Đặc Điểm Của Phụ Nữ Người Dao 15 - 49 Tuổi Có Chồng Tại 2 Xã Nghiên Cứu Năm 2009

41


Bảng 3.2. Đặc điểm của phụ nữ người Dao 15 - 49 tuổi có chồng tại 2 xã nghiên cứu năm 2009

Đặc điểm của phụ nữ người Dao Số lượng %

(n = 329)

Nhóm tuổi của phụ nữ người Dao

15 – 19 40 12,2

20 – 29 113 34,3

30 – 39 110 33,4

40 – 49 66 20,1

Mean = 30,67


Trình độ học vấn


Mù chữ

65

19,8

Biết đọc, biết viết

53

16,1

Tiểu học

126

38,3

Trung học cơ sở

68

20,7

Trung học phổ thông

16

4,9

Cao đẳng, đại học

1

0,3

Nghề nghiệp của phụ nữ Dao



Làm ruộng, nương

321

97,6

Công chức

2

0,6

Khác

6

1,8

Nghề nghiệp của chồng



Làm ruộng, nương

326

99,1

Công chức

1

0,3

Khác

2

0,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người Dao về khía cạnh văn hóa - xã hội tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn - 6


Nhận xét:

Trình độ học vấn của phụ nữ người Dao thấp, trong đó học hết tiểu học 38,3%, chỉ có 4,9% học hết trung học phổ thông. Tỷ lệ mù chữ, biết đọc biết viết 19,8% và 16,1%. Nghề nghiệp chủ yếu của phụ nữ người Dao và chồng của họ là làm ruộng (97,6% và 99,1%).

42


Bảng 3.3. Đặc điểm về nhân khẩu của người Dao tại 2 xã nghiên cứu

%

Nhân khẩu Số lượng

(n = 329)


Số người trong gia đình



≤ 4 người

159

48,3

Từ 5 người trở lên

170

51,7

Số thế hệ trong gia đình



1 thế hệ

3

0,9

2 thế hệ

210

63,8

3 thế hệ

107

32,5

4 thế hệ

9

2,7


Nhận xét:

Qui mô gia đình người Dao chủ yếu là qui mô nhỏ có 2 thế hệ cùng chung sống (63,8%). Bên cạnh đó, gần 1/3 số gia đình có 3 thế hệ cùng chung sống (32,5%) và có số thành viên trong gia đình đông từ 5 người trở lên (51,7%). Tỷ lệ gia đình có 4 thế hệ ăn chung mâm ở chung nhà thấp ( 2,7%).

Bảng 3.4. Đặc điểm nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, chuồng gia súc của người Dao tại 2 xã nghiên cứu

Số lượng

Kiên cố

6

1,8

Bán kiên cố

124

37,7

Nhà tạm

199

60,5

Nhà ở, nguồn nước, chuồng gia súc Loại nhà ở

%

(n = 329)


Nguồn nước sinh hoạt


Nước suối

178

54,1

Nước mưa

54

16,41

Nước giếng

19

5,78

Nước máng lần

78

23,71

Chuồng gia súc



Cách nhà ở ≤ 10 m

198

60,18

Cách nhà ở > 10 m

131

39,82

43


Nhận xét:

Kết quả Bảng 3.4 và kết quả quan sát (ảnh chụp phần phụ lục). cho thấy:

- Mỗi bản của người Dao có từ 5 đến 7 nóc nhà, thường cách biệt với người dân tộc khác. Nhà ở chủ yếu là nhà tạm (60,5%) và nhà bán kiên cố (37,7%). Nhà có đặc điểm: thấp, không có cửa sổ, thiếu ánh sáng, không thông thoáng.

- Nước suối là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người Dao (54,1%), nước máng lần và nước mưa được dùng để nấu ăn (23,71% và 16,41% ), rất ít hộ gia đình có giếng khoan, giếng đào (5,78%).

- Phần lớn chuồng gia súc còn để gần nhà nên rất mất vệ sinh, không có rãnh thoát nước thải, không có chỗ ủ phân.


