép quan hệ tình dục | 4,9 | 1,3 | 5,3 | 2,0 |
Từng phải có quan hệ tình dục do sợ những điều xấu | 7,8 | 3,0 | 7,8 | 3,6 |
Bị ép làm điều có tính kích dục mà chị cảm thấy nhục nhã, hạ thấp | 0,8 | 0,3 | 0,8 | 0,3 |
Ít nhất một hành động bạo lực tình dục | 9,5 | 3,6 | 10,1 | 4,4 |
Nguồn: [36].
Bên cạnh đó, theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 8.000 vụ ly hôn với nguyên nhân là bạo lực gia đình. Còn một kết quả nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì cho biết có tới 72% là vụ xung đột có nguyên nhân từ sự mặc cảm của những ông chồng khi cảm thấy địa vị trụ cột của mình bị lung lay.
Bạo lực gia đình để lại những hậu quả hết sức tiêu cực: 87,5% số vụ gây tổn hại về sức khỏe, thể chất; 89% gây tổn thương về tâm lý, tinh thần; 90% gây tan vỡ gia đình; 89% gây rối loạn trật tự; 91% ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em, gây mất niềm tin vào gia đình, dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội hoặc có hành vi vi phạm [24].
* Tình trạng người vợ vẫn phải sinh con thứ ba trái với ý muốn
Trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn tồn tại những hạn chế, vướng mắc trong vấn đề bình đẳng giới, bảo vệ quyền của người phụ nữ trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản. Chẳng hạn, theo Tổng cục dân số khảo sát tại tỉnh Bến Tre năm 2006 thì vẫn còn tình trạng sinh con thứ 3 và nguyên nhân dẫn đến sinh con thứ 3 thì vẫn có tới 47,1% cho rằng do nguyên nhân mong
muốn có con trai, trong đó phụ nữ lại có xu hướng khẳng định cao hơn so với nam giới (53,3% và 40,5%). Điều này cho thấy được nhận thức về vấn đề con cái của không ít người dân và nhất là phụ nữ còn nặng áp lực về giá trị con trai.
Bên cạnh đó, một hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình còn thể hiện ở việc người phụ nữ vẫn là người chủ yếu tham gia thực hiện các biện pháp tránh thai. Số liệu khảo sát tại Tỉnh Bến Tre cho thấy, có 71,5% các biện pháp tránh thai thực hiện bởi vai trò của người vợ, trong đó biện pháp tránh thai đặt vòng chiếm 58,5%. Hàng loạt các biện pháp tránh thai do nam thực hiện như (triệt sản, bao cao su….) có tỉ lệ còn thấp trong khi đó các biện pháp tránh thai khác cho phụ nữ cũng chưa được quan tâm thỏa đáng (cấy dưới da, thuốc uống, thuốc tiêm tránh thai) [38].
Vì vậy, pháp Luật hôn nhân và gia đình cần có những sửa đổi, bổ sung để đảm bảo được tốt hơn nữa quyền và lợi ích của người phụ nữ.
* Quyền quyết định của người phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế
Thực tế cho thấy ngày nay, trong lĩnh vực kinh tế người vợ chưa có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động cũng như cùng chồng bàn bạc, quyết định các công việc trong gia đình, tức vị thế của người phụ nữ còn hạn chế trong quyền được thể hiện ý kiến, quyền tự quyết của bản thân; thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.5: Quyền quyết định của vợ chồng trong các công việc gia đình
Đơn vị tính %
Người quyết định | |||
Vợ | Chồng | Vợ và chồng | |
Sản xuất kinh doanh của hộ | 20,9 | 55,9 | 23,2 |
Chi tiêu hàng ngày | 85,2 | 7,8 | 7,0 |
Mua bán, xây sửa nhà/ đất | 9,5 | 53,3 | 37,2 |
Mua đồ đạc đắt tiền | 14,3 | 44,2 | 41,4 |
Vay vốn | 17,4 | 51,2 | 31,4 |
Sử dụng vốn vay | 14,5 | 36,1 | 49,4 |
Tổ chức giỗ, tết | 30,2 | 25,7 | 44,1 |
Tổ chức ma chay, cưới xin | 11,5 | 29,0 | 59,5 |
Nguồn: [8].
