Giai Đoạn Từ 1986 Đến Trước Ngày Ban Hành Bộ Luật Lao Động Năm 1994

khuyết tật hiện nay được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau trong đó có: Bộ luật Lao động 2012, Luật người khuyết tật 2010, Luật Việc làm 2013, Luật Dạy nghề 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành… Tuy nhiên, luận văn tập trung nghiên cứu quá trình hình thành của các chế định về bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của pháp luật lao động Việt Nam, có thể chia thành hai giai đoạn:

2.1.1. Giai đoạn trước khi có Bộ luật lao động

2.1.1.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1954

Những năm đầu của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ, cùng với sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm rất sớm đến vấn đề quyền của người khuyết tật. Bản Hiến pháp năm 1946 đã quy định: Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ [59, Điều 7, Điều 14]. Cụ thể các quy định trong Hiến pháp, các Sắc lệnh và các Nghị định đã quy định chi tiết hơn cho các đối tượng. Sắc lệnh số 20 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 16 tháng 2 năm 1947 quy định hưu bổng thương tật được căn cứ vào tật bệnh nặng hay nhẹ. Số tiền hưu bổng thương tật theo độ tật bệnh và theo chức vụ (binh và sỹ; úy và tá; tướng). Bệnh tật xếp thành các độ, từ 5% đến 100%, độ trên cách độ dưới 5%. Nghị định hướng dẫn thi hành số 49/TB- QĐ-TC (19/11/1948) của Liên Bộ Thương binh – Quốc phòng và tài chính quy định tiêu chuẩn thương tật được xếp theo các mức độ từ 5% - 100%. Đến Sắc lệnh số 242 ngày 12 tháng 10 năm 1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc sửa đổi, bổ sung sắc lệnh số 20 ngày 16 tháng 2 năm 1947, một số điểm đã được sửa đổi, bổ sung như: bổ sung tên gọi là thương binh và chế độ hưởng lương hưu thương tật…

2.1.1.2. Giai đoạn từ 1955 đến 1985

Trong bối cảnh của một nền kinh tế kế hoạch hóa đến cao độ và có chiến tranh kéo dài, ác liệt nên vào thập kỷ 60, 70, vấn đề quyền của người khuyết tật hầu như không được đặt ra một cách trực tiếp. Hơn nữa, trong thời gian này, Việt Nam chưa tham gia sinh hoạt trong nhiều tổ chức quốc tế trên phạm vi thế giới và khu

vực nên vấn đề quyền của người khuyết tật khi tham gia lao động chưa phải là một vấn đề được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tháng 1 năm 1955, thương binh được chuyển sang tiêu chuẩn thương tật 6 hạng. Tiêu chuẩn này được quy định bằng Nghị định số 18 ngày 17/11/1954 của Liên Bộ Thương binh, Y tế, Quốc phòng và Tài chính. Sang đến thời kỳ 1964 đến 1985 đối tượng hưởng chính sách này không chỉ nguyên quân nhân bị thương mà còn bao hàm cả đối tượng hưởng chính sách như thương binh thể hiện tập trung ở các văn bản: Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ quan nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964, Nghị định 111/CP ngày 20/7/1967 của Hội đồng Chính phủ, Nghị định 08/NĐ-1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Một số văn bản cấp Bộ ban hành như: danh mục những nghề dành cho người tàn tật (Quyết định 92 Bộ Lao động tháng 6/1975), chế độ học bổng, học phí đối với thương bệnh binh, người tàn tật, quy định chế độ phụ cấp tạm thời, trợ cấp khó khăn… Trong quá trình thực hiện chế độ đối với thương binh đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp với tình hình mới. Do vậy, kế thừa những tiêu chuẩn mới làm cơ sở cho việc xác định tính chất thương tật, ngày 18/9/1985 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 236/HĐBT về việc bổ sung một số chế định, chính sách về thương binh và xã hội. Ngoài ra, Chính phủ còn quy định cho lao động tàn tật được đào tạo nghề miễn phí và có học bổng; đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị để thành lập một số trưởng dạy nghề và cơ sở sản xuất dành riêng cho người tàn tật; miễn giảm một số loại thuế cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có tối thiểu 51% lao động là người tàn tật.

Hiếp pháp 1959 quy định:

Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền làm việc. Nhà nước dựa vào sự phát triển có kế hoạch của nền kinh tế quốc dân, dần dần mở rộng công việc làm, cải thiện điều kiện lao động và lương bổng, để đảm bảo cho công dân được hưởng quyền đó [60, Điều 30] hay Người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động. Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để đảm bảo cho người lao động được hưởng quyền đó [60, Điều 32].