Bảng 3.5. Đặc điểm tài sản trong gia đình người Dao



Tài sản

Có tài sản

(n = 329)


Số lượng

%

Xe máy

266

80,85

Ti vi

253

76,89

Đài

59

17,93

Máy cày

9

2,73

Điện thoại

54

16,41


Nhận xét:

Phần lớn mỗi hộ gia đình người Dao đều có xe máy (80,85%) và tivi (76,89%) nhưng số hộ có đài và điện thoại chiếm tỷ lệ thấp (17,93% và 16,41%).

44


Bảng 3.6. Đặc điểm về khoảng cách, thời gian và phương tiện từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất


%

Biến số Số lượng

(n = 329)

Khoảng cách từ nhà đến TYT


≤ 5 km



94

28,6

Từ 6 đến 10 km



197

59,9

Từ 10 km trở lên

Min = 2


Max = 30


Mean

38

= 7,84

11,6


Thời gian từ nhà đến TYT bằng phương tiện thông thường


Dưới 60 phút

78

23,71

Từ 60 phút trở lên

251

76,29


Phương tiện


Đi bộ

76

23,1

Xe đạp

45

13,7

Xe máy

197

59,9

Khác

11

3,3


Nhận xét:

Kết quả Bảng 3.6, ảnh chụp đường giao thông liên thôn và liên xã (phần phụ lục) và kết quả phương pháp vẽ bản đồ. cho thấy:

- Khoảng cách trung bình từ nhà đến trạm y tế là 7,84 km. Phần lớn các hộ gia đình ở cách xa trạm từ 6 đến 10 km (59,9%). Trong đó, có tới 11,6% số hộ gia đình ở cách xa trạm từ 10 km trở lên do người Dao cư trú chủ yếu tại các vùng núi cao, hiểm trở. Đa số các hộ gia đình phải mất hơn 1 giờ đồng hồ mới đến được trạm y tế gần nhất bằng phương tiện thông thường (76,29%). Phương tiện đi lại chính là xe máy (59,9%) và đi bộ (23,1%).

45


- Đường giao thông liên thôn và liên xã đến trạm y tế tại 2 xã nghiên cứu chủ yếu là đường đất, đường mòn, đi qua nhiều khe suối, cầu treo, sườn đồi hiểm trở, nhiều nhà dân tuy ở cách trạm vài kilômét nhưng cũng phải đi bộ hàng giờ đồng hồ mới đến được trạm y tế xã. So sánh bản đồ địa lý xã Đôn Phong và xã Dương Phong dễ dàng nhận thấy đường đến TYT xã Đôn Phong khó khăn hơn nhiều, có nhiều đoạn đường người dân chỉ có thể đi bộ, lội suối mới đến được trạm y tế.

* Kết quả phỏng vấn sâu

Cuộc phỏng vấn với Ông Bàn Văn K, 60 tuổi (Thầy cúng, bản Chiêng, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) nhằm tìm hiểu quan niệm của người Dao về sức khoẻ, bệnh tật, vai trò của Thầy cúng trong đời sống tâm linh của người Dao, một số phong tục liên quan đến sinh đẻ của phụ nữ người Dao và nghi lễ mà người Dao thường làm đối với phụ nữ khi có thai và khi sinh đẻ. Ông K cho biết:

... Bói và cúng là không thể thiếu được, nhà nào có việc gì lớn bé đều phải nhờ thầy. Thầy cúng là những người đã được “cấp sắc”, có uy tín với cộng đồng, đây là nét khác biệt của dân tộc Dao với dân tộc khác. Chỉ có người Dao mới có tục “cấp sắc”. Người Dao quan niệm bệnh là do ma làm. Có 24 con ma được xếp thành 3 nhóm gồm ma gia đình, ma trên trời và ma dưới đất. Có ma lành và ma dữ. Ma lành như ma tổ tiên (Thái chông phú mũ ca xiêm), ma trưởng họ bộ tộc (ca dằng húa)..., ma dữ như ma nước (Diêm lóc đại guồng, diêm lóc đại hàn), ma đói (Thiên xeng lười chú công lười chú mỷ)... Ma lành phải thờ cúng để ma còn về giúp, ma dữ phải cúng để đuổi đi. Khi ốm đau, tuỳ mức độ bệnh mà có cúng hay không, nếu bệnh nặng thường là phải cúng, bệnh nhẹ thì có thể cúng có thể không. Đối với phụ nữ khi sinh đẻ thì Thầy cúng cũng kiêng không đến nhà có sản phụ vì lo “vía bẩn” của sản phụ sẽ làm hại đến bùa phép linh thiêng. Nếu tự đẻ ở nhà thì chỉ có người nhà giúp...

