Bảo Vệ Quyền Bình Đẳng Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Hôn Nhân.

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này [42].

Theo đó, người phụ nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, không mất năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn, được tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình. Sự tự nguyện của người phụ nữ là điều kiện quan trọng mà luật định; nếu thiếu sự tự nguyện và không từ 18 tuổi trở lên thì không đủ điều kiện kết hôn, trường hợp đã xác lập quan hệ hôn nhân thì quan hệ hôn nhân đó không được chấp nhận.

Điều kiện kết hôn:

Điều kiện kết hôn là những yêu cầu của pháp luật thể hiện dưới dạng những quy pháp pháp luật buộc người kết hôn phải tuân thủ, nhằm mục đích thiết lập những cuộc hôn nhân phù hợp với lợi ích của người kết hôn, lợi ích của gia đình và xã hội.

Định nghĩa trên cho thấy, tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân phải thực hiện. Tiếp cận dưới góc độ quyền, có thể kết luận rằng, cá nhân khi thực hiện quyền kết hôn phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn. Xét trên phương diện này, quyền kết hôn không còn là quyền tự nhiên thuần túy mà là quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. có thể nhận thấy điều kiện kết hôn đã nêu rõ, người kết hôn phải tuân thủ pháp luật như thế nào. Đây chính là ranh giới cần thiết để phân biệt quyền kết hôn với tư cách là một quyền tự nhiên với quyền kết hôn với tư cách là quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Pháp luật bảo vệ quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân nhưng là sự tự do trong khuôn khổ luật định. Bằng các quy định về điều kiện kết hôn Nhà nước bảo vệ quyền được tự

mình lựa chọn và quyết định việc kết hôn của mỗi cá nhân nói chung và phụ nữ nói riêng. Cùng với sự tự nguyện, tuổi kết hôn cũng có mối liên hệ nhất định với điều kiện về sự tự nguyện. Vì xét ở khía cạnh nhất định, tuổi kết hôn của người phụ nữ có mối liên hệ với khả năng nhận thức của cá nhân. Theo đó, người phụ nữ ở độ tuổi nhất định mới có thể tự mình quyết định việc kết hôn mà không bị ảnh hưởng của người khác. Xét ở khía cạnh rộng hơn, tuổi kết hôn của người phụ nữ còn thể hiện sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ của chính họ. Từ đó, khi kết hôn họ có thể sinh ra những thế hệ đời sau khỏe mạnh. Tuổi kết hôn do đó không chỉ là bảo vệ quyền của người phụ nữ mà một mặt còn hướng tới lợi ích của cộng đồng và xã hội.

Đăng ký kết hôn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quyền tự do kết hôn của người phụ nữ được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống HN&GĐ. Tuy nhiên, việc đăng ký kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính là căn cứ để Nhà nước bảo hộ các quyền HN&GĐ cho người phụ nữ và các chủ thể có liên quan. Vì thế, pháp luật điều chỉnh việc kết hôn cũng chú trọng ghi nhận về vấn đề đăng ký kết hôn.

Xét dưới góc độ quản lý hộ tịch, đăng ký kết hôn là một thủ tục do cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhằm kiểm tra các điều kiện kết hôn và xác nhận việc kết hôn của người phụ nữ thông qua việc cấp giấy chứng nhận kết hôn. Vì vậy, việc đăng ký kết hôn không chỉ có ý nghĩa đối với người kết hôn mà thông qua thủ tục này nhà nước cũng kiểm soát được việc kết hôn nhằm xác lập những cuộc hôn nhân lành mạnh, hạnh phúc.

Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2014 - 5

Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, việc xác lập quan hệ vợ chồng phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, đăng ký kết hôn được hiểu như một điều kiện về hình thức mà qua đó Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của người phụ nữ và nam giới. Do vậy, người phụ nữ xác lập quan hệ vợ chồng đều phải tuân thủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Kết hôn có vai trò quan trọng đối với đời sống HN&GĐ. Thông qua sự kiện đăng ký kết hôn, Nhà nước kiểm soát được việc tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn, thực hiện quản lý nhà nước về kết hôn nhằm đảm bảo cho việc kết hôn được xác lập phù hợp với lợi ích của gia đình và xã hội. Quyền kết hôn là quyền tự do cơ bản của mỗi người nhưng khi thực hiện quyền kết hôn, người kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn. Trường hợp, xét thấy chỉ một điều kiện kết hôn không được đảm bảo, cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối việc đăng ký kết hôn. Như vậy, thông qua việc đăng ký kết hôn, cuộc hôn nhân được xác lập không chỉ đảm bảo một cách hài hòa lợi ích của gia đình và xã hội. Sự kiện kết hôn còn là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ. Bởi vì, kết hôn theo đúng quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ được bảo vệ bằng pháp luật. Ví dụ, hai người kết hôn hợp pháp thì giữa họ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Trường hợp hai người sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn hoặc kết hôn trái pháp luật sẽ không được bảo vệ với tư cách là người vợ. Vì vậy, việc kết hôn theo quy định của pháp luật là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ.