* Về quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực lao động, xã hội
Về lĩnh vực xã hội hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Theo báo cáo thống kê năm 2013, tỷ lệ biết chữ của phụ nữ ở cả khu vực nông thôn và thành thị trong độ tuổi từ 15 đến 40 đã tăng nhẹ so với năm trước: Ở nông thôn 94,8% năm 2013- so với 94,5% năm 2012; ở thành thị 98,7% năm 2013 - so với 98,6% năm 2012. Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp cũng như chất lượng việc làm ….của người phụ nữ còn nhiều hạn chế như việc một số công ty từ khi thông báo tuyển dụng thì người phụ nữ cần có sự căm kết trong việc thực hiện chính sách dân số trong thời gian làm việc trong một khoãng thời gian nhất định, hơn nữa thời gian nghỉ ngơi, chế độ lương thưởng cũng chưa được đảm bảo cho người phụ nữ.
Còn vấn đề phân hóa lao động trong gia đình hiện nay vẫn có sự khác biệt giữa vợ và chồng. Theo đó, hiện nay người vợ mất khá nhiều thời gian cho công việc gia đình như chăm sóc con cái, nội trợ, bếp núc, các công việc khác... trong đó trách nhiệm của người chồng trong lao động, công việc nhà dường như chưa cao. Vì vậy, cần thiết phải có quy định rõ ràng, cũng như có những hình thức tuyên truyền rõ rệt để đảm bảo thiết thực quyền lợi của người phụ nữ dưới góc độ bình đẳng giới.
* Về quyền của người vợ khi ly hôn
Việc đảm bảo quyền và lợi ích của người vợ trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế khi ly hôn. Vấn đề này có nguyên nhân từ chính hành vi bạo lực gia đình, mà chủ yếu là từ người chồng.
Nhiều trường hợp chưa ly hôn người phụ nữ đã phải ra khỏi nhà vì không thể chịu được cảnh bạo lực do mâu thuẫn hoặc nguyên nhân từ phía gia đình nhà chồng. Một số trường hợp khác, người phụ nữ muốn ra khỏi nhà để tự giải thoát mình khỏi bạo lực nhưng lại không được chấp nhận bị cản trở khi thực hiện.
Chẳng hạn, trường hợp chị Trần Thị Hường (28 tuổi, Huyện Lý Nhân) kể lại như sau:
Tôi đã phải chịu đựng những trận đánh của chồng mà không biết mình có lỗi gì. Lần gần đây nhất là tôi bị đánh phải nằm viện 8 ngày. Vào ngày 24 tháng 7 năm 2010 chồng tôi đuổi tôi ra khỏi nhà và giằng lấy đứa con trên tay tôi. Nghĩ rằng đứa bé là chỗ dựa tinh thần của tôi nên tôi đã không cho bế đi. Vậy là anh ta nắm lấy tóc tôi, liên tiếp đập đầu tôi vào tường. Chưa đã anh ta còn bóp cổ tôi, nhè bụng và ngực tôi đạp liên tục. Tôi tưởng chừng như chết đi nhưng vẫn cố gắng chịu đựng vì sợ nhà chồng bế con tôi đi. Không chịu được cánh cửa hành hạ của chồng, tôi đã bế con về nhà mẹ đẻ và nộp đơn xin ly hôn. Trước đó, tôi đã bị chồng đuổi xuống nhà bếp ở mà không cho con tôi lại gần tôi… [16].
Bên cạnh những tồn tại trên ngoài ra, trong thực tế những quy định của luật vẫn có sự chồng chéo, và việc áp dụng các hình thức tuyên truyền phố biến các quy định, chính sách của pháp luật chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Thực tế cho thấy sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 49 -CT/TW của Ban Bí thư ngày 21 tháng 02 năm 2005 về xây dựng gia đình thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tuy có đạt được những thành tựu nhất định, điều kiện sống của gia đình được cải thiện, quyền lợi của người phụ nữ được bảo đảm. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác gia đình vẫn còn một số hạn chế, yếu kém như: Việc quán triệt thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, Luật HN&GĐ, Luật bình đẳng giới, Luật Phòng và chống bạo lực gia đình, các chính sách đối với gia đình và công tác gia đình chưa được rộng khắp và thường xuyên, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã; việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Chỉ thị số 49-CT/TW và mục tiêu của Chiến lược xây dựng gia đình chưa gắn với kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội hàng năm; chưa ưu tiên tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng gia đình; chưa gắn công tác xây dựng gia đình với công tác phát triển cộng đồng. Việc xác định mô hình, tiêu chí gia đình văn hóa chưa có và hơn hết nạn bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống gia đình và sự phát triển của xã hội.