Để tìm hiểu một số phong tục, tập quán khi sinh đẻ của phụ nữ người Dao trước kia và hiện nay, cách chăm sóc sức khoẻ khi có thai và khi sinh đẻ, tên các loại cây thuốc trong bài thuốc tắm của người Dao sử dụng cho phụ nữ sau đẻ và cách tắm thuốc, chúng tôi đã tiến hành cuộc phỏng vấn với bà Bàn

46


Thị K, trưởng thôn (thôn Khuổi Cò, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) và chụp lại các cây được dùng trong bài thuốc tắm, bà K cho biết:

... Ngày xưa thì khổ lắm, thường tự đẻ ở nhà, chỉ có chồng và mẹ giúp. Đẻ nhiều nhưng chết con nhiều, rất khó nuôi. Bây giờ người Dao tiến bộ hơn nhiều. Hàng tháng có CBYT đi tuyên truyền cho bà con về phòng bệnh, tiêm phòng, khám thai... Có đội đặt vòng lưu động đi vận động sinh đẻ có kế hoạch. Phụ nữ Dao bây giờ đẻ tại nhà ít hơn trước đây nhưng vẫn còn, nếu đẻ con đầu lòng thì họ thường đến bệnh viện hoặc trạm y tế, nếu lần đầu đẻ dễ thì lần sau họ hay đẻ tại nhà. Phụ nữ sau đẻ được gia đình cho tắm bằng thuốc Mán. Bài thuốc được những người đi trước truyền lại cho người đi sau, thường do phụ nữ đi lấy cũng có khi do người mẹ hoặc chồng đi lấy. Bài thuốc tắm của người Dao rất tốt, có tác dụng nhanh phục hồi sức khoẻ, các dân tộc xung quanh cũng hay đến nhờ người Dao lấy thuốc cho. Bài thuốc thường có 9 loại cây: Cây Chày Coòng Xieng, Vồng Xỉnh Puông, Địa Chùn, Đìa Sản, Giào Kia Mia, Sìn Pầu, Qù Tẩy Huây, Puồng Huây, Giào Mia. Trước khi tắm, lá cây thuốc được rửa sạch, sau đó đun sôi kỹ, đổ ra thùng gỗ hoặc chậu thau cho nguội bớt rồi tắm, không được pha thêm nước lã vào. Khi tắm, phải vuốt nước thuốc dọc theo tay, chân lần lượt bên trái rồi bên phải, sau đó đến đầu, ngực, lưng và bụng. Khi tắm phần bụng phải nín hơi và vuốt ngược từ dưới lên để sau này không bị sổ bụng. Khi tắm ngồi phải khép chân thật chặt để sau này không bị sa dạ con. Một nồi nước tắm được 3 lần, thường chỉ cần tắm 3 nồi là đủ. Nước tắm cho con được đun riêng, trẻ con bị vàng da phải được hái lá thuốc riêng trị vàng da...

... Phụ nữ sau khi đẻ được ăn cơm nóng với thịt gà nấu gừng hoặc thịt lợn để có nhiều sữa cho con bú. Phụ nữ Dao có thói quen nuôi con bằng sữa mẹ nhưng cũng hay cho con ăn dặm sớm, khoảng 3 – 4 tháng là cho con ăn thêm vì người mẹ phải đi làm nương hoặc đi lấy măng...

* Kết quả “life story”

Tìm hiểu về kiêng khem của phụ nữ khi có thai, sau khi đẻ và các nghi lễ có liên quan, qua câu chuyện kể của chị Triệu Thị H (thôn Khuổi Cò, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) thu được kết quả: “... em sinh