Cơ chế đảm bảo quyền tự do kết hôn của phụ nữ

Song song với việc ghi nhận các nguyên tắc và nội dung bảo vệ quyền tự do kết hôn của người phụ nữ, Luật HN&GĐ năm 2014 còn quy định một số biện pháp, cách thức bảo vệ quyền phụ nữ trong lĩnh vực này.

Theo Điều 5 Luật HN&GĐ hiện hành pháp luật nghiêm cấm các hành vi kết hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; và đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Đảm bảo cho người phụ nữ được tự do kết hôn vì vậy việc tự nguyện quyết định chuyện hôn nhân của người phụ nữ được các nhà làm luật ghi nhận và bảo vệ. Theo

đó, các hành vi cưỡng ép, giả tạo, cản trở và vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đều bị pháp luật nghiêm cấm. Hôn nhân một vợ một chồng là một giá trị văn minh của xã hội loài người. Đó là hôn nhân tiến bộ. Hôn nhân một vợ một chồng cũng là điều kiện quan trọng để người phụ nữ xây dựng một cuộc hôn nhân bình đẳng, bền vững, hạnh phúc và làm nền tảng để tạo dựng gia đình, góp phần đảm bảo mục đích của cuộc hôn nhân. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là nguyên tắc đặc trưng của Luật HN&GĐ hiện hành. Theo đó, nhà làm luật Việt Nam quy định việc cấm kết hôn với người đang có vợ, chồng. Theo đó, chỉ những người chưa có vợ, có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng quan hệ hôn nhân đã chấm dứt mới được phép kết hôn. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì vậy, mỗi cá nhân phải tôn trọng pháp luật về điều kiện kết hôn, tôn trọng quyền tự do kết hôn của người phụ nữ và đặc biệt là loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu cản trở việc tự do kết hôn và nguyên tắc một vợ một chồng.

Ngoài những trường hợp việc đăng ký kết hôn bị từ chối do vi phạm về điều kiện kết hôn pháp luật còn quy định: người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức đề nghị hủy việc kết hôn trái pháp luật. Đây là quy định rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ khi bị cưỡng ép, lừa dối kết hôn trái pháp luật.

Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2014 không chỉ ghi nhận quyền tự do kết hôn đối với phụ nữ mà còn đảm bảo cho quyền đó được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. Mặc dù đã thể hiện được các nội dung cơ bản liên quan đến bảo vệ quyền phụ nữ trong việc tự do kết hôn nhưng hệ thống các quy định này vẫn còn chưa đầy đủ và rõ ràng, và các chế tài xử lý hành vi xâm phạm đến quyền tự do kết hôn của phụ nữ chưa thật sự nghiêm khắc, đủ sức răn đe và phòng chống các hành vi vi phạm. Vì vậy, để đảm bảo một cách có

hiệu quả quyền tự do kết hôn của người phụ nữ cần phải tại ta những cơ hội để họ thực hiện quyền này trên thực tế.

2.1.2.2. Bảo vệ quyền bình đẳng của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân.

Theo quy định của Luật HN&GĐ người vợ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc giáo dục con cái, lựa chọn chỗ ở, nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng không phụ thuộc vào địa vị xã hội, thu nhập. Luật HN&GĐ hiện hành không thiết lập một tôn ti trật tự giữa vợ và chồng, trong đó người chồng giữ vụ trí chủ gia đình, là người bảo hộ đối với người vợ. Các quyền và nghĩa vụ của người vợ mang tính chất tương hỗ cho nhau, ngang nhau. Hôn nhân không làm cho vợ chồng hòa thành một chủ thể duy nhất của quan hệ pháp luật, vợ chồng tiếp tục giữ lai lịch pháp lý cá nhân riêng của mình, có danh dự, nhân phẩm riêng của mình, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi riêng của mình cả trong quan hệ nội bộ và trong quan hệ với người thứ ba.

Bảo vệ quyền tự do lựa chọn nơi cư trú của người vợ

Để thực hiện quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 cũng như nhằm loại trừ định kiến của xã hội trong việc xác định vai trò của người vợ trong gia đình theo tư tưởng: "thuyền theo lái, gái theo chồng", pháp luật Việt Nam cộng nhận quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về nhân thân liên quan đến việc lựa chọn nơi ở.