Vào đầu thập kỷ 80, vấn đề lao động được xã hội quan tâm, bởi lẽ, đây là thời kỳ cả nước bước vào xây dựng phát triển kinh tế, đưa Việt Nam tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp 1980 quy định:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Lao động là cơ sở để phát triển kinh tế quốc dân và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Lao động là nghĩa vụ và vinh dự của người công dân [61, Điều 21]; Lao động là quyền, nghĩa vụ và vinh dự hàng đầu của công dân. Công dân có quyền có việc làm. Người có sức lao động phải lao động theo quy định của pháp luật. Nhà nước dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa mà tạo thêm việc làm, sắp xếp công việc căn cứ vào năng lực, nguyện vọng cá nhân và yêu cầu của xã hội, nâng cao trình độ nghề nghiệp, bồi dưỡng sức lao động, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc của lao động chân tay và lao động trí óc. Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện các chế độ nhằm đề phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp [61, Điều 58]. Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh và gia đình liệt sĩ, tạo điều kiện cho thương binh phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khỏe và có cuộc sống ổn định [61, Điều 74].

2.1.1.3. Giai đoạn từ 1986 đến trước ngày ban hành Bộ luật lao động năm 1994

Bảo vệ quyền của người khuyết tật trong pháp luật lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 7

Vào đầu thập kỉ 90, trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề quyền của người khuyết tật trong lao động mới được đề cập trong một số văn bản, đó là: Pháp lệnh về bảo hộ lao động (10/9/1991); Nghị định số 233/HĐBT (22/6/1990) ban hành Quy chế lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hiến pháp 1992 quy định:

Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động [62, Điều 55] và Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khỏe và có đời sống ổn định.

Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc. Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ [62, Điều 67].

Như vậy, xuyên suốt các quy định của Hiến pháp đều khẳng định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mặc dù không có những quy định cụ thể về quyền của người khuyết tật, nhưng có thể hiểu người khuyết tật cũng được bình đẳng với mọi công dân khác trong tất cả các mặt sinh hoạt, chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình, trong đó có quyền được lao động, được làm việc, cống hiến cho xã hội.

Tóm lại, trong giai đoạn này, ngay từ những năm mới thành lập, Nhà nước đã chú ý đến việc ban hành quy định riêng phù hợp với người khuyết tật, tuy nhiên các chính sách này chỉ dành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung của người khuyết tật và mới chỉ tập trung ở đối tượng là thương binh. Các cơ sở quy mô nhỏ (dưới 10 người) chưa được chú ý tới trong các chính sách này, do đó hạn chế rất nhiều việc phát huy hiệu quả của chính sách cũng như vai trò của Chính phủ trong lĩnh vực tạo cơ hội cho người khuyết tật có việc làm. Việc bảo vệ quyền của người khuyết tật trong quan hệ lao động cũng không được quy định cụ thể, rõ ràng trong một văn bản pháp luật cụ thể nào.

2.1.2. Giai đoạn từ khi có Bộ luật lao động đến nay

Đây là giai đoạn quan trọng nhất có tính chất đánh dấu cho sự phát triển của pháp luật dành cho người khuyết tật. Ngày 29/5/1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công, tiếp theo ngày 29/5/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh đã quy định rõ chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh và người có hưởng chính sách như thương binh. Tất cả những vấn đề cơ bản nêu trên đều tập trung vào các đối tượng bị tàn tật do chiến tranh, còn những đối tượng bị tàn tật do nguyên nhân khác vẫn chưa được quy định cụ thể.

Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 23 tháng 6 năm 1994 là văn bản đầu tiên quy định chung quyền của người lao động là

người khuyết tật. Đây là lần đầu tiên nước ta có Bộ luật lao động hoàn chỉnh để thể chế hóa quan điểm, đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản Việt Nam, cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992 về các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền của người khuyết tật trong lĩnh vực lao động, sử dụng và quản lý lao động.

Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [8, tr.2].

Bộ luật này được áp dụng cho mọi người lao động và mọi tổ chức có sử dụng người lao động thông qua hợp đồng lao động ở mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức sở hữu. Bộ luật này cũng áp dụng đối với người học nghề, người giúp việc trong gia đình và những loại hình lao động đặc thù. Bộ luật đã có 1 mục riêng (mục

III) trong chương XI quy định một số điều đối với lao động là người tàn tật, từ điều 125 đến Điều 128. Bộ luật lao động quy định:

Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật và khuyến khích thu nhận, tạo việc làm cho người tàn tật. Hằng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp người tàn tật phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động, học nghề và có chính sách cho vay lãi suất thấp để người tàn tật tự tạo việc làm và tự ổn định đời sống… [63, Điều 125, Khoản 1].

Những quy định trong Bộ luật lao động đối với lao động tàn tật đã được cụ thể hóa và hướng dẫn trong các văn bản pháp luật như: Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật

lao động về lao động là người tàn tật; Thông tư liên tịch số 01/1998/TT-LT BLĐTBXH-BKHĐT ngày 31 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về lao động tàn tật; Thông tư số 23TC/TCT ngày 26 tháng 4 năm 1996 hướng dẫn thủ tục miễn thuế đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật; Nghị định số 116/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 4 năm 2004 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật; Thông tư liên tịch số 19/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật.