47


con đầu lòng, là con trai. Hiện tại nó được 16 tháng rồi. Lúc có thai, em được vận động đi khám thai đầy đủ. Em đẻ con ở bệnh viện tỉnh vì không dám đẻ ở trạm. Khi con em được 1 tuần gia đình có làm lễ đặt tên cúng cơm. Lễ cũng đơn giản thôi, một mâm gồm xôi, gà, rượu, thịt lợn... Khi cháu được một tháng tuổi thì làm đầy tháng, mời anh em trong gia đình đến ăn cơm, uống rượu. Cháu được 1 tuổi thì làm sinh nhật giống người Kinh, mua bánh kẹo về. Phụ nữ sau khi đẻ xong thì kiêng ra mưa, nắng, kiêng vác nặng... khoảng 1 tháng. Cả mẹ và con được tắm bằng lá thuốc dân tộc trong 1 tháng thì thôi. Khi trong nhà có người ốm nặng thường thì đưa đi viện nhưng ở nhà vẫn mời Thầy đến cúng. Nếu ốm nhẹ thì hay dùng thuốc nam để chữa bệnh như búp ổi, cỏ nhọ nồi, lá tía tô..., không đỡ thì tự mua thuốc tây, nếu vẫn không đỡ thì mới đến trạm. Nhà nào cũng hay có thuốc dự trữ như clo-rô-xít (Clorocid), a- mô (amoxicillin), ăm-pi (ampicillin), pa-ra (paracetamol)...”

Nhận xét:

Kết quả phỏng vấn sâu và “Life story” về một số nét văn hoá liên quan đến sức khoẻ của người Dao nói chung và của phụ nữ người Dao khi mang thai và sinh đẻ nói riêng cho thấy đời sống tâm linh của người Dao hết sức phong phú, với quan niệm bệnh là do ma làm cho nên người Dao rất coi trọng việc cúng bái, cúng ma lành (là ma tổ tiên) để ma lành phù hộ, cúng ma ác (ma sông, ma rừng...) để đuổi ma ác đi không gây bệnh cho người dân. Khi bị bệnh, nhất là bệnh nặng, người Dao vừa cúng ở nhà, vừa đến cơ sở y tế. Phụ nữ người Dao khi sinh đẻ được chăm sóc bằng thuốc dân tộc, điển hình là bài lá tắm cho người đẻ được người Dao lưu truyền từ đời này sang đời khác, có tác dụng phục hồi sức khoẻ và không những được cộng đồng người Dao tin tưởng sử dụng mà còn được các dân tộc khác sử dụng theo. Tuy nhiên, người Dao có thói quen dự trữ thuốc Tây ở nhà – đây là một thói quen cần được thay đổi vì nếu bảo quản không tốt thuốc dễ bị hỏng hoặc hết hạn sử dụng sẽ gây tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, người Dao khi bị bệnh hay dùng thuốc nam trước hoặc tự mua thuốc tây chữa bệnh, nếu không khỏi mới đến cơ sở y tế.

48


3.2. Thực trạng cung cấp dịch vụ y tế tại tuyến y tế cơ sở

Bảng 3.7. Nhân lực của 17 trạm y tế thuộc huyện Bạch Thông năm 2009 Nhân lực Số lượng %

Tổng số CBYTcủa 17 trạm y tế

65


100

Tỷ lệ xã có bác sỹ

8


47,05

Tỷ lệ xã có nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi

10


58,82

Y sỹ đa khoa

19


29,23

Điều dưỡng

23


35,38

Dược tá

1


1,54

Lương y

4


6,15

Y tế thôn bản/tổng số bản

148/148


100

Cộng tác viên dân số/ tổng số bản

94/148


63,51

Cán bộ y tế/1000 dân


1,15


Nữ hộ sinh/phụ nữ 15 - 49 tuổi


0,6


Trung bình cán bộ y tế/trạm y tế


3,82



Nhận xét:


- Bình quân số lượng cán bộ y tế của các trạm y tế xã là 3,82 người/trạm. Số cán bộ y tế phục vụ cho 1000 dân là 1,15 người. Tỷ lệ nữ hộ sinh/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 0,6. Mạng lưới y tế thôn bản phủ kín các thôn đạt 100%. Cộng tác viên dân số bao phủ được 2/3 số thôn (63,51%).

- Nhóm đối tượng: Tỷ lệ xã có bác sỹ thấp (47,05%), tỷ lệ xã có nữ hộ sinh thấp (58,82%). Số y sỹ đa khoa chiếm tỷ lệ 29,23%; điều dưỡng chiếm 35,38% trong số cán bộ y tế tại huyện. Trong 17 trạm y tế xã chỉ có 1 dược sỹ sơ cấp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022