Điều 55 BLDS năm 2005 quy định: "nơi cư trú chung của vợ chồng là nơi thường xuyên chung sống" [35]. Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng được thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận giữa vợ và chồng. Điều 20 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính" [42]. Để đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và điều kiện làm việc của mỗi bên thì vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận quyết định chọn nơi cư trú. Quy định của pháp luật nhằm xóa bỏ quan niệm, tập tục có tính chất bắt buộc chỗ

ở chung của người phụ nữ sau khi kết hôn theo nguyên tắc "thuyền theo lái, gái theo chồng" hay tập tục ở rể của đồng bào một số dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nhà làm luật cho phép vợ chồng tự do thỏa thuận về việc không chung sống dưới cùng một mái nhà. Điều đó đi ngược lại mục đích của hôn nhân, phá vỡ nghĩa vụ chung sống của vợ chồng cũng như củng cố quan hệ vợ chồng.

Bảo vệ quyền lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo

Điều 22 Luật HN&GĐ quy định: "Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào" [42]. Điều luật này nhằm cụ thể quy định của Hiến pháp năm 2013, theo đó, người vợ không bị cưỡng ép theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Thông thường vấn đề tôn giáo được các bên giải quyết trước khi kết hôn. Nhưng trong quá trình chung sống họ hoàn toàn có thể thay đổi tín ngưỡng, tôn giáo. Người vợ có quyền thực hiện các sinh hoạt tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, không được gây mất trật tự trong sinh hoạt gia đình.

Bảo vệ quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội

Điều 23 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội" [42]. Như vậy, Luật HN&GĐ hiện hành đã ghi nhận quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của người phụ nữ. Việc tự chọn nghề nghiệp của người phụ nữ là tự do, do người phụ nữ tự quyết định, người chồng chỉ có thể tham gia ý kiến về việc lựa chọn của người phụ nữ.

Bảo vệ quyền được đại diện giữa vợ và chồng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014 thì "vợ chồng có quyền ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch mà

theo quy định của Luật này, BLDS và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng" [42]. Khoản 3 quy định:

Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ tường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan [42].

Quyền đại diện trong gia đình là bình đẳng không được phân biệt. Cụ thể hơn theo Khoản 1 Điều 62 BLDS năm 2005 thì "trong trường hợp người vợ mất năng lực hành vi dân sự thì người chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ" [35].

Ví dụ, đơn giản là trường hợp người chồng bị tai nạn giao thông, bất tỉnh và phải mổ gấp do mất nhiều máu đồng thời phải cắt bỏ một cánh tay đã bị dập nát. Khi đó người thân thích mà thường là người vợ sẽ ký xác nhận đồng ý việc mổ và cắt bỏ phần thân thể bị dập nát của người chồng. Ngoài ra, khi người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, thì việc công bố, sử dụng thông tin, tài liệu của người chồng phải được sự cho phép của người vợ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2.1.2.3. Bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ

Quyền làm mẹ là quyền thiêng liêng và cao quý của người phụ nữ. Quyền đó trước hết xuất phát từ chức năng sinh học tự nhiên của người phụ nữ mà không ai có thể thay đổi được. Nhờ có chức năng cao quý đó của người phụ nữ mà thế giới luôn tồn tại, phát triển và đổi mới. Vì lẽ đó mà vai trò của người mẹ luôn được thừa nhận và tôn trọng.

Quyền làm mẹ của người phụ nữ Việt Nam đã được quy định, bảo vệ bằng các quy định cụ thể của pháp luật và các quy định đó ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp với đời sống xã hội, nhằm bảo đảm có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người phụ nữ.

Quyền làm mẹ của người phụ nữ được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bênh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ" [39]. Trên cơ sở của Hiến pháp, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tại Khoản 4 Điều 2 như sau: "Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình" [42]. Quyền làm mẹ được thể hiện trong thực tế đời sống xã hội và theo Luật HN&GĐ bằng các phương thức cơ bản sau đây:

Quyền sinh con

Quyền sinh con là quyền của người phụ nữ được tự mình thụ thai, mang thai và sinh con. Quyền này gắn liền với chức năng sinh học tự nhiên của người phụ nữ mà không ai có thể thay thế được. Quyền này được thừa nhận và đảm bảo thực hiện thông qua các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 tại Mục 2 Chương V về xác định cha, mẹ con. Trong những trường hợp đặc biệt quyền sinh con của người phụ nữ còn được đảm bảo thực hiện bằng các phương pháp khoa học được pháp luật công nhận.

Quyền sinh con chỉ có thể thực hiện được khi người phụ nữ có thể thụ thai nuôi dưỡng thai nhi. Theo quy định của pháp luật và căn cứ vào thực tiễn hiện nay, người phụ nữ quyền làm mẹ thông qua bốn cách sau:

- Cách thứ nhất: thụ thai thông thường thông qua quan hệ sinh lý với một người khác giới tính (như quan hệ vợ chồng…)

- Cách thứ hai: Thụ tinh nhân tạo, thủ thuật là bơm tinh trùng của người cho tinh trùng vào tử cung của người có nhu cầu sinh con để tạo phôi;

- Cách thứ 3: Thụ tinh trong ống nghiệm, là sự kết hợp của noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi

- Cách thứ 4: Mang thai vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023