Các văn bản pháp luật này quy định cụ thể hơn về quyền làm việc của người khuyết tật, các quyền được phục hồi sức khỏe và chức năng lao động, được học nghề và được vay vốn lãi suất thấp, xây dựng quỹ việc làm dành riêng cho người tàn tật ở các địa phương, cách lập quỹ, sử dụng và quản lý quỹ việc làm dành cho người khuyết tật; chế độ đối với lao động khuyết tật; chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên lao động khuyết tật và người sử dụng lao động.

Ngoài ra, còn một số văn bản về người khuyết tật trong đó có một số quy định liên quan đến chế độ dành cho lao động khuyết tật. Đó là Pháp lệnh về người tàn tật được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 8/8/1998. Pháp lệnh ra đời nhằm bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho người tàn tật phát huy khả năng của mình nhằm ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Việc ban hành Pháp lệnh là bước cụ thể hóa chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với người khuyết tật, đồng thời thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Pháp lệnh vẫn sử dụng thuật ngữ người tàn tật để chỉ nhóm đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Pháp lệnh đưa ra khái niệm người tàn tật một cách rõ ràng và được sử dụng thống nhất trong cả nước. Đối với người tàn tật bị thương trong chiến tranh còn được hưởng thêm chính sách ưu đãi riêng. Riêng đối với người tàn tật còn sức khỏe

có khả năng lao động và có nhu cầu học nghề, Pháp lệnh về người tàn tật dành chương IV để quy định học nghề và việc làm đối với người tàn tật, gồm 6 điều từ Điều 18 đến Điều 23 của Pháp lệnh. Theo quy định này, người tàn tật được tạo điều kiện giúp đỡ, được xét giảm hoặc miễn các khoản đóng góp, được hưởng trợ cấp xã hội và được xét cấp học bổng theo chế độ hoặc theo học tại các trường dành riêng cho người tàn tật, được trợ giúp về dụng cụ phương tiện chuyên dùng. Những cơ sở dạy nghề hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh. Chính vì vậy, quyền lợi của người tàn tật trong doanh nghiệp có điều kiện để được đảm bảo.

Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về người tàn tật, có các văn bản sau: Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật, trong đó có quy định dẫn chiếu sang Nghị định hướng dẫn Bộ luật lao động: “Lao động và việc làm của người tàn tật, thực hiện theo Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật” [20, Điều 12]; Thông tư số 13/2000/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ngày 12 tháng 5 năm 2000 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 55/1999/NĐ- CP nói trên; Thông tư liên tịch số 13/1999/TTLT – BLĐTBXH – BTC – BKHĐT của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ tài chính và Bộ kế hoạch Đầu tư ngày 8 tháng 5 năm 1999 về việc hướng dẫn cho vay Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và lập quỹ giải quyết việc làm địa phương.

Bên cạnh các quy định này, Chính phủ còn có các quy định về chính sách cứu trợ xã hội như Nghị định của Chính phủ số 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 về chính sách cứu trợ xã hội, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (Nghị định này thay thế Nghị định số 07/2000/NĐ-CP nói trên).

Sau nhiều năm thi hành, các quy định của pháp luật liên quan đến người khuyết tật đã tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thiết lập quan hệ lao động tôn trọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhóm người yếu thế trong xã hội. Tuy

nhiên, tình hình kinh tế, chính trị và mọi mặt của xã hội dần thay đổi, đòi hỏi phải sửa đổi các quy định của pháp luật cho phù hợp hơn với thực tiễn. Bộ luật lao động đã trải qua 3 lần sửa đổi, bổ sung (2002, 2006, 2007) nhưng mới chỉ là sửa đổi, bổ sung từng chương, mục, điều cụ thể, trong đó chương về người lao động tàn tật không hề có sự thay đổi nào. Chỉ đến khi Luật người khuyết tật được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 ra đời, vị trí của họ mới thật sự có sự thay đổi rõ rệt. Lần đầu tiên, thuật ngữ người khuyết tật được dùng thay thế cho người tàn tật trong một văn bản có giá trị pháp lý cao, thể hiện bước tiến lớn trong nhận thức của Nhà nước và xã hội về vị trí và vai trò của nhóm người yếu thế trong xã hội. Quyền và lợi ích của người khuyết tật được quy định một cách đầy đủ và có hệ thống, trong đó dành hẳn chương V để qui định về dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật. Những quy định này đã tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ quyền của người khuyết tật trong lĩnh vực lao động, góp phần tạo động lực cho sản xuất, kinh doanh, giúp ổn định thị trường lao động nói riêng và xã hội nói chung. Theo sau đó, Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013 cũng sử dụng thuật ngữ người khuyết tật thay thế cho thuật ngữ người tàn tật và dành hẳn mục 4, chương XI để quy định về quyền của người khuyết tật trong quan hệ lao động. Điều này thể hiện sự thống nhất trong các văn bản luật, cũng để khẳng định vị trí và vai trò của một bộ phận không nhỏ nguồn lực lao động trong xã hội, giúp họ phát huy hết khả năng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Do đó, quyền lợi của họ cần được bảo vệ.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 cũng có quy định tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho việc bảo vệ các quyền của người khuyết tật. Theo đó, Hiến pháp quy định:

Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân được thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác [72, Điều 59, Khoản 2]; Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và vùng